Tăng cường kiểm soát giá cuối năm
Bộ Tài chính ngày 5.11 đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013.
Theo đó, bộ yêu cầu GĐ sở tài chính các địa phương theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, rà soát cân đối cung – cầu đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định việc thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá tại địa phương, thường xuyên kiểm tra, giám sát DN bán hàng hóa với giá cả và chất lượng.
Bên cạnh đó, có biện pháp nhằm tăng cường đưa hàng bình ổn giá đến khu vực ngoại thành, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, KCN, khu tập trung đông dân cư kết hợp với tổ chức bán hàng lưu động, các hình thức khuyến mãi để kích thích tiêu dùng, tăng sức mua… Bộ cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí đối với những mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, mặt hàng bình ổn giá, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như: Y tế, giáo dục, nước sạch sinh hoạt, cước vận tải, sữa, thuốc chữa bệnh cho người, phí trông giữ xe…
Đối với việc phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (nhất là đối với các mặt hàng xăng, dầu, khoáng sản, thuốc lá, rượu bia, đường kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm tươi sống nhập khẩu), Bộ Tài chính cho biết sẽ kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng tăng giá, phí tùy tiện, trái pháp luật và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo laodong
Hà Nội: 6.000 tỉ đồng dự trữ hàng hóa phục vụ Tết
Theo Sở Công thương Hà Nội, Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tại Hà Nội trong tháng Tết Quý Tị năm 2013 dự kiến tăng khoảng 18-20% so với các tháng trong năm, một số mặt hàng như thực phẩm tươi sống, chế biến, rau củ có thể tăng trên 20%, ước đạt khoảng 35.000 tỉ đồng/tháng.
Mua sắm tại siêu thị Big C Thăng Long.
Để đảm bảo cung cầu hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán, Sở Công thương Hà Nội chỉ đạo các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ước tổng lượng hàng hóa dự trữ của các doanh nghiệp phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết trị giá khoảng 6.000 tỉ đồng, đáp ứng được khoảng 20-25% lượng nhu cầu tiêu dùng tăng thêm của thành phố trong những tháng Tết, trong đó nguồn vốn chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường là 2.000 tỉ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ năm trước).
Đối với các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá của thành phố, Sở Công thương Hà Nội chỉ đạo tập trung khai thác, dự trữ và tổ chức bán ra trên thị trường chín nhóm hàng thiết yếu.
Các doanh nghiệp tập trung bán hàng thiết yếu tại 710 điểm bán bình ổn giá cố định và khoảng 1.500 điểm bán hàng là các đại lý, cửa hàng, các bếp ăn khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học, công ty trên địa bàn.
Đồng thời tổ chức hơn 200 chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng thiết yếu bình ổn giá kết hợp với các nhóm hàng khác về khu vực nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng khoảng 10-15% so với các tháng trong năm, tổ chức bán ra thị trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của nhân dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt hàng hoặc tình trạng tồn đọng hàng hóa sau Tết.
Công ty xăng dầu Khu vực 1 dự trữ và bán ra trên 4,5 vạn m3 xăng dầu.
Các Trung tâm thương mại, siêu thị: Metro, Big C, Co.op mart, Fivimart, Intimex.... dự trữ bán ra các loại hàng thiết yếu phục vụ Tết với tổng tiền hàng khoảng 2.300 tỉ đồng.
Tổng công ty thương mại Hà Nội dự trữ và bán ra thị trường các nhóm hàng phục vụ nhu cầu Tết với tổng giá trị tiền hàng đạt trên 996 tỉ đồng. Tổng công ty lương thực Miền Bắc dự trữ tại các kho trên 3.000 tấn gạo các loại trị giá 560 tỉ đồng.
Các công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm, Công ty cổ phần Công nghệ thực phẩm Vinh Anh, Minh Hiền, chăn nuôi Việt Hưng dự trữ đưa ra thị trường khoảng 1.000 tấn thịt lợn sạch.
Tổng Công ty bia-rượu-nước giải khát Hà Nội sản xuất đưa ra thị trường trong các dịp Lễ tết dự kiến khoảng trên 50 triệu lít thương hiệu "Bia Hà Nội" khoảng 10 triệu chai rượu các loại (trên 50 loại rượu) và khoảng 3 triệu lít rượu đóng chai ...
Các làng nghề trên địa bàn Hà Nội tập trung sản xuất kinh doanh các nhóm hàng phục vụ Tết Nguyên Đán với sản lượng dự kiến: quần áo trên 120.000 sản phẩm, bánh kẹo khoảng trên 2.000 tấn, giò chả trên 100 tấn, miến trên 600 tấn, bột sắn trên 3.000 tấn, đỗ xanh 150 tấn và chè khô trên 300 tấn.
Sở Công thương Hà Nội cũng dõi sát diên biên cung câu, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, trước hêt là lương thực, thực phâm và các hàng hóa dịch vụ thiêt yêu đê có biên pháp cụ thê đảm bảo đủ lượng hàng hóa đáp ứng nhu câu, không được đê xảy ra mât cân đôi cung câu.
Theo laodong
"Chúng ta không thể ngăn cản thép Trung Quốc" Đăng đàn Quốc hội sáng nay (30.10), tư lệnh ngành công thương - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng - đã phát biểu đầy lạc quan về vấn đề giảm hàng hóa tồn kho- một trong hai nút thắt của nền kinh tế. Đến hết tháng 9.2012, Việt Nam đã nhập hơn 8,3 triệu tấn thép các loại, trong đó, phần lớn thép thành...