Tăng cường giáo dục pháp luật cho đồng bào biên giới, hải đảo
Căn cứ Quyết định số 1611/QĐ – UBND ngày 28/5/ 2014, UBND tỉnh Thanh Hóa thực hiện Đề án &’Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật cho cán bộ và nhân dân vùng biên giới hải đảo’.
Ý thức chấp hành pháp luật của người dân xuất phát từ tri thức và hiểu biết về pháp luật. Tuy nhiên, đối với đồng bào ở vùng biên giới và hải đảo, trình độ dân trí thấp, mức độ tiếp cận với thông tin về pháp luật và kiến thức về pháp luật còn hạn chế.
Từ thực tế trên, chính quyền tỉnh Thanh Hóa xác định, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật để người dân tự giác trong thực hiện bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ quốc gia. Từ đó, tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện đề án: &’Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ nhân dân vùng biên giới hải đảo giai đoạn 2013 – 2016′.
Các cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Bát Mọt và đồng bào biên giới tham dự Hội nghị
Theo chỉ thị của UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 22/8/2014, UBND huyện Thường Xuân chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức Hội nghị tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới các cán bộ và đồng bào vùng biên giới.
Thực hiện đề án
Đồn Biên phòng Bát Mọt được chọn là nơi tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Bát Mọt là một xã vùng cao của huyện Thường Xuân, giáp ranh với huyện Hủa Phăn (Sầm Tớ) của nước bạn Lào và huyện Quế Phong (Nghệ An).
Video đang HOT
Phó chủ tịch huyện Thường Xuân, Cầm Bá Đứng tham gia công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và đồng bào biên giới
Nội dung tuyên truyền tập trung vào các quy định và điều luật về biển đảo, luật biên giới quốc gia. Đồng thời, nêu cao vai trò của công tác phổ biến giáo dục bằng hình thức xây dựng tủ sách pháp luật tại các cơ quan, đơn vị vùng biên giới nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật. Hội nghị tập huấn có hơn 100 người tham gia là các cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Bát Mọt và đồng bào biên giới. Bên cạnh việc tuyên truyền miệng trong hội nghị, các học viên còn được cấp phát tài liệu để tìm hiểu thêm.
Đồng chí Cầm Bá Huyến, Trưởng phòng văn hóa huyện chia sẻ: &’Đây là một chương trình vô cùng ý nghĩa, không những thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ và nhân dân biên giới. Mà thông qua đó, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật cho cán bộ công tác trên địa bàn và đồng bào dân tộc thiểu số ở nơi biên giới xa xôi này’.
Trong công tác giáo dục và phổ biến pháp luật, cán bộ cấp xã, thôn là &’cầu nối’ quan trọng để pháp luật đến được với người dân.Vì vậy, mỗi cán bộ xã cần nêu cao trách nhiệm trong việc tham gia tuyên truyền các chủ trương, chính sách, điều luật thiết thực đến với bà con bằng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ; kịp thời giải quyết những kiến nghị, đáp ứng những băn khoăn của nhân dân. Có được như vậy, đề án phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân biên giới hải đảo mới đạt được thành công như mong đợi.
Lương Diễn
Theo_Người Đưa Tin
Nhà công vụ xã đang xây bị bỏ hoang, nhà thầu 'bỏ trốn'
Trong khi các cán bộ xã Tân Thanh, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đang phải làm việc trong ngôi nhà cấp 4 ẩm thấp, tòa nhà 3 tầng do UBND tỉnh quyết định đầu tư xây cho cơ quan công vụ xã đang xây dở lại bị "bỏ rơi", nhà thầu cũng "mất tăm".
Phóng viên Nguoiduatin.vn vừa "mục sở thị" tòa nhà 3 tầng dành cho cán bộ công chức xã Tân Thanh đang xây dựng dở. Trái với hình ảnh về một công trường xây dựng, ở đây, không một bóng công nhân hay cán bộ kỹ thuật xây dựng, thay vào đó là đá gạch nằm ngồn ngang.
Tòa nhà được xây đạt tới 50 % bất ngờ bị ngừng lại và nhà thầu cũng 'bỏ trốn'
Theo tìm hiểu của phóng viên, tòa nhà 3 tầng đang xây bị 'bỏ rơi' này chính là trụ sở làm việc mới của các cán bộ xã Tân Thanh, thay thế cho ngôi nhà cấp 4 xuống cấp nằm bên đường. Lâu nay, toàn bộ cán bộ nhân viên của xã này vẫn chia nhau không gian làm việc trong những căn phòng chật hẹp đó.
