Tăng cường kiểm dịch y tế để ngăn chặn dịch bệnh SARS mới
Ngày 28.9, trao đổi với Thanh Niên Online, ông Trần Thanh Dương, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, để chủ động ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi-rút corona mới gây ra, Bộ đã yêu cầu khẩn trương tăng cường các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới.
Theo đó, giám sát chặt chẽ đối với người nhập cảnh vào VN. Đặc biệt, khi phát hiện trường hợp nghi ngờ, cần được khám cách ly và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng chống nhằm hạn chế lây lan của bệnh.
Kiểm dịch y tế cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng ở cửa khẩu trong kiểm tra giám sát người, phương tiện vận tải và hàng hóa nhập cảnh, nhập khẩu qua cửa khẩu.
Video đang HOT
Theo ông Dương, do lưu lượng người vào VN qua các cửa khẩu lớn nên nguy cơ vi-rút này xâm nhập vào VN là rất cao. Chủng vi-rút corona mới mặc dù chưa xác định lây trực tiếp từ người sang người nhưng vi-rút này được đánh giá là nguy hiểm. Bệnh nhân viêm hô hấp cấp do chủng vi-rút corona mới có thể tử vong do suy hô hấp, suy thận.
Viêm đường hô hấp cấp có biểu hiện như ho, sốt, khó thở. Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội) và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM chủ động bố trí khu vực cách ly, các yêu cầu về chuyên môn sẵn sàng cho tiếp nhận trong tình huống có bệnh nhân.
Theo TNO
Mầm độc vẫn lây lan
Những đợt ra quân rầm rộ "truy quét" thực phẩm bẩn diễn ra theo kiểu "xuân thu nhị kỳ" hay vào những thời điểm "nóng" như với các chợ đầu mối bán gia cầm hoặc các cơ sở sản xuất bánh trung thu... không mang lại kết quả khả quan.
Thực phẩm bẩn vẫn tràn ngập các chợ, len vào bữa ăn hằng ngày của người dân. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng đã thẳng thắn thừa nhận một thực tế: ... Đi kiểm tra mà giong cờ mở trống thì vô hiệu, kiểm tra về mà chỉ báo cáo một số việc chưa tốt, nói thế là chưa đủ... Theo Bộ trưởng, không cần chuyển biến "long trời lở đất" trong ngày một ngày hai mà làm công việc gì cũng cần có sự thay đổi tích cực...
Nếu nói việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thời gian qua không có chuyển biến thì không hẳn như vậy, nhưng cũng phải thẳng thắn thừa nhận là chưa có "một sự thay đổi tích cực" đáng kể nào. Trong một công bố mới đây, Cục trưởng Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Hồng cho biết, 50 mẫu giá đỗ tại các chợ dân sinh cho kết quả đáng lo ngại với các chỉ tiêu về vi sinh vật. Có 40% mẫu chứa e.coli, salmonella vượt mức giới hạn cho phép. Đây là những tác nhân gây nên các bệnh về đường ruột. Cũng theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, 8 tháng qua đã có 60 sự cố mất vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến giá đỗ và rau mầm. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phát hiện 4 mẫu hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
Còn theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Đức Trọng, thời gian gần đây, các loại gà thải loại có nguồn gốc từ Trung Quốc - gà "trọc đầu" lại tràn về chợ gia cầm Hà Vĩ, Thường Tín, Hà Nội với số lượng lên tới 10-15 tấn/ngày.
Điều đáng nói là ở thời điểm này dịch cúm gia cầm đang có nhiều diễn biến phức tạp. Nhóm virus cúm A/H5N1 mới - nhóm C, thuộc nhánh 2.3.2.1 - là nhóm có độc lực cao, có thể gây chết nhanh, chết nhiều thủy cầm, đang có xu hướng lây lan. Hiện vẫn chưa có vắc xin phù hợp để phòng bệnh cúm gia cầm do nhánh vi-rút này gây ra...
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu lực lượng chức năng phối hợp với các địa phương nhanh chóng bao vây dập dịch, thực hiện nghiêm việc kiểm soát gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Bên cạnh việc các cơ quan kiểm dịch nâng tần suất kiểm soát dư lượng hóa chất, Bộ NN&PTNT sẽ thành lập đường dây nóng về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tiếp nhận và xử lý kịp thời các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân... Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát: Đây là việc của quốc gia, không phải là việc của riêng ai nên cần phải làm nghiêm túc...
Trong bối cảnh dịch cúm gia cầm có xu hướng lan rộng và người dân vẫn hoang mang trước tình trạng thực phẩm bẩn xuất hiện trong đủ mọi ngõ ngách của đời sống, trải rộng từ nông thôn đến thành thị thì quyết tâm của Bộ NN&PTNT có thể xem là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, tín hiệu này có mang lại hiệu quả thật sự, có "một sự thay đổi tích cực" hay không vẫn là câu hỏi ngỏ. Cuộc chiến chống thực phẩm bẩn và dịch bệnh gia súc, gia cầm cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, nhiều địa phương nhưng thật sự chưa có một "nhạc trưởng" đủ sức mạnh bao quát và điều hành chung. Do vậy, để ngăn chặn một cách hiệu quả sự lây lan của những mầm độc, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Theo Dantri
'Dễ nhầm amip ăn não là viêm màng não' Theo PGS, TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ trung ương, bệnh viêm màng não do amip ăn não người 99% gây tử vong nhưng thường bị bỏ qua vì triệu chứng lâm sàng gần giống viêm màng não do vi khuẩn. PGS.TS Nguyễn Trần Hiển lý giải, bênh viêm não màng não tiên phát do ký sinh trùng amip...