Tăng cường lực lượng chức năng tại các điểm nguy cơ ùn tắc giao thông
Nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại các tuyến cửa ngõ, đường xuyên tâm, nhất là tại khu vực cảng Cát Lái và sân bay Tân Sơn Nhất, UBND TP đã giao Công an TP giải quyết nhu cầu nâng cấp, đổi mới phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông của các lực lượng chức năng trên toàn địa bàn TP.
Tăng cường lực lượng chức năng tại các điểm nguy cơ ùn tắc giao thông. (Ảnh minh họa)
Sở Giao thông vận tải được giao thực hiện thí điểm phương án hạn chế lưu thông đối với các loại xe ô tô vận tải hàng hóa vào ban ngày tại một số tuyến đường, khu vực; tăng cường lực lượng chức năng tại các điểm nguy cơ ùn tắc giao thông, nhất là các điểm thường xuyên tập trung đông người như bệnh viện, trường học, chợ, trung tâm thương mại; sớm khởi công các công trình bãi đậu xe ngầm tại công viên Lê Văn Tám và bãi đậu xe ngầm kết hợp thương mại – dịch vụ tại sân khấu Trống Đồng; tổ chức lại các tuyến xe khách liên tỉnh trong cự ly 100km-120km theo mô hình quản lý phù hợp; đẩy nhanh việc kết nối đồng bộ hệ thống các camera, bảng thông tin giao thông điện tử trên địa bàn TP về một đầu mối quản lý tập trung; đánh giá lại mô hình thí điểm của loại hình Uber, Grab và kết hợp rà soát lại đề án quy hoạch xe taxi trên địa bàn TP…
UBND TP cũng giao các cơ quan chức năng không giải quyết cấp phép xây dựng cho những công trình cao ốc tập trung đông người trên các trục đường, khu vực chưa đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch được duyệt; lập đồ án quy hoạch dọc theo tuyến sông Sài Gòn trên địa bàn TP (từ huyện Nhà Bè đến huyện Củ Chi).
UBND các quận-huyện có trách nhiệm đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý trật tự lòng đường, vỉa hè; có phương án tổ chức sắp xếp lại lòng đường, vỉa hè tại những nơi tập trung đông người như bệnh viện, trường học, chợ, trung tâm thương mại; tăng cường kiểm tra, xử lý trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc còn lơ là hoặc có biểu hiện tiêu cực trong công tác quản lý, để xảy ra tình trạng lấn chiếm trái phép lòng đường, vỉa hè, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và mỹ quan đô thị.
Video đang HOT
Ngoài ra, UBND TP cũng yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng tái lấn chiếm đã xảy ra trên một số tuyến đường: Phạm Ngũ Lão – quận 1; Hoàng Sa, Trường Sa- quận 3; Nguyễn Trãi – quận 5; Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Lương, Mai Văn Vĩnh – quận 7; Quốc lộ 50, Tùng Thiện Vương, Phạm Hùng, Ba Đình, Bùi Minh Trực, Nguyễn Duy, Nguyễn Văn Của, Phạm Thế Hiển – quận 8; Ba Tháng Hai – quận 11; Nguyễn Ảnh Thủ (đoạn từ ngã tư Trung Chánh đến đường Lê Văn Khương), Lê Văn Khương (đoạn từ Quốc lộ 1 đến Cầu Dừa), Nguyễn Văn Quá (đoạn từ đường Trường Chinh đến Quốc lộ 1) – quận 12; Hiệp Bình (đoạn từ đường số 40 đến đường Phạm Văn Đồng), Lê Văn Chí (đoạn từ đường Linh Trung đến đường số 16) – quận Thủ Đức; Quốc lộ 22 (đoạn từ cầu vượt Củ Chi đến đường Nguyễn Văn Hoài) – huyện Củ Chi; Nguyễn Ảnh Thủ (đoạn từ đường Phan Văn Hớn đến đường Tô Ký) – huyện Hóc Môn; Huỳnh Tấn Phát, Lê Văn Lương, Nguyễn Hữu Thọ – huyện Nhà Bè; Rừng Sác, Duyên Hải – huyện Cần Giờ; Quốc lộ 1, Quốc lộ 50, Hương lộ 11, Phạm Hùng, Võ Trần Chí, đường dẫn cao tốc Bình Thuận – Chợ Đệm, Trần Văn Giàu, Nguyễn Hữu Trí – huyện Bình Chánh.
(Theo HCM CityWeb)
Giám đốc Sở Giao thông TP HCM: 'Khó hết ùn tắc ở Tân Sơn Nhất'
Theo ông Bùi Xuân Cường, các công trình giao thông được đầu tư quá chậm nên không thể xử lý triệt để tình trạng ùn tắc ở Tân Sơn Nhất.
