Tăng cường hỗ trợ lao động di cư trong đại dịch
Diễn đàn Lao động di cư ASEAN (AFML) lần thứ 13 sẽ được tổ chức trong 2 ngày 11 và 12-11 tại Việt Nam.
Đây là sự kiện thường niên do nước chủ nhà ASEAN tổ chức nhằm thực hiện Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động (NLĐ) di cư. Để chuẩn bị cho sự kiện này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa tổ chức cuộc họp chuẩn bị cho diễn đàn theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Tại cuộc họp, các đại biểu nhận định trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, lao động di cư là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. NLĐ di cư đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững cho cả nước phái cử và nước tiếp nhận. Nhận thức được vai trò của di cư, các quốc gia thành viên ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng luôn quan tâm đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ di cư và gia đình họ. Để bảo vệ NLĐ, các quốc gia đang xem xét các tác động của đại dịch để có biện pháp hỗ trợ lao động di cư.
Lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài
Hiện có trên 560.000 NLĐ đi làm việc có thời hạn tại 35 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dịch Covid-19 khiến lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài đối diện nhiều khó khăn như: bị giảm giờ làm, phải nghỉ làm, thậm chí mất việc. Lệnh hạn chế di chuyển của chính phủ các nước tiếp nhận nên NLĐ buộc phải nghỉ làm, ở trong ký túc xá khiến thu nhập giảm sút.
Video đang HOT
Tình trạng hạn chế các chuyến bay quốc tế, khiến nhiều lao động hết hạn hợp đồng hoặc bị chủ sử dụng chấm dứt hợp đồng bị kẹt lại không thể về nước. Trong bối cảnh đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các doanh nghiệp không đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại các vùng có dịch; làm việc với cơ quan đại diện của nước tiếp nhận về các biện pháp hỗ trợ lao động Việt Nam ở nước ngoài về giải pháp đối với những lao động hết hạn visa, hợp đồng chưa thể về nước.
Sức khỏe lao động Việt Nam bị nhiễm COVID-19 tại Guinea Xích Đạo tạm thời ổn định
Lao động Việt Nam bị nhiễm COVID-19 tại Guinea Xích Đạo được đưa đi chữa trị và cách ly theo quy định của cơ quan y tế sở tại. Qua theo dõi và điều trị, đến nay, sức khoẻ một số người lao động đã tạm thời ổn định.
Ngày 10/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19 báo cáo tình hình, đưa ra các quyết sách, xử lý các vấn đề phát sinh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19 báo cáo tình hình, đưa ra các quyết sách, xử lý các vấn đề phát sinh.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, hiện đang có 219 người lao động Việt Nam làm việc tại Guinea Xích Đạo, trong đó Công ty Lilama 10 là 49 người; Công ty CM Vietnam 164 người; Công ty TNHH Đầu tư sản xuất thương mại dịch vụ Tân Đại Lợi 6 người. Người lao động đang làm việc tại công trình Nhà máy thủy điện Sendje, tỉnh Littorial, nước Cộng hòa Guinea Xích đạo theo hợp đồng giữa ba công ty với Công ty tổng thầu Duglas Alliance Ltd (Anh).
Theo đó, cuối tháng 6/2020, sau khi có biểu hiện ho, sốt, một số người lao động cơ quan y tế xét nghiệm COVID-19. Kết quả xét nghiệm ngày 30/6 nêu rõ có 16 lao động người Việt Nam dương tính với virus SARS-CoV-2 và 20 người nghi nhiễm. Những người này được đưa đi chữa trị và cách ly theo quy định của cơ quan y tế sở tại. Qua theo dõi và điều trị, đến nay, sức khoẻ một số người lao động đã tạm thời ổn định.
