Tăng cường kết nối cộng đồng người Việt tại Hong Kong và Macau (Trung Quốc)
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, từ ngày 26 – 30/5, đoàn công tác của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài do ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban, dẫn đầu đã thăm Hong Kong và Macau ( Trung Quốc).
Ông Mai Phan Dũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phát biểu tại buổi làm việc với Ban liên lạc Hiệp hội người Việt Nam tại Hong Kong.
Trong khuôn khổ chuyến công tác, đoàn đã có các cuộc tọa đàm, gặp gỡ với Ban liên lạc Hội người Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam tại Hong Kong và Đại diện Ban chấp hành Hiệp hội người Việt Nam tại Macau.
Phát biểu khai mạc cuộc gặp, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Hong Kong Phạm Bình Đàm cho biết cộng đồng người Việt Nam tại Hong Kong hiện có khoảng 7.000 người và rất đa dạng, mặc dù mỗi người một công việc khác nhau, nhưng đều chung một tâm huyết là tạo nên một cộng đồng vững mạnh, giúp đỡ lẫn nhau, cùng gìn giữ bản sắc dân tộc, hướng về quê hương đất nước.
Tại buổi làm việc với Ban liên lạc Hội người Việt Nam tại Hong Kong, ông Mai Phan Dũng cho biết cuộc gặp lần này rất có ý nghĩa vì đây là thời điểm quan trọng trong quá trình cộng đồng người Việt Nam tại Hong Kong có những bước tiến tới hoàn thiện các khâu về tổ chức, thủ tục cho việc thành lập Hiệp hội người Việt Nam tại Hong Kong.
Bà Doãn Quỳnh Linh – luật sư, Chủ tịch lâm thời Hiệp hội người Việt Nam tại Hong Kong, cho biết dưới sự lãnh đạo của Tổng lãnh sự quán, Ban liên lạc Hiệp hội đã có cuộc họp đầu tiên ngày 13/5, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên và định hướng các bước làm việc tiếp theo. Việc thành lập Hiệp hội sẽ đặt cơ sở pháp lý vững chắc cho cộng đồng người Việt, từ đó nâng cao hình ảnh, vị thế của người Việt Nam tại đặc khu này.
Chia sẻ về sự tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Hong Kong thời gian gần đây, nghệ sỹ Nguyễn Bảo Anh, Phó Chủ tịch lâm thời của Hiệp hội cho rằng trao đổi văn hóa là một trong những cách nhanh nhất để tăng cường sự kết nối giữa Việt Nam và Hong Kong. Sau thời gian gián đoạn do dịch COVID-19, giữa tháng 5 vừa qua, nghệ sỹ Bảo Anh đã tham gia Đoàn của Học viện Biểu diễn nghệ thuật Hong Kong sang làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác đào tạo tài năng nghệ thuật. Các học viên Việt Nam được cử sang Hong Kong học tập hiện đang là cầu nối giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa Việt Nam và Hong Kong. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, có rất ít nghệ sỹ của Việt Nam sang được Hong Kong do vấn đề thị thực (visa) và thủ tục đi lại, ông hy vọng vấn đề này sẽ được dần tháo gỡ trong thời gian tới.
Bà Nguyễn Thị Đông – Phó Chủ tịch lâm thời của Hiệp hội, phụ trách công tác xã hội, đã sinh sống tại Hong Kong hơn 40 năm cho biết trong nhiều năm qua, cộng đồng người Việt Nam tại Hong Kong luôn một lòng hướng về quê hương đất nước, tích cực đóng góp cho quê hương, như chung tay cùng đất nước phòng chống dịch bệnh và thiên tai…
Đoàn công tác khẳng định Ban liên lạc lâm thời đại diện cho đầy đủ các thành phần người Việt, từ luật sư, giảng viên đại học, nghệ sỹ, có cả các bà nội trợ, công nhân… Ban liên lạc mang tính đại diện cao, có thể đại diện cho các tầng lớp kiều bào ở Hong Kong, qua cuộc gặp cũng đã hiểu hơn về các vấn đề của cộng đồng.
