Tăng cường hợp tác năng lượng, Venezuela đặt niềm tin vào Nga
Sau sự ủng hộ chống lại khủng hoảng chính trị kinh tế ở Venezuela, Nga tăng cường hợp tác về năng lượng.
Nga và Venezuela đang ngày càng tăng cường hợp tác về năng lượng sau khi Moscow ủng hộ Caracas trong cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị ở nước này.
Nga và Venezuela tăng cường hợp tác năng lượng, coi đây là hợp tác chiến lược.
Mới đây, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Sản xuất Quốc gia Venezuela Tarek El Aissami tại Caracas để thảo luận về hàng loạt dự án năng lượng liên quan đến xuất khẩu và đầu tư dầu mò.
Có thể nói, hợp tác về năng lượng là điểm nhấn quan trọng trong quan hệ hai nước. Hai ông Yuri Borisov và Tarek El Aissami là đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Nga- Venezuela.
Bộ trưởng Venezuela El Aissami nhận định, dự án về dầu mỏ được kỳ vọng sẽ thu hút đầu tư về số lượng và quy mô lớn hơn từ Nga.
“Chúng tôi hy vọng hai bên sẽ tìm ra cá giải pháp cụ thể để kiếm tiền từ dầu mỏ. Chúng tôi hy vọng sẽ thiết lập quan hệ đối tác mới với các công ty Nga. Chúng tôi hy vọng sẽ thu hút thêm đầu tư từ Nga và thu hút nhiều công ty hơn” – ông El Aissami tuyên bố.
Theo vị Bộ trưởng Venezuela, ngoài dầu mỏ, Nga và Venezuela đang tiến hành đàm phán về các dự án sẽ giúp phát triển nông nghiệp, thăm dò và sản xuất nhôm, niken, cũng như nâng cấp ngành hóa chất.
Video đang HOT
Kim ngạch thương mại song phương Nga- Venezuela đã tăng 10% trong 8 tháng đầu năm 2019. Nga đang đầu tư lớn vào các dự án năng lượng ở Venezuela.
Venezuela đang đặt mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng khai thác dầu vào năm 2020, tiếp tục gia tăng nguồn thu từ dầu mỏ, coi đó là xương sống của nền kinh tế.
Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela, kiêm Chủ tịch tập đoàn dầu khí Venezuela PDVSA, ông Manuel Quévédo khi tham gia diễn đàn năng lượng ở Moscow tuần trước đã tiết lộ kế hoạch này.
“Chúng tôi có kế hoạch khôi phục mức sản xuất dầu như năm 2018, khoảng từ 1,5 đến 1,6 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2019″ – Bộ trưởng Manuel Quévédo cho hay.
Venezuela, cùng với Ecuador, là một trong hai thành viên Mỹ Latinh của OPEC và là nước có trữ lượng dầu được chứng minh lớn nhất thế giới. Do thiếu tiền mặt để hiện đại hóa các mỏ dầu, sản xuất của Venezuela giảm 37% trong năm 2018 theo OPEC, mức thấp nhất trong 30 năm qua.
Sự quan tâm đầu tư từ Nga có thể cải thiện vấn đề này. Nga là một trong những nước ủng hộ Venezuela, đặc biệt là thông qua Tập đoàn dầu mỏ Rosneft. Một phần nợ của Venezuela đối với Moscow có giá trị lên tới vài tỷ USD đã được chấp thuận trả bằng dầu.
Nga đã coi Venezuela là “đối tác chiến lược của Nga”. Moscow mong muốn hợp tác chặt chẽ và phối hợp hành động với Venezuela trên trường quốc tế.
Rosneft cùng các doanh nghiệp khác của Nga như Gazprom Neft, Lukoil, TNK-BP và Surgutneftegaz sở hữu 40% cổ phần tại mỏ dầu Junin-6 của Venezuela. Công ty dầu mỏ nhà nước Venezuela PDVSA nắm giữ 60% còn lại.
Thực tế Nga duy trì đầu tư tại Venezuela trong một thời gian dài và phải chịu lỗ do các vấn đề về điều kiện khai thác tại quốc gia Nam Mỹ này. Tuy nhiên, Moscow không từ bỏ đầu tư ở đây.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Rosneft đầu tư vì lợi ích của các cổ đông. Ông bác bỏ lập luận rằng Điện Kremlin đã gây áp lực để công ty này đầu tư vào Venezuela.
Alexander Gabuev, chuyên gia tại Trung tâm Carnegie Moscow cho rằng, Nga coi mối quan hệ của mình với Venezuela là cách để thể hiện sức ảnh hưởng tại “sân sau” của Mỹ. Điều đó khiến một quốc gia đã vốn giàu tài nguyên như Nga sẵn sàng duy trì ủng hộ Venezuela như vậy.
Bên cạnh đó, Venezuela là khách hàng vũ khí lớn của Nga. Hàng tỷ USD mà Rosneft đầu tư vào Venezuela càng là động lực để Moscow sát cánh với đồng minh.