Phát biểu tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội TP HCM sáng 28/7, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bùi Xuân Cường nói rằng, phần lớn các điểm ùn tắc (trong 37 điểm) tại thành phố đã được giải quyết nhưng vẫn còn 12 điểm phức tạp, nhất là khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và Cảng Cát Lái.
"Khi đưa vào sử dụng hai cầu vượt trước sân bay ùn tắc có đỡ hơn, song chưa thể giải quyết triệt để tình trạng kẹt xe ở đây", ông Cường nhìn nhận.
Ông Cường phân tích, quy hoạch được duyệt đến năm 2020, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đạt 25 triệu hành khách, một triệu tấn hàng hoá. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm đã có hơn 18 triệu lượt khách qua sân bay, uớc tính đến cuối năm sẽ đạt khoảng 36 triệu.
Cũng theo quy hoạch, thành phố phải đồng bộ đầu tư các công trình giao thông kết nối quanh sân bay mới đáp ứng được sản lượng 25 triệu hành khách mỗi năm. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư các dự án mở đường mới, cải tạo đường cũ (22 dự án) vẫn chưa triển khai được. Riêng tuyến tàu điện ngầm đi qua sân bay phải hoàn thành vào năm 2020 nhưng dự án chỉ đang ở giai đoạn giải phóng mặt bằng.
"Vì vậy, để xử lý triệt để tình trạng ùn tắc ở Tân Sơn Nhất trên lý thuyết là đã không thể, mà chỉ có thể kéo giảm. Hiện, bên trong sân bay được sắp xếp lại, bên ngoài thì đẩy nhanh tiến độ, một số dự án khẩn trương giải phóng mặt bằng - như mở rộng nút giao Lăng Cha Cả", ông Cường nói và cho biết Sở đã tham mưu thành phố kiến nghị Thủ tướng cho cơ chế đặc biệt nhằm làm nhanh các dự án giao thông quanh sân bay.
Trước sân bay Tân Sơn Nhất bị ùn tắc suốt 4 giờ hôm 20/7. Ảnh: Trần Duy.
Về việc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất ùn tắc suốt nhiều giờ hôm 20/7, ông Cường cho hay do cùng thời điểm xảy ra 3 sự cố: Lúc 9h xe buýt chết máy tại vòng xoay Lăng Cha Cả, ùn tắc lan rộng theo thời gian vì chậm xử lý hiện trường. Ngay lúc đó cũng có xe tải hỏng máy trên đường Phan Đình Giót làm cản trở lượng xe vào sân bay, ùn tắc lan rộng ra khu vực Phan Đình Giót - Hoàng Văn Thụ. 15 phút sau xảy ra vụ va chạm giữa taxi và ôtô con trên đường Trường Sơn.
Lực lượng CSGT đã bố trí hàng chục chiến sĩ nhưng không thể kiểm soát được tình hình do mặt đường bị thu hẹp bởi các xe bị hư hỏng, trong khi đó lượng xe rất lớn (trùng với thời điểm các xe tải nhỏ được phép ra vào khu vực sân bay để vận chuyển hàng hóa) đã gây ra ùn tắc nghiêm trọng trên các tuyến đường Bạch Đằng, Trường Sơn, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Giót, Cộng Hòa.
"Sở cùng các đơn vị liên quan đã xây dựng cơ chế để giải quyết nhanh sự cố, tránh ùn tắc lan dây chuyền. Lúc 17h chiều qua, tại cầu vượt Lăng Cha Cả cũng xảy ra 2 sự cố cùng lúc cả trên và dưới cầu. Tuy nhiên, các vụ việc đã được phát hiện và xử lý kịp thời nên chỉ sau 15 phút ùn tắc đã được giải tỏa", ông Cường cho biết.
Không chỉ quá tải trong đường lăn, nhà ga mà các tuyến đường bên ngoài kết nối quanh khu vực sân bay như Trường Sơn, Cộng Hòa, Trường Chinh, Trần Quốc Hoàn... cũng quá tải do mật độ xe quá đông. Tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra ở các tuyến đường này, chỉ cần một vụ tai nạn có thể khiến toàn bộ giao thông quanh sân bay rối loạn.
Mới đây, hôm 20/7, các tuyến đường quanh sân bay đã bị ùn tắc suốt 4 giờ, hàng nghìn ôtô, xe máy phải nhích từng chút một giữa trưa nắng, nhiều hành khách phải xách vali chạy bộ vào sân bay vì sợ trễ.
Hữu Công
Theo VNE
Sửa sai nhanh, cầu vượt 'giải cứu' Tân Sơn Nhất được thi công Nhà thầu thừa nhận lỗi và khắc phục sai phạm nên cơ quan chức năng đồng ý cho thi công trở lại một phần cầu vượt thép. Ngày 22/8, ông Nguyễn Bật Hận, Phó chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải TP HCM ra quyết định cho phép Công ty TNHH MTV 319.3 tiếp tục thi công một phần cầu vượt thép,...