Video đang HOT
Tại các cuộc gặp, đoàn công tác đã chia sẻ với bà con hoạt động của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là các hoạt động nhằm tăng cường đoàn kết, bảo tồn văn hóa, tiếng Việt cho kiều bào, kết nối và phát huy nguồn lực của trí thức, kiều bào.
Đoàn công tác cũng sẽ kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét mở rộng quyền của kiều bào đối với đất đai và nhà ở. Đối với vấn đề quốc tịch, ủy ban cũng đang kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh theo hướng thuận lợi hơn quy định về nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài; đề xuất đẩy nhanh quá trình xác minh nhân thân trong nước cho nhiều bà con sang Hong Kong trước năm 1975 nên đã mất giấy tờ, để có thể có đủ điều kiện làm miễn thị thực 5 năm.
Đoàn công tác đã dành phần lớn thời gian để trao đổi và ghi nhận nhiều ý kiến, đóng góp thiết thực của các trí thức về đề xuất Chính phủ Việt Nam nên có chính sách thu hút, đón được trào lưu sinh viên tốt nghiệp hoặc người làm việc nước ngoài trong lĩnh vực khoa học công nghệ về nước, từ đó sẽ hỗ trợ cho nền khoa học Việt Nam.
Phó Chủ nhiệm Mai Phan Dũng cũng cam kết, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, ủy ban sẽ nỗ lực hết sức mình để từng bước tháo gỡ những khó khăn, vấn đề còn tồn tại, hỗ trợ thiết thực để kiều bào ở Hong Kong có thể thuận lợi hơn trong quá trình hội nhập, phát triển ở sở tại và hướng về quê hương.
Đoàn công tác làm việc với Đại diện Ban chấp hành Hội sinh viên Việt Nam tại Hong Kong.
Trao đổi với đại diện Hội sinh viên Việt Nam tại Hong Hong, Phó Chủ nhiệm Mai Phan Dũng cho biết Ủy ban hiện đã triển khai các chương trình dành riêng cho thanh niên như Trại hè Việt Nam…, đề xuất Ban chấp hành Hội sinh viên cần tăng cường kết nối giữa các hội viên, tương tác với trong nước, làm tốt công tác mạng lưới sinh viên, thành lập hội tri thức trẻ, phát huy và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn tiếng Việt cho thế hệ tiếp theo, hình thành cộng đồng gắn kết chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau, cùng đóng góp cho quê hương đất nước.
Tổng lãnh sự Phạm Bình Đàm cho biết số lượng sinh viên Việt Nam tại Hong Kong mặc dù ít nhưng chất lượng cao, 100% nhận được học bổng của Hong Kong. Số lượng sinh viên gia tăng nhanh trong những năm gần đây và là một cộng đồng mới của người Việt Nam ở Hong Kong. Chẳng hạn như trong 2 năm qua, Đại học Trung Văn (CUHK) dành 30 suất học bổng cho học sinh của 9 trường chuyên Việt Nam.
Đại diện Hội sinh viên Việt Nam tại Hong Kong thông tin tới đoàn công tác về tình hình và một số định hướng hoạt động của hội trong thời gian qua cũng như thời gian tới. Hội đã có các hoạt động để gắn kết sinh viên Việt Nam tại Hong Kong, tích cực quảng bá môi trường học tập tại Hong Kong, để nhiều bạn trẻ Việt Nam hiểu hơn về môi trường học tập tại đặc khu này, làm website cập nhật thông tin cho sinh viên. Tháng 9 tới, Hội sẽ tổ chức ngày hội sinh viên, chào đón tân sinh viên, mời các diễn giả có tầm ảnh hưởng đến giao lưu chia sẻ, thành lập trao giải thưởng cho sinh viên nổi bật nhất ở Hong Kong, tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè Hong Kong, hy vọng số lượng sinh viên Việt Nam tại Hong Kong sẽ tiếp tục tăng lên. Hội sinh viên đề xuất tổ chức tuần lễ giáo dục Hong Kong tại Việt Nam, nơi các trường đại học ở Hong Kong cùng tổ chức giới thiệu tại Việt Nam và Tuần lễ Việt Nam tại Hong Kong để quảng bá văn hoá, ngôn ngữ, ẩm thực của Việt Nam tại đặc khu này.
