Tăng cường kiểm soát sử dụng “chất cấm” trong chăn nuôi
Trước tình trạng lạm dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi của một số hộ dân gây hoang mang dư luận, ngày 10/4, Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm TƯ chỉ đạo các tỉnh thành cần tăng cường kiểm soát sử dụng “ chất cấm” trong chăn nuôi.
Người dân chỉ nên sử dụng các loại thịt có nguồn gốc, được kiểm dịch. Ảnh: H.Hải
Theo thông báo của Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bô Y tê và của cơ quan chức năng địa phương đã phát hiên có hiện tượng sử dụng chất tạo nạc nhóm Beta – agonist trong chăn nuôi không chỉ ở tỉnh Đồng Nai mà còn ở môt sô địa phương khác như ở tỉnh Bắc Ninh (đã phát hiện 01 mâu gan lợn), tỉnh Hòa Bình (đã phát hiện 01 mâu thức ăn bô sung tại đại lý), tỉnh Hải Dương (đã phát hiện 01 mâu thức ăn chăn nuôi ở cơ sở chê biên).. .
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Trung ương cho rằng, việc buôn bán, sử dụng chât Beta – agonist đã cấm sử dụng trong chăn nuôi, chê biên thức ăn gia súc là nguyên nhân dân đên tôn dư chât Beta – agonist trong thịt và sản phâm, đe dọa đên sức khỏe người tiêu dùng, gây tâm lý hoang mang cho cộng đồng, ảnh hưởng đên sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thịt lợn. Nếu quản lý không tốt, nguy cơ sử dụng chất Beta – agonist trong chăn nuôi ở các địa phương là rất cao.
Vì thế, Ban chỉ đạo yêu cầu Sở Nông nghiêp và Phát triên nông thôn phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn xây dựng kê hoạch và triển khai các hoạt động giám sát nguy cơ sử dụng chất tạo nạc trong suôt quá trình chăn nuôi (chê biên, kinh doanh thức ăn gia súc kinh doanh, sử dụng chât câm Beta – agonist trong chăn nuôi tôn dư trên nước tiêu gia súc giêt mô trên thịt gia súc và sản phâm) lây mâu nghi nờ gửi cơ sở kiêm nghiêm tồn dư hóa chất Beta – agonist đã được chỉ định. Trước mắt tâp trung giám sát các trang trại chăn nuôi lợn các cơ sở kinh doanh thuôc thú y các cơ sở chê biên, kinh doanh thức ăn chăn nuôi các cơ sở giêt mô lợn các cơ sở kinh doanh thịt đâu môi. Câp nhât thông tin kịp thời đê đánh giá đúng mức đô, quy mô vi phạm sử dụng chất Beta – agonist trên địa bàn.
Thành lập các đoàn thanh tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, phối hợp với chính quyền địa phương thanh kiểm tra, truy nguyên nguôn gôc, phát hiên sớm các vi phạm về kinh doanh, sử dụng chât Beta – agonist ngay tại các cơ sở kinh doanh thuôc thú y các cơ sở chê biên, kinh doanh thức ăn chăn nuôi các trang trại chăn nuôi các cơ sở giêt mô…
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tin thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức vê tác hại của chât câm và tự giác không sử dụng hóa chất nhóm Beta – agonist trong chăn nuôi của người sản xuât, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi chỉ sử dụng thịt có nguôn gôc an toàn, thịt đã được kiêm soát thú y.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Miền Bắc: Phát hiện thịt lợn có chất tạo nạc độc hại
Chiều 31/3, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, kết quả phân tích định lượng các mẫu lấy ở 15 tỉnh thành miền Bắc và Duyên hải Nam Trung bộ cho thấy, có 3/90 mẫu dương tính với chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi (nhóm Beta agonist).
Phân tích trên 90 mẫu thức ăn chăn nuôi và thịt heo trên thị trường, tại các đại lý và lò mổ thuộc 15 tỉnh thành từ Thừa Thiên-Huế trở ra và khu vực Nam Trung bộ đã phát hiện 3 mẫu dương tính với chất cấm. Trong các mẫu dương tính với chất cấm, có 2 mẫu trên thức ăn chăn nuôi được xác định ở Hòa Bình và Hải Dương, còn một mẫu trên gan gia súc phát hiện được ở Bắc Ninh. Tuy nhiên, đáng lo ngại hiện nay là chất cấm đã xuất hiện trong thức ăn chăn nuôi. Điều này cho thấy phải tăng cường kiểm tra hơn nữa, không được lơ là"- ông Dương nói.
Trong 15 tỉnh nói trên, mỗi tỉnh lấy 6 mẫu, tất cả đều được phân tích định lượng, kiểm tra về chất cấm tạo nạc. Tuần tới, Cục Chăn nuôi sẽ phối hợp các cơ quan chức năng, địa phương truy nguồn gốc các loại chất cấm để xử lý.
Theo ông Dương, Cục Chăn nuôi sẽ phối hợp với các cơ quan hữu trách tiến hành truy xuất nguồn gốc của các mẫu thức ăn và thịt heo nhiễm chất cấm để xử lý triệt để các đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm.
"Số mẫu dương tính rất thấp, người tiêu dùng có thể tạm yên tâm sử dụng thịt heo, nhưng cơ quan quản lý thì chưa thể yên tâm vì nếu không kiểm soát tốt nó sẽ bung ra diện rộng như ở các tỉnh miền Nam vì hiện nay thịt heo ở miền Bắc giá đắt hơn rất nhiều so với các tỉnh miền Nam", ông Dương nói.
Theo Dân trí
Tác hại của hoóc-môn tăng trưởng trong thực phẩm Các loại hoóc-môn sinh trưởng dùng cho trâu bò, lợn... nhằm kích thích tăng trọng, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thịt ngày càng nhiều hay để làm tăng sản lượng sữa... Năng suất và lợi nhuận tăng nhưng cùng với đó là bao tác hại đối với sức khỏe con người. Gây dậy thì sớm ở các bé gái Dậy thì...