Tăng cường kết nối để phát triển hơn nữa ngành du lịch Hồi giáo
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 12/9, Hội nghị Du lịch Hồi giáo Quốc tế đã khai mạc tại Sunway Resort Hotel, Malaysia.
Thứ trưởng Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Malaysia (MOTAC) Khairul Firdaus Akbar Khan phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hằng Linh/PV TTXVN tại Kuala Lumpur
Với chủ đề “Tăng cường sự kết nối”, hội nghị quy tụ 500 khách mời, là những lãnh đạo cao cấp của Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa, cũng như các bộ, ngành liên quan tại Malaysia, Đại sứ, đại diện các ngoại giao đoàn tại Kuala Lumpur, diễn giả và nhiều khách mời quốc tế.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Malaysia (MOTAC) Khairul Firdaus Akbar Khan cho biết, thị trường ngành du lịch Hồi giáo đại diện cho những cơ hội vô tận đang sẵn sàng góp phần vào sự tăng trưởng. Đây không chỉ là một thị trường đầy tiềm năng mà còn là minh chứng mạnh mẽ cho bối cảnh du lịch đang thay đổi.
Hệ sinh thái du lịch và hệ thống khách sạn thân thiện với người Hồi giáo đang làm gia tăng vị thế của Malaysia như điểm đến hàng đầu cho du khách Hồi giáo. Đây không chỉ góp phần thúc đẩy thị trường du lịch đặc biệt này mà còn tạo ra tác động kinh tế – xã hội đáng kể.
Video đang HOT
Theo ông Khairul Firdaus Akbar Khan, MOTAC và Trung tâm Du lịch Hồi giáo cần tăng cường hợp tác toàn cầu, cũng như triển khai các sáng kiến văn hóa và giáo dục. Điều này sẽ hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển toàn diện của du lịch Hồi giáo.
Diễn giả Shahzad Younas, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành trang mạng Muzz phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hằng Linh/PV TTXVN tại Kuala Lumpur
Trong hai ngày 12 – 13/9, hội nghị sẽ thảo luận và tìm cách thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của du lịch Hồi giáo, tập trung vào 4 lĩnh vực chính, bao gồm hiểu về du khách Hồi giáo, thiết lập cộng đồng thân thiện với người Hồi giáo, tăng trưởng và tạo thêm cơ hội và du lịch Hồi giáo toàn diện.
Bên cạnh đó, khách mời có cơ hội tham gia vào các ý tưởng kết nối với những những nhà hoạt động du lịch khắp nơi trên thế giới và khám phá những tiến bộ mới nhất trong ngành du lịch này.
Thứ trưởng Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Malaysia (MOTAC) Khairul Firdaus Akbar Khan chụp ảnh cùng các Đại sứ và đại diện của ngoại giao đoàn các nước tham dự Hội nghị. Ảnh: Hằng Linh/PV TTXVN tại Kuala Lumpur
Tính đến tháng 6/2024, Malaysia đã chào đón 11,8 triệu khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, những người đã đóng góp 45,4 tỷ RM (tương đương 10,5 tỷ USD) vào nền kinh tế của quốc gia này. Tại đây, khách du lịch Hồi giáo chiếm khoảng 20% tổng lượng khách du lịch quốc tế, đóng góp khoảng 14,7 tỷ RM cho nền kinh tế địa phương vào năm 2023.
5 mỏ dầu lớn nhất thế giới và tác động
Những mỏ dầu khổng lồ này chi phối giá cả dầu, chính sách năng lượng và quan hệ quốc tế, đồng thời khẳng định vai trò của chúng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng thế giới và duy trì sự ổn định của thị trường toàn cầu.
Một cơ sở lọc dầu ở Iran. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo mạng tin Oilprice.com ngày 18/8, nền kinh tế toàn cầu hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào dầu mỏ, và sự phân bổ trữ lượng dầu trên thế giới đã ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình năng lượng, chính trị và công nghệ.
Những mỏ dầu lớn nhất thế giới không chỉ cung cấp khối lượng dầu khổng lồ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình giá dầu, quan hệ quốc tế và chính sách năng lượng. Dưới đây 5 mỏ dầu lớn nhất thế giới và tác động của chúng.