Phó Chủ nhiệm Mai Phan Dũng (đứng thứ 2 tính từ bên trái) tặng sách cho Ban liên lạc Hiệp hội người Việt Nam tại Hong Kong.
Cũng trong chuyến công tác, đoàn đã có cuộc làm việc với Đại diện Ban chấp hành Hiệp hội người Việt Nam tại Macau.
Ông Dương Trung Đức, Chủ tịch Hiệp hội người Việt Nam tại Macau cho biết trước khi dịch bệnh bùng phát có khoảng 22.000 người Việt Nam và gốc Việt làm ăn, sinh sống tại Macau, hiện nay giảm còn 7.000 người, trong đó phần lớn là người lao động làm giúp việc gia đình và phục vụ tại các sòng bài. Hiệp hội luôn là cầu nối tin cậy cho bà con nhằm tăng cường sức mạnh đoàn kết, lan tỏa năng lượng tích cực trong cộng đồng. Ông cũng hy vọng sau khi chính quyền Macau khôi phục hoàn toàn các hoạt động, số người Việt Nam sang làm việc tại đặc khu này sẽ tiếp tục tăng trở lại.
Phó Chủ nhiệm Mai Phan Dũng đánh giá cao việc hợp nhất các hội, nhóm tập hợp thành một hiệp hội, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong, để cùng nhau đoàn kết, có tiếng nói chung đối với công việc của cộng đồng, hy vọng bà con sẽ tích cực tham gia các hoạt động trong nước như Xuân quê hương, Ngày giỗ tổ Hùng Vương… Ủy ban sẽ sớm phê chuẩn Ban chấp hành Hiệp hội và Hiệp hội người Việt Nam tại Macau.
Đoàn công tác cũng đánh giá cao những hoạt động có ý nghĩa của Hiệp hội trong thời gian qua như chung tay cùng đất nước phòng chống dịch bệnh và thiên tai; tổ chức trang trọng các ngày lễ lớn của đất nước nhằm giúp bà con nhớ về cội nguồn dân tộc, hướng về quê hương đất nước; tổ chức các hoạt động xã hội như thể dục thể thao, văn hóa để rèn luyện sức khỏe, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, cũng như giữ gìn và quảng bá những nét độc đáo của văn hóa truyền thống Việt Nam đến sở tại và bạn bè quốc tế… Hiệp hội người Việt Nam tại Macau đã từng bước khẳng định được vị thế đối với chính quyền sở tại, đồng thời trở thành hình mẫu tham khảo cho một số nước có số lượng lao động đông đảo ở Macau.
Cũng trong dịp này, đoàn công tác đã tới thăm khu người Việt và một số cơ sở kinh doanh của bà con người Việt ở Hong Kong.
Du lịch Hong Kong và Macau (Trung Quốc) hồi sinh
Sau khi chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong và Khu hành chính đặc biệt Macau (Trung Quốc) dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch liên quan đến COVID-19 cũng như thông quan hoàn toàn với Trung Quốc, hai đặc khu này đã lần lượt đón 1,46 triệu lượt khách và 3 triệu lượt khách trong 2 tháng đầu năm nay.
Người dân và du khách tham quan mua sắm ở khu vực Causeway, Hong Kong.
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, Cục Phát triển Du lịch cho biết kể từ khi Hong Kong và đại lục thông quan hoàn toàn vào ngày 6/2, số du khách đại lục và nước ngoài đến Hong Kong không ngừng tăng lên, trong đó lượng du khách đại lục tăng mạnh vào cuối tuần. Trong tháng 2, trung bình mỗi ngày có 52.000 lượt du khách đến Hong Kong, chiếm 32% so với mức trung bình 164.000 lượt người từ năm 2017 đến đầu năm 2019. Theo số liệu thống kê do Cục Nhập cư công bố ngày 19/3, số du khách đại lục đến thăm Hong Kong ngày 18/3 đạt 102.458 lượt người, đánh dấu lần đầu tiên lượng khách đại lục đến Hong Kong vượt 100.000 lượt người trong một ngày kể từ khi thông quan hoàn toàn.