Đáp ứng nguyện vọng của các cán bộ công chức xã, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt kế hoạch xây dựng công sở xã Tân Thành, huyện Thường Xuân theo quyết định 313/QĐ - UBND ngày 21/1/2013 về việc đầu tư công sở của các xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2013. Tòa nhà được bắt đầu khởi công từ 10/2013, đến nay được hơn 8 tháng. Tuy nhiên, khi công trình xây đạt gần 50%, bất ngờ bị bỏ dở. Phía nhà thầu cũng "không cánh mà bay".
Chưa thống nhất
Trao đổi với phóng viên Nguoiduatin.vn, ông Lương Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết :&'Công trình được xây dựng dựa trên nguồn vốn của tỉnh với tổng chi phí hơn 6 tỷ đồng. Công ty TNHH Thanh Cao là đơn vị chịu trách nhiệm thi công. Trong văn bản hợp đồng đã ghi rõ, việc thanh toán dựa trên cơ sở khối lượng công việc thực tế hoàn thành được nghiệm thu và khi có kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước cấp. Giá trị thanh toán từng lần bằng 70% giá trị được nghiệm thu, chủ đầu tư giữ lại 30% với lý do đơn vị thi công không thực hiện bảo lãnh hợp đồng tại Ngân hàng. Sau khi công trình hoàn thành và hai bên nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, xã sẽ thanh toán số tiền là 25%, để lại 5% giá trị bảo hành công trình theo Luật xây dựng'.
Ông Cường cũng cho biết thêm, chủ đầu tư là UBND xã Tân Thành đã thực hiện đúng với nội dung hợp đồng. Đồng thời, xã đã hết sức tạo điều kiện cho đơn vị thi công đảm bảo thực hiện đúng quy trình và tiến độ công việc, thậm chí ban quản lý công trình đã thống nhất thanh toán vượt quá so với hợp đồng đã ký để đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, phía nhà thầu đã cho ngừng thi công và đưa ra những đề nghị không có trong hợp đồng nên chính quyền xã Tân Thanh không thể đồng ý.
Dãy nhà cấp 4 mà cán bộ, nhân viên xã xã Tân Thanh, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đang làm việc
Theo phản ánh của các cán bộ xã, trong quá trình thi công, nhà thầu đã thực hiện chậm trễ, số công nhân thi công hàng ngày quá ít, chỉ khoảng 8 - 9 người. Dù chính quyền xã đã nhiều lần nhắc nhở và đề nghị nhà thầu đẩy nhanh tiến độ nhưng công trình đã ngừng thi công vào ngày 12/7/2014.
Công ty TNHH Thanh Cao sau đó đã gửi văn bản yêu cầu những nội dung không có trong hợp đồng, trong đó, đưa lý do nhà thầu thực hiện việc xây dựng công trình dựa trên nguồn vốn tự có của công ty. Việc chủ đầu tư là UBND xã Tân Thành giữ lại số tiền 30% giá trị khối lượng công trình đã hoàn thành (nội dung đã có trong hợp đồng) làm cho việc lưu thông vốn của đơn vị thi công bị đình trệ và không thể bỏ vốn ra để thực hiện các phần tiếp theo. Điều này trái với cam kết lúc đầu là nhà thầu đảm bảo thực hiến đúng tiến độ công trình mà không phụ thuộc vào chủ đầu tư và nguồn vốn của Nhà nước.
Ông Cường chia sẻ: &'Do năng lực chuyên môn trong quản lý đầu tư của cán bộ địa phương còn yếu, không đảm bảo yêu cầu trong quản lý và giám sát nên chính quyền đã thuê bên thứ 3 làm tư vấn xây dựng về các vấn đề kiểm tra, giám sát thi công và các vấn đề pháp lý'.
UBND xã Tân Thành và nhà thầu đã họp bàn để tìm ra hướng giải quyết, nhưng do không thống nhất được những điều khoản mà bên đơn vị thi công đưa ra ngoài hợp đồng, nên công trình đã ngừng thi công không có thời hạn. Chính quyền xã đã báo cáo lên cấp huyện song vẫn chưa có sự chỉ đạo của cấp trên.
Việc chờ đợi có một trụ sở làm việc sạch sẽ và khang trang đối với các cán bộ công chức xã Tân Thành vẫn còn là một điều đáng băn khoăn.
Lương Diễn
Theo_Người Đưa Tin
Bệnh nhân chết bất thường sau khi truyền nước và tiêm Sau khi được y tá tại Phòng khám tư truyền 2 chai nước, ông Chu Đình Thành (43 tuổi, xã Ngọc Phụng, Thường Xuân - Thanh Hóa) đã bị hôn mê. Ông Thành được chuyển lên BV Đa khoa huyện Thường Xuân và tử vong sau khi tiếp tục được tiêm và truyền. Theo ông Chu Đình Lập, anh trai nạn nhân Thành,...