Tăng cường kiểm toán môi trường để phát triển bền vững
Tại phiên họp toàn thể lần thứ nhất Đại hội ASOSAI 14 diễn ra chiều 19/9, “Kiểm toán môi trường” là chủ đề được nhiều đại biểu quan tâm.
Nhằm thúc đẩy kiểm toán hợp tác, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề môi trường và vai trò của cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trong bảo vệ môi trường, tại Đại hội ASOSAI lần thứ 8 diễn ra ở Chiang Mai, Thái Lan vào tháng 10/2000, ASOSAI đã thành lập Nhóm công tác về Kiểm toán môi trường (ASOSAI WGEA).
Mục tiêu của nhóm là phát triển việc nghiên cứu về kiểm toán môi trường, tăng cường mối quan hệ với nhóm công tác về Kiểm toán môi trường của Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI WGEA), tham gia vào các hoạt động quốc tế về kiểm toán môi trường. Tính đến nay, ASOSAI WGEA có 32 SAI (tổ chức kiểm toán tối cao) thành viên, trong đó có Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.
Kể từ Đại hội lần thứ 13 vào tháng 2/2015 đến nay, ASOSAI WGEA đã có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy kiểm toán môi trường ở châu Á.
Phiên họp toàn thể lần thứ nhất Đại hội ASOSAI 14.
Bà Hu Zejun, Chủ tịch ASOSAI WGEA và Tổng Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc cho biết, nhóm công tác đã tổ chức 2 cuộc hội thảo về kiểm toán môi trường.
Cụ thể, tháng 10/2016, 19 SAI châu Á đã thảo luận về chủ đề kiểm toán kết quả thực hiện chính sách môi trường và vai trò của các SAI trong việc thúc đẩy phát triển bền vững quốc gia.
Tiếp đó, tại hội thảo vào tháng 1/2018, các SAI tập trung vào 2 chủ đề: “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong kiểm toán môi trường” và “Đặc trưng của kiểm toán môi trường”. Ngoài ra, nhóm còn tiến hành 2 cuộc điều tra sử dụng bảng hỏi, thu thập một số tài liệu kiểm toán môi trường châu Á.
Video đang HOT
“Đặc biệt, để thúc đẩy sự phát triển của kiểm toán môi trường trong khu vực, tháng 1 năm nay, ASOSAI WGEA đã quyết định thực hiện một cuộc kiểm toán hợp tác về Bảo vệ môi trường nước, với sự tham gia của 10 SAI thành viên và 2 dự án nghiên cứu theo chủ đề ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn trong kiểm toán môi trường và kiểm toán xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường sống ở khu vực nông thôn với sự tham gia của 9 SAI thành viên. Cả 3 dự án này đang trong quá trình thực hiện”, bà Hu Zejun cho hay.
Với tư cách là Chủ tịch của nhóm công tác về kiểm toán môi trường của INTOSAI, ông Moermahadi Soerja Djanegara, Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán Nhà nước Indonesia đánh giá cao việc ASOSAI WGEA lần đầu tiên thực hiện kiểm toán hợp tác về bảo vệ môi trường nước.
“Khi hợp tác cùng nhau, chúng ta sẽ kết hợp được các kỹ năng, cùng học hỏi, chia sẻ và phát triển”, ông Moermahadi Soerja Djanegara nhấn mạnh.
Chia sẻ kinh nghiệm về kiểm toán môi trường, ông Moermahadi Soerja Djanegara cho rằng: “Chúng ta có sức mạnh to lớn về công nghệ nhưng chúng ta cũng cần bộ não của những kiểm toán viên có tay nghề để đưa ra quyết định cuối cùng. Kiểm toán viên cần phải có công cụ và hướng dẫn cụ thể để tự tin thực hiện những cuộc kiểm toán môi trường hiệu quả và có chất lượng cao”.
Bên cạnh đó, ông Moermahadi Soerja Djanegara cũng gợi ý một số vấn đề quan trọng trong kiểm toán môi trường của các SAI thành viên thuộc ASOSAI, bao gồm: việc quản lý tài nguyên nước, quản lý rác thải, quản lý tài nguyên rừng, phòng chống tình trạng ô nhiễm không khí và chuẩn bị hoàn thiện các mục tiêu của chương trình phát triển bền vững của Liên Hợp quốc.
Chia sẻ với báo chí bên lề phiên họp toàn thể lần thứ nhất của ASOSAI 14, bà Hu Zejun, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc nhận xét, chủ đề của ASOSAI năm nay là “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” là rất hay, không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển bền vững của châu Á mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái toàn cầu và sự phát triển bền vững của toàn nhân loại.