Đến các ngày 1-2/7, nhóm lao động tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Đến ngày 9/7, Công ty CM Việt Nam báo cáo có thêm 74 người nhiễm bệnh, nâng số tổng số người Việt Nam nhiễm bệnh tại công trường lên đến 90 người. Công ty Lilama 10 và Công ty Tân Đại Lợi có 23 người nhiễm COVID-19. Như vậy, tổng số có 112/219 người lao động nhiễm COVID-19. Hiện tất cả các trường hợp nhiễm bệnh đã được đưa đi chữa trị theo quy định của Guinea Xích Đạo.
Ngay sau khi nhận được thông tin, ngày 3/7, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã gửi văn bản lên Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Angola kiêm nhiệm Cộng hoà Guinea Xích Đạo; báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; tạo điều kiện để doanh nghiệp đưa lao động về nước theo nguyện vọng của người lao động.
Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo 3 công ty làm việc với chủ đầu tư, nhà thầu chính tạm dừng công việc tại công trường; hướng dẫn biện pháp phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh; đảm bảo điều kiện vệ sinh ăn ở đầy đủ dinh dưỡng; xây dựng phương án đảm bảo quyền, lợi ích của người lao động.
Hiện nay, các công ty đã trao đổi với chủ đầu tư, nhà thầu chính để dừng việc tại công trường; có phương án chuyển toàn bộ người lao động để tránh dịch bệnh theo nguyện vọng của người lao động.
Liên quan đến một số thông tin trên mạng xã hội phản ánh "người lao động bị nhiễm bệnh, không được ăn uống", Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, một số lao động đang làm việc tại công trường hoạt động bình thường; một số lao động cách ly tại bệnh viện trong ngày đầu tiên được cung cấp khẩu phần ăn của nước sở tại, không có rau và cơm Việt Nam. Ngay sau đó, công ty đã yêu cầu bổ sung khẩu phần ăn do chính công ty cung cấp, phù hợp với người lao động Việt Nam.
Nhận thấy diễn biến dịch bệnh COVID-19 nghiêm trọng, tỷ lệ lây nhiễm cao, cần điều trị kịp thời, trong khi đó vụ việc xảy ra ở ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
Do đó, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động, vừa thể hiện tính nhân đạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ tổ chức chuyến bay cứu hộ công dân để đưa toàn bộ số lao động trên về nước, đồng thời đảm bảo cách ly y tế và điều trị theo quy định. Chi phí chuyến bay do doanh nghiệp và nhà thầu chịu chi phí.
Theo đó, thủ đô Malabo của Guinea Xích Đạo nằm ở giữa đảo, trong khi lao động Việt Nam đang làm việc ở đất liền, gần sân bay quốc tế Bata hơn, việc di chuyển dễ dàng hơn. Còn nếu đỗ ở thủ đô Malabo phải thêm 1 chuyến bay nội địa bay ra giữa đảo, Thứ trưởng Lê Văn Thanh đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, khảo sát chuyến bay thẳng.
Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kịp thời đưa bà con, học sinh-sinh viên người Việt Nam bị kẹt ở nước ngoài và người nước ngoài như chuyên gia, học sinh-sinh viên, nhà quản lý, công nhân lành nghề... có nhu cầu cần thiết vào Việt Nam; đưa công nhân Việt Nam đi lao động ở nước ngoài kịp thời.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao, các đại sứ, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục thực hiện các kết luận của Thủ tướng Chính phủ như tháo gỡ đường bay với Trung Quốc, mở chuyến bay trung chuyển ở Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản...
Đồng thời, Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài làm việc với Chính phủ nước sở tại để tăng chuyến bay cứu hộ, mở các chuyến bay thương mại nhằm đón công dân Việt Nam, nhà đầu tư, chuyên gia về Việt Nam, đồng thời đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; có chuyến bay cứu hộ công dân ở Guinea Xích Đạo ngay tức thời trên tinh thần làm hết sức mình để bảo hộ công dân.
Xét nghiệm COVID-19 cho người có nhu cầu xuất cảnh Bộ Y tế ban hành công văn 4974/BYT-DP gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về xét nghiệm COVID-19 cho người có nhu cầu xuất cảnh. Ảnh minh họa Công văn nêu rõ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc vừa phát...