Tăng cường giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
Để từng bước giảm thiểu và tiến tới ngăn chặn tình trạng phát sinh chất thải nhựa, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và phát động phong trào chống chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp tại địa phương, vận động các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành ký cam kết hoặc tuyên bố hành động chống rác thải nhựa.
Nông dân thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật để tiêu hủy. (Nguồn ảnh: Vietnam )
Hiện nay, chất thải nhựa đã và đang trở thành thách thức rất lớn trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng vật liệu nhựa cho phát triển sản xuất dẫn tới lượng thải bỏ tăng dần theo từng năm. Do vậy, nhằm phòng, tránh tác hại của chất thải nhựa, ngành nông nghiệp đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý, giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế và phổ biến, tuyên truyền tới tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hạn chế tối đa sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 1746/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/12/2019 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 và Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị tuyên truyền, phổ biến thông tin, tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành tham gia hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”; hạn chế sử dụng và tiến tới nói không với việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường.
Video đang HOT
Bên cạnh đó,thực hiện có hiệu quả việc thu gom, phân loại chất thải nhựa, hạn chế tối đa việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Xây dựng các chương trình, hoạt động cụ thể nhằm phát huy các sáng kiến, mô hình thu gom, phân loại và tái sử dụng chất thải nhựa đáp ứng được quy định bảo vệ môi trường.
Nhằm đạt được mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị các đơn vị trong ngành tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, đối với Tổng cục Thủy sản, tập trung thực hiện các giải pháp thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa và hạn chế sử dụng phao xốp để làm nổi các lồng bè nuôi cá; kiểm soát chặt chẽ chất thải nhựa tại các khu bảo tồn biển và cộng đồng dân cư ven biển. Đồng thời, xây dựng, thực hiện các giải pháp thu hồi các ngư cụ như lưới, phao bị thất lạc, bỏ quên hoặc thải bỏ trên