Thứ nhất, mỏ dầu Ghawar (Saudi Arabia): Đây là mỏ dầu lớn nhất thế giới với trữ lượng ước tính khoảng 170 tỷ thùng dầu thô. Được phát hiện vào năm 1948, Ghawar đã trở thành nền tảng chính cho sự thống trị của Saudi Arabia trong ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu. Mỏ Ghawar đã sản xuất hơn 88 tỷ thùng dầu và tiếp tục đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự ổn định của thị trường dầu mỏ, ảnh hưởng đến giá cả và động lực cung ứng toàn cầu. Tầm quan trọng của Ghawar không chỉ nằm ở giá trị kinh tế mà còn trong việc định hình các mối quan hệ địa chính trị và chính sách năng lượng quốc tế.
Thứ hai, mỏ dầu Burgan (Kuwait): Mỏ dầu này nằm ở sa mạc phía Đông Nam của Kuwait và có trữ lượng ước tính khoảng 70 tỷ thùng dầu thô. Được phát hiện vào năm 1938, Burgan đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của Kuwait. Sản lượng của mỏ Burgan không chỉ thúc đẩy nền kinh tế Kuwait mà còn có ảnh hưởng lớn đến thị trường năng lượng khu vực và quốc tế. Mặc dù đã trải qua những biến cố như cuộc tấn công của Iraq năm 1990, Burgan vẫn chứng tỏ được khả năng phục hồi và tiếp tục đóng góp quan trọng vào nguồn cung dầu toàn cầu.
Thứ ba, mỏ dầu Ahvaz (Iran): Mỏ dầu Ahvaz nằm ở phía Tây Nam Iran và không phải là một mỏ đơn lẻ mà là một tổ hợp gồm nhiều mỏ, với tổng trữ lượng ước tính hơn 65 tỷ thùng dầu thô. Sự phát triển của mỏ Ahvaz đã bị ảnh hưởng bởi bối cảnh chính trị và kinh tế của Iran, với sản lượng thay đổi do các lệnh trừng phạt và quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, Ahvaz vẫn là một yếu tố chủ chốt trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, với trữ lượng khổng lồ có khả năng thúc đẩy tham vọng năng lượng của Iran trong nhiều năm tới. Tổ hợp mỏ này bao gồm nhiều "bể chứa" và các cấu trúc địa chất phức tạp, minh chứng cho sự phong phú của tài nguyên dầu mỏ trong khu vực.
Thứ tư, mỏ dầu Upper Zakum (Abu Dhabi, UAE): Mỏ này nằm ngoài khơi bờ biển Abu Dhabi ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và có trữ lượng ước tính khoảng 50 tỷ thùng dầu thô. Đây là một trong những mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất thế giới, nổi bật với việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để khai thác dầu từ dưới đáy biển. Sản lượng của Upper Zakum không chỉ thúc đẩy nền kinh tế của UAE mà còn củng cố vị thế của nước này trên thị trường năng lượng toàn cầu. Các kế hoạch phát triển trong tương lai của mỏ, bao gồm việc xây dựng các đảo nhân tạo và áp dụng các kỹ thuật phục hồi nâng cao, cho thấy tầm quan trọng liên tục của Upper Zakum trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Thứ năm, mỏ dầu Safaniya (Saudi Arabia): Mỏ dầu Safaniya nằm ở Vịnh Ba Tư với trữ lượng ước tính hơn 37 tỷ thùng dầu thô. Được phát hiện vào năm 1951, Safaniya đã trở thành nền tảng cho hoạt động sản xuất dầu của Saudi Arabia trong nhiều thập kỷ. Sự phát triển của mỏ này liên quan đến một mạng lưới phức tạp các giàn khoan, đường ống và cơ sở chế biến, thể hiện năng lực của quốc gia này trong việc khai thác tài nguyên ngoài khơi. Sản lượng lớn của Safaniya đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu và duy trì vị thế của Saudi Arabia là nước xuất khẩu dầu hàng đầu.
Những mỏ dầu khổng lồ trên không chỉ có trữ lượng khổng lồ mà còn giúp một số nước trở thành những cường quốc kinh tế, định hình bức tranh năng lượng toàn cầu. Chúng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng mà còn có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và chính trị toàn cầu. Dù thế giới đang chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn, những mỏ dầu này vẫn tiếp tục đóng vai trò thiết yếu trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng và duy trì sự ổn định của thị trường toàn cầu trong nhiều năm tới.
Xung đột Hamas - Israel: Liêp hợp quốc hối thúc lập tức ngừng bắn để viện trợ nhân đạo Ngày 12/5, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hối thúc các bên lập tức dừng cuộc chiến tranh trên dải Gaza, trả tự do cho các con tin và gia tăng viện trợ nhân đạo cho vùng lãnh thổ Palestine bị bao vây. Trẻ em Palestine sơ tán khỏi Rafah tới thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza ngày 10/5/2024....