Tăng cường hợp tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức xã hội và các đối tác trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đó là chủ đề của Hội thảo thường niên các tổ chức xã hội năm 2018, tổ chức ngày 12/9 tại Hà Nội.
Tham dự Hội thảo có khoảng 200 đại biểu bao gồm đại diện các cơ quan Đảng, Nhà nước; các đối tác phát triển, tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội trong và ngoài Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), các chuyên gia, nhà khoa học… Đây là Hội thảo thường niên các tổ chức xã hội lần thứ III, sau 2 Hội thảo đã tổ chức trong 2 năm 2016 và 2017.
Hội thảo thường niên các tổ chức xã hội năm 2018
Hội thảo thường niên các tổ chức xã hội năm 2018 do VUSTA tổ chức, với sự phối hợp của Trung tâm Thông tin Tổ chức Phi chính phủ (NGO-IC), Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD), Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID), Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng (LIGHT), Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD), Trung tâm Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD), Trung tâm Nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam (RCED).
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VUSTA cho biết, Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do con người, nhất là do các dự án phát triển kinh tế gây ra. Hạn chế, tiến tới khắc phục cơ bản tình trạng huỷ hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường ngăn ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường”.
Video đang HOT
Trên thực tế, theo TS Phạm Văn Tân, công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, vai trò của các tổ chức xã hội chưa được đẩy mạnh, chưa huy động và khuyến khích nguồn lực khối tư nhân tham gia sâu rộng. Vì thế, với trách nhiệm của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, VUSTA đã không ngừng phát triển tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Hiện trong hệ thống VUSTA đã có 86 hội ngành toàn quốc, 63 Liên hiệp hội địa phương, 500 tổ chức khoa học và công nghệ và trên 101 cơ quan báo chí, đã tập hợp được gần 2 triệu trí thức trong cả nước để tham gia vào công việc này.
Ngoài phiên toàn thể, Hội thảo có 3 phiên thảo luận được tổ chức song song
TS Phạm Văn Tân bày tỏ: Với tính chất liên ngành và chuyên sâu, các tổ chức thành viên, các chuyên gia đã tham gia hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Cụ thể, các trí thức khoa học công nghệ trong và ngoài các tổ chức xã hội đã tham gia tích cực vào các hoạt động như truyền thông, nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhiều sự kiện, mô hình sáng tạo được triển khai ở cộng đồng, nhiều khoá tập huấn, hội thảo được tổ chức với hình thức phong phú, các nhóm tình nguyện đã được hình thành và hoạt động hiệu quả. Các tổ chức xã hội cũng đã tổ chức nhiều sự kiện, diễn đàn nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, thu hút sự quan tâm của công chúng, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực và vận động chính sách bảo vệ môi trường.
Hội thảo có các tham luận chính từ các tổ chức xã hội có hoạt động nổi bật như: Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN), Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID), Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE)… Một số đề tài tham luận: Nguy cơ suy thoái và cạn kiệt tài nguyên nước sông, suối; tác động của nhiệt điện than đến môi trường không khí và sức khỏe con người; vai trò và một số kết quả hoạt động tư vấn, phản biện chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường; môi trường làng nghề Việt Nam – thách thức và giải pháp; tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài…
Ra mắt Liên minh Nước và Sức khỏe Việt Nam
Ngoài phiên toàn thể, trong 3 phiên thảo luận được tổ chức song song, các tham luận tập trung sâu hơn vào các hoạt động can thiệp, vận động chính sách mà các tổ chức xã hội đã và đang làm trong lĩnh vực sức khỏe và môi trường, nhận diện những thách thức và cơ hội mới để đề xuất các giải pháp.
Hội thảo diễn ra trong 01 ngày, kết thúc bằng việc ra mắt Liên minh Nước và Sức khỏe Việt Nam. Với sứ mệnh “Vì nước sạch cho mọi người và sức khỏe cho cộng đồng”, Liên minh gồm các tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia và đóng góp nhằm tăng cường nước sạch cho mọi người và sức khỏe cho cộng đồng. Các tổ chức sáng lập Liên minh gồm: Trung tâm Thông tin Tổ chức Phi chính phủ (NGO-IC), Trường Đại học Y tế công cộng, Viện Nghiên cứu Y – Xã hội học (ISMS), Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD), Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD)./.
Tin, ảnh: Thành Tâm
Theo cpv.org.vn
Tăng cường bảo vệ môi trường các huyện ngoại thành
Theo Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh Nguyễn Văn Phụng, huyện này vừa thành lập 119 tổ tự quản về bảo vệ môi trường. Đây là chương trình "Quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng" tại xã Bình Chánh năm 2018 của Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT) TP.HCM phối hợp với UBND huyện Bình Chánh.
Chương trình này nhằm tăng cường sự tham gia, phối hợp của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là cộng đồng dân cư xã Bình Chánh (huyện Bình Chánh) để giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương. Theo đó, các tổ tự quản ký cam kết vận động 100% người dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Từ kết quả thực hiện tại xã Bình Chánh sẽ được nhân rộng cho các xã còn lại trên địa bàn 5 huyện của thành phố trong giai đoạn tiếp theo.
Thu gom rác trên các tuyến kênh rạch tại xã Phong Phú (huyện Bình Chánh, TP.HCM). Ảnh: T.T
Trước đó, với mục đích tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, Sở TNMT TP.HCM cũng đã tham mưu UBND TP.HCM ban hành kế hoạch triển khai công tác truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trên toàn địa bàn thành phố giai đoạn 2017 - 2020. Kế hoạch này được xây dựng cụ thể, rõ ràng, làm cơ sở cho các sở ngành, quận huyện triển khai hiệu quả công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
Từ năm 2017, Sở TNMT TP.HCM đã phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND các huyện Cần Giờ, Bình Chánh triển khai thí điểm mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại 2 xã Thạnh An (Cần Giờ) và xã Bình Chánh (Bình Chánh), giúp các xã hoàn thành tiêu chí về bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng thành công chương trình nông thôn mới.
Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh cho biết, để cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường các tuyến đường trên địa bàn, UBND huyện đã xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch tổng vệ sinh môi trường tại địa bàn xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B; đồng thời, các xã, thị trấn đồng loạt triển khai thực hiện ra quân tổng vệ sinh dọn dẹp rác, vớt rác, lục bình khơi thông dòng chảy trên các tuyến sông, kênh, rạch hàng ngày; thực hiện Chương trình "15 phút/tuần: vệ sinh môi trường khu vực nhà ở, dân cư"; Chương trình "5 không, 3 sạch", phát tờ rơi tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh môi trường...
Theo Danviet
Cơ sở xử lý rác sinh hoạt phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường nào? Tôi vừa thành lập doanh nghiệp, chúng tôi đang muốn đấu thầu để xử lý rác thải sinh hoạt của huyện. Trước đây, trên địa bàn huyện chỉ có 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng theo đánh giá của người dân thì họ hoạt động không hiệu quả. Nếu bây giờ doanh nghiệp của tôi tham gia đấu thầu...