Hải Lâm
Theo baodatviet
Máy bay không quân Nga xuất hiện ở Caracas, Mỹ và các nước Latin thảo luận về Venezuela
Ngày 25/9, hãng thông tấn Interfax dẫn thông tin từ các phương tiện truyền thông xã hội cho hay, 2 chiếc máy bay của Nga gần đây đã hạ cánh ở Venezuela.
Máy bay Nga xuất hiện ở Caracas. (Nguồn: Reuters)
Cùng ngày, một phóng viên ảnh cho biết đã nhìn thấy một chiếc máy bay của không quân Nga ở sân bay Maiquetia, Caracas. Theo trang mạng theo dõi lịch sử các chuyến bay Flight Radar, chiếc máy bay này đã rời Moscow từ hôm 20/9.
Theo Interfax, một nhóm chuyên gia quân sự Nga đã tới Venezuela để hỗ trợ nước này trong hoạt động bảo trì các trang thiết bị và công nghệ quân sự mà Moscow cung cấp cho Caracas theo thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quân sự giữa hai nước.
Sự xuất hiện của nhóm chuyên gia trên diễn ra đúng vào thời điểm Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đang thực hiện chuyến thăm chính thức tới Moscow nhằm tăng cường mối quan hệ đồng minh với Nga.
Trong năm 2019, chính phủ Nga cũng đã vài lần gửi các phái đoàn quân sự tới Venezuela để hỗ trợ nước này trong các hoạt động đào tạo kỹ thuật và bảo tri các thiết bị quân sự bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ.
Liên quan đến tình hình Venezuela, cùng ngày, bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tham dự một cuộc họp của các nước Mỹ Latin ủng hộ thủ lĩnh phe đối lập Venezuela Juan Guaido để thảo luận về cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế và nhân đạo tại quốc gia Nam Mỹ này.
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Trump nhấn mạnh, việc các nước Mỹ Latin tham dự sự kiện này là minh chứng của một liên minh lịch sử để có thể gây sức ép, buộc Tổng thống Venezuela phải rời bỏ quyền lực. Việc ông Trump có mặt tại cuộc họp là một phần trong nỗ lực của chính quyền Mỹ ưu tiên vấn đề Venezuela trong chương trình nghị sự quốc tế.
Trong khi đó, ông Julio Borges, đại diện của phe đối lập Venezuela tham dự cuộc họp, tiếp tục đề nghị Liên minh châu Âu (EU) cần phải gia tăng các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quan chức trong chính quyền Maduro, cho rằng, tài khoản của những nhân vật này tại các nước châu Âu cần phải bị phong tỏa, đồng thời kêu gọi các đối tác ở Mỹ Latin tiếp tục gây sức ép đối với Cuba, một đồng minh thân cận và quan trọng nhất của chính quyền Venezuela ở khu vực
Phát biểu với báo giới, Ngoại trưởng Argentina Jorge Faurie của Argentina và người đồng cấp Brazil Ernesto Araujo đều bày tỏ hy vọng sẽ thảo luận với các đối tác châu Âu về những biện pháp có thể gây sức ép mạnh mẽ hơn đối với chính quyền Venezuela, cũng như các nước ủng hộ Tổng thống Maduro.
Trong khi đó, liên quan đến thủ lĩnh đối lập Juan Guaido, cùng ngày, Tổng kiểm toán Nhà nước Venezuela Elvis Amoroso đã yêu cầu cơ quan quản lý ngân hàng nước này cấm toàn bộ các giao dịch tài chính cả ở trong và ngoài nước đối với ông này.
Trong một tuyên bố trên kênh truyền hình quốc gia, ông Amoroso cũng đã thông báo về các biện pháp ngăn chặn đối với 2 cộng sự của ông Guaido ở nước ngoài là cựu thị trưởng Ramon Muchacho và Javier Troconis - người được ông Guaido cử làm phái viên phụ trách tài sản của Venezuela ở nước ngoài.
Theo Tổng kiểm toán Amoroso, công ty của ông Troconis có liên quan đến một vụ tham nhũng lớn và đã nhận hơn 127 triệu USD từ các tài khoản ở Venezuela. Ông Amoroso cũng cáo buộc thủ lĩnh đối lập và các nhân vật trên đang tìm cách bán rẻ công ty CITGO, chi nhánh của Tập đoàn Dầu khí Nhà nước Venezuela (PDVSA) ở Mỹ.
Chu An
Theo baoquocte/Reuters
Venezuela kêu gọi Mỹ khôi phục quan hệ Venezuela hôm 18/9 kêu gọi Mỹ khôi phục quan hệ ngoại giao với Caracas, khẳng định đó là lựa chọn duy nhất đối với Washington. "Đây là con đường còn lại duy nhất ở Washington là đàm phán và ngoại giao sau khi thất bại việc nỗ lực loại bỏ ông Maduro khỏi quyền lực", Phó Tổng thống Venezuela Delcy Rodriguez nói với...