Tăng cường hoạt động giáo dục về quần đảo Hoàng Sa
Ngày 12-1, UBND huyện Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) tổ chức hội thảo khoa học “Nghiên cứu và truyền thông giáo dục về quần đảo Hoàng Sa, TP Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay”.
Nhà trưng bày Hoàng Sa đưa vào hoạt động từ tháng 3-2018 tại Đà Nẵng
Hội thảo chuyển tải những nội dung cơ bản liên quan đến chiến lược biển, đảo Việt Nam; tiếp tục công bố những nghiên cứu, tư liệu mới liên quan đến quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, TP Đà Nẵng; nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm tuyên truyền, giáo dục về quần đảo Hoàng Sa trong giai đoạn hiện nay.
TS Nguyễn Thanh Minh, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển – Bộ Quốc phòng, cho rằng chiến lược biển được ban hành đã định hướng cho sự phát triển các lĩnh vực kinh tế biển đồng bộ và khắc phục được những bất cập trong quá trình phát triển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế hàng hải, đóng tàu biển và dịch vụ cảng biển. Trong bối cảnh hiện nay cần chú trọng đến công tác kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng – an ninh, hợp tác quốc tế. Để bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải quốc tế, Việt Nam cùng với các nước trong khu vực đang triển khai thực hiện chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để góp phần giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.
Tham luận về cơ chế tài phán quốc tế để bảo vệ các quyền của Việt Nam trên Biển Đông hiện nay, GS-TS Nguyễn Bá Diến (Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo, Giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế) cho rằng: “Muốn có một nền hòa bình đúng nghĩa, để bảo vệ được hiệu quả nền độc lập, sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, không còn sự lựa chọn nào khác, dứt khoát Việt Nam phải xây dựng một “chiến lược bảo vệ chủ quyền, an ninh và hòa bình chủ động” một cách toàn diện và tổng thể của mình”.
Video đang HOT
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, những nghiên cứu về biển Đông có nhiều, riêng tư liệu về Hoàng Sa nói chung cũng tương đối phong phú. Tuy nhiên, việc truyền thông giáo dục thiết thực, hiệu quả về quần đảo Hoàng Sa đến với nhiều đối tượng khác nhau vẫn là vấn đề cấp thiết. Đồng quan điểm, Th.S Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng, cho rằng, việc xác định tuyên truyền, giáo dục về quần đảo Hoàng Sa là sứ mệnh thiêng liêng của mọi người Việt Nam. Đối tượng để tuyên truyền, giáo dục về quần đảo Hoàng Sa rất rộng, nhưng chủ yếu là học sinh-sinh viên.
Riêng đối với TP Đà Nẵng, những năm qua, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng đã đưa Hoàng Sa vào chương trình giáo dục lịch sử địa phương. Hội Khoa học lịch sử TP Đà Nẵng phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Hoàng Sa (năm 2014). Bằng những hoạt động thiết thực, trong những năm qua, UBND huyện Hoàng Sa đã phối hợp với nhiều tổ chức, cá nhân tuyên truyền về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo thiêng liêng này. Việc sưu tầm, tiếp nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu về Hoàng Sa và tiến hành xây dựng Nhà trưng bày Hoàng Sa thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của UBND huyện Hoàng Sa và TP Đà Nẵng trong việc tuyên truyền về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
NGUYÊN KHÔI
Theo SGGP
VN đủ chứng cứ khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa,Trường Sa
Các bằng chứng mà Việt Nam thu thập được hiện nay rất phong phú, đủ sức để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa.
Sáng 12-1, UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã tổ chức Hội thảo khoa học nghiên cứu và truyền thông giáo dục về quần đảo Hoàng Sa trong giai đoạn hiện nay, tại Nhà trưng bày Hoàng Sa.
TS Nguyễn Thanh Minh (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) cho rằng tình hình biển Đông hiện nay còn phức tạp..., có nhiều mặt khó khăn nhưng cũng có mặt tích cực. Theo TS Minh, hợp tác hoà bình cùng phát triển là nguyên tắc chủ đạo.
TS Minh cũng cho rằng chúng ta phải kiên trì đấu tranh bằng tính chính danh trong xu thế hoà bình, giải quyết các tranh chấp bằng con đường pháp lý.
TS Nguyễn Thanh Minh (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) cho rằng, chúng ta phải kiên trì đấu tranh bằng tính chính danh. Ảnh: LÊ PHI.
Theo TS Minh, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, hơn bao giờ hết để thực hiện tốt chiến lược biển, Việt Nam phải khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán của mình trên các vùng biển và hải đảo của tổ quốc.
TS Trần Công Trục (nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ) cho rằng, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh cho chủ quyền thiêng liêng của mình tại Hoàng Sa, Trường Sa.
Tại hội thảo, TS Nguyễn Tuấn Cường (Viện nghiên cứu Hán Nôm) đã công bố những nghiên cứu mới nhất về tài liệu "Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ" đang được lưu trữ tại Đại học Keio (Nhật Bản).
TS Cường cho rằng, đây là tài liệu vô cùng quan trọng, có giá trị về nhiều mặt. "Một trong những giá trị đó là ghi chép và hình họa về Hoàng Sa. So sánh cách mô tả Bãi Cát Vàng với hầu hết các bản đồ nhật trình hiện tại, bản đồ này có phần hoàn chỉnh hơn, có sự phân cách giữa đất liền và ngoài khơi... Đây là sử liệu góp phần khẳng định vị trí ngoài khơi xa của quần đảo Hoàng Sa, chứ không phải dải cát ven bờ", TS Cường nói.
PGS.TS Trần Nam Tiến (Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) cũng cho rằng các bằng chứng lịch sử, pháp lý mà Việt Nam thu thập được hiện nay rất phong phú, đủ sức để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo TS Trần Nam Tiến, trong lịch sử, "tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào đã cho thấy cộng đồng quốc tế đã thừa nhận thực tế này như một sự hiển nhiên".
TS Tiến cũng cho rằng ngoài vấn đề tuyên truyền trong nước thì rất cần đẩy mạnh xuất bản và công bố rộng rãi các tư liệu, tài liệu, các nghiên cứu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa ra quốc tế.
Điểm hành hương về lòng yêu nước
Ông Võ Ngọc Đồng (Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa) cho hay từ xưa đến nay đã có nhiều lớp người Việt đi ra Hoàng Sa, Trường Sa khai phá, xác lập, bảo vệ chủ quyền trên 2 quần đảo này. "Thế hệ chúng ta hôm nay có nghĩa vụ ghi nhớ và tri ân những tiền nhân đã vì Hoàng Sa, Hoàng Sa...".
Theo ông Đồng, cần giáo dục truyền thống để giới trẻ tới với Nhà Trưng bày Hoàng Sa không chỉ được thấy những bằng chứng lịch sử mà Hoàng Sa còn là điểm "hành hương về lòng yêu nước".
Theo PLO
Đà Nẵng: Triển lãm tư liệu báo chí về Hoàng Sa Chiều 12/9, tại Nhà trưng bày Hoàng Sa, UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với UBND huyện Hoàng Sa tổ chức khai mạc triển lãm "Tư liệu báo chí về Hoàng Sa". Triênr lãm tư liệu báo chí về Hoàng Sa vừa khai mạc tại Đà Nẵng chiều 12/9 Theo đó, Triển lãm trưng bày gần 300 bài báo, tư liệu về Hoàng...