Ông Bành Diệu Giai, Chủ tịch Cục Phát triển du lịch, cho biết mặc dù lượng khách du lịch chưa trở về mức trước dịch COVID-19, nhưng ông tin tưởng ngành du lịch sẽ dần phục hồi.
Hồi tháng 2, Cục Phát triển du lịch đã phát động chiến dịch "Xin chào Hong Kong", mời các nghệ sĩ nổi tiếng như Quách Phú Thành, Trịnh Tú Văn... đến quay phim và quảng bá. Trong chiến dịch này, hơn 330 video ngắn giới thiệu các điểm tham quan mới và trải nghiệm đa dạng ở Hong Kong đã được phát trên các nền tảng truyền thông.
Người dân và du khách tham quan và mua sắm trên đường phố Macau.
Về trọng tâm công tác năm 2023/2024, Hong Kong sẽ tiếp tục chiến dịch "Xin chào, Hong Kong", tranh thủ thu hút nguồn du khách phân khúc cao cấp qua tổ chức các hội chợ triển lãm, tiếp tục tổ chức các sự kiện quy mô lớn, củng cố vị thế "thủ đô sự kiện của châu Á" của Hong Kong, thúc đẩy du lịch ở Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macau và thúc đẩy các chuyến đi nhiều điểm đến. Ngoài ra, Hong Kong cũng có kế hoạch kích thích sự phục hồi của ngành du lịch biển. Đến thời điểm hiện tại, ít nhất 16 hãng tàu du lịch đã xác nhận sẽ quay trở lại thị trường Hong Kong, cung cấp tổng cộng hơn 150 chuyến đi.
Cục Phát triển du lịch dự đoán năm 2023 Hong Kong sẽ đón 25,8 triệu lượt du khách, đạt khoảng 46% của năm 2019, trong đó quý IV sẽ tăng nhiều nhất, lên 60% mức trước dịch bệnh. Hiện tại, khách du lịch đến Hong Kong chủ yếu đến từ đại lục và Đông Nam Á.
Tuy nhiên, sự phục hồi của ngành du lịch đang đối mặt với những thách thức, bao gồm việc các công ty du lịch, hãng hàng không và khách sạn sẽ cần thời gian để khôi phục khả năng tiếp nhận và môi trường du lịch khu vực cạnh tranh rất gay gắt.
Khu hành chính đặc biệt Macau trong 2 tháng đầu năm cũng đã đón gần 3 triệu lượt khách, tăng 1,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo Cơ quan thống kê Macau, số du khách đến đặc khu này trong tháng 2 đã tăng 1,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, lên gần 1,6 triệu lượt người, tăng 14% so với tháng 1.
Phân tích theo nguồn khách du lịch, du khách đại lục tăng 64,8%, lượt khách du lịch cá nhân tăng 2,2 lần, khách du lịch đến từ 9 thành phố ở Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macau tăng 43,7%, du khách Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc) lần lượt tăng 11,6 lần và 3,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Du lịch là "ngành công nghiệp không khói" đóng góp quan trọng vào nền kinh tế Hong Kong và Macau. Với việc chính quyền đưa ra nhiều biện pháp để nhanh chóng vực dậy ngành du lịch, dự kiến trong thời gian tới, lượng du khách đến với hai đặc khu này sẽ tăng mạnh, từ đó sẽ có tác động lan tỏa tích cực đến các ngành dịch vụ có liên quan.
Tin, ảnh: Mạc Luyện (TTXVN)
Trung Quốc ra quyết sách quan trọng đối với khách quốc tế China Daily đưa tin, các văn phòng thị thực của Trung Quốc ở nước ngoài sẽ nối lại việc cấp tất cả các loại thị thực cho người nước ngoài từ ngày 15/3 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại xuyên biên giới. Du khách chờ nhập cảnh tại sân bay quốc tế Bắc Kinh. Ảnh: China Daily Quyết định...