Bà Hu Zejun cho biết, Chính phủ Trung Quốc rất chú trọng đến bảo vệ hệ môi trường sinh thái và cơ quan kiểm toán Trung Quốc luôn nỗ lực xây dựng một môi trường kiểm toán để thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững: “Từ năm 1998 chúng tôi đã thành lập cơ quan kiểm toán môi trường và có thể chia sẻ một số vấn đề. Đó là phương thức tổ chức môi trường kiểm toán phải thống nhất đồng bộ trong cả nước, nghĩa là các đơn vị kiểm toán địa phương phải tiến hành đồng bộ từ phương thức tổ chức, thực hiện. Ví dụ năm ngoái, chúng tôi tổ chức một đoàn kiểm toán đi kiểm tra môi trường sinh thái ở lưu vực Trường Giang, chúng tôi đã yêu cầu 11 đơn vị kiểm toán địa phương tham gia và kết quả đạt được khá tốt”.
Theo chia sẻ của bà Hu Zejun, cơ quan kiểm toán Trung Quốc còn ứng dụng công nghệ BIG DATA trong phương thức kiểm toán và nó rất hữu ích: “Chúng tôi đã thành lập một đội phân tích số liệu. Khi có một dự án kiểm toán, sẽ tận dụng tối đa hệ thống thông tin, kĩ thuật vệ tinh viễn thám, cộng hưởng số”.
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc còn xây dựng một hệ thống dự án kiểm toán môi trường để thúc đẩy phổ cập kiểm toán môi trường./.
Chung Thủy
Theo VOV.VN
Mỹ chùn tay trước "đòn" S-400 của Nga
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây vừa cho biết, Mỹ sẽ không tìm cách trừng phạt Ấn Độ về việc nước này mua các hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân của Nga - S-400.
Tên lửa S-400
Ấn Độ đối mặt với nguy cơ phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt phụ của Mỹ vì việc theo đuổi hợp đồng mua S-400 của Nga như một biện pháp răn đe nhằm vào Trung Quốc.
"Nỗ lực của chúng tôi ở đây không phải là để trừng phạt một đối tác chiến lược lớn như Ấn Độ", ông Pompeo cho các phóng viên biết sau các cuộc hội đàm cấp cao với giới lãnh đạo Ấn Độ nhằm thúc đẩy mối quan hệ an ninh và chính trị song phương giữa Washington và New Delhi.
Phát biểu trên của ông Pompeo thể hiện sự thay đổi thái độ của phía Mỹ đối với việc Ấn Độ mua các tên lửa S-400 của Nga.
Hồi cuối tháng 8, một quan chức cấp cao của Mỹ vẫn còn khẳng định nước này không đảm bảo rằng họ sẽ miễn các biện pháp trừng phạt cho Ấn Độ nếu Ấn Độ mua các hệ thống vũ khí và phòng không từ Nga.
Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt toàn diện đối với Nga theo đó bất kỳ nước nào có giao dịch với những khu vực quốc phòng và tình báo của Nga sẽ phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt phụ. Tuy nhiên, một dự luật quốc phòng mới cho phép Tổng thống có quyền miễn các biện pháp trừng phạt cho một nước nào đó vì lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
Lập trường mới được Ngoại trưởng Mỹ đưa ra phù hợp với mong muốn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ông Mattis phản đối việc Mỹ trừng phạt Ấn Độ vì hợp đồng S-400 do lo ngại cho lợi ích của nước Mỹ.
Nga và Ấn Độ từ lâu đã có mối quan hệ đối tác thân thiết đến mức New Delhi từng là đồng minh của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh. Moscow đã cung cấp cho Ấn Độ hơn 60% trong tổng số vũ khí hạng nặng của cường quốc Châu Á. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự nổi lên của Trung Quốc và cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ, Washington và New Delhi đã bắt đầu tăng cường hợp tác song phương. Trên thực tế, mối quan hệ đối tác giữa Ấn Độ và Mỹ đang phát triển mạnh mẽ là vì hai nước này đều tìm cách đối trọng với sự nổi lên ngày một đáng lo ngại của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, vụ Ấn Độ mua S-400 của Nga có nguy cơ đe dọa làm phương hại đến mối quan hệ đang ấm lên giữa Mỹ và Ấn Độ. Điều đáng nói là New Delhi cho thấy họ không có ý định từ bỏ mối quan hệ lâu dài, bền chặt với điện Kremlin.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng. Chính vì tính hiệu quả của S-400 nên Nga đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này ở Moscow để bảo vệ thủ đô.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Biển kín lớn thứ 4 thế giới biến mất hoàn toàn, trơ đáy khô cằn Thị trấn Muyank ở Uzbekistan từng là một cảng biển tấp nập chuyên phục vụ nhu cầu đánh bắt cá, nhưng biến đổi khí hậu và những tác động của con người đã khiến khu vực đối mặt với thảm họa sinh thái học. Biển Aral nay đã biến mất hoàn toàn. Phóng viên New York, Times có mặt ở Muyank, Uzbekistan trong...