Tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm Tết
Bộ NN&PTNN yêu cầu đẩy mạnh truyền thông quảng bá sản phẩm nông nghiệp an toàn, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh và xác nhận cho người tiêu dùng qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Ảnh minh họa
Ngày 11.1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản chủ trì, phối hợp với các ban ngành đẩy mạnh truyền thông quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn.
Theo đó, Bộ yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản chủ trì, phối hợp với các ban ngành đẩy mạnh truyền thông quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn có xác nhận cho người tiêu dùng qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Video đang HOT
Đồng thời tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đột xuất các cơ sở kinh doanh thực phẩm tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo quy định, phối hợp với các ngành công thương, y tế trong thanh kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mục đích nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm phục vụ nhân dân đón Tết, vui xuân an toàn, đồng thời ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển và cạnh tranh lành mạnh của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm,
Công văn cũng lưu ý đặc biệt kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán như bánh, mứt, kẹo, ô mai, nước giải khát…
Trước đó, vào tháng 12.2015, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã ban hành kế hoạch công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Bính Thân và mùa lễ hội Xuân 2016.
Theo Một thế giới
Phát hiện mẫu vi cá mập "đốt cháy như nhựa dẻo"
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản vừa phân tích và xác định một mẫu vi cá mập do người dân gửi đến là hàng giả. Đặc biệt, mẫu vi cá mập này có mùi khét của vật liệu nhựa dẻo khi bị đốt.
Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản (NAFIQAD) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vừa qua, NAFIQAD nhận được đề nghị xác minh mẫu vi cá mập (nghi ngờ giả) do một người dân được người quen tặng để sử dụng.
Đã có vi cá mập giả. Ảnh minh họa.
Mẫu này có những đặc tính cảm quan: Sợi vi cá trong suốt (không có vi sụn), có độ dẻo, dai tốt hơn bình thường; mùi tanh nhẹ; khi đốt có mùi khét của vật liệu nhựa dẻo.
Kết quả phân tích của NAFIQAD cho thấy, hàm lượng chất phosphorus tổng số trong mẫu nghi ngờ: 0%; hàm lượng Nitrogen tổng số 34% (cao hơn gấp 3 lần báo cáo đánh giá giá trị dinh dưỡng vi cá mập của 6 loài khác nhau (14-14.6%) của Viện Công nghệ sau thu hoạch Sri Lanka (2003).
Kết quả này có thể kết luận mẫu vi cá do người dân cung cấp là giả mạo.
Vi cá mập được xem như nguyên liệu thực phẩm bổ dưỡng và chữa bệnh của người dân và có truyền thống từ lâu đời. Nguyên liệu này được dung chủ yếu trong chế biến mon ăn cao cấp như sup vi ca mập hoặc chế biến thành thực phẩm chức năng hỗ trợ tạo sụn xương.
Theo Chi Linh
Công an Nhân dân
Mất hàng triệu đô vì Trung Quốc phá giá tiền Doanh nghiệp trong nước đã bị tác động bất lợi từ việc Trung Quốc liên tục phá giá nhân dân tệ. Theo nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam (VN), khi Trung Quốc (TQ) phá giá nhân dân tệ, những ngành chịu tác động bất lợi nhiều nhất là nông lâm thủy sản, phân bón, sắt thép, khoáng sản, cao su, sản phẩm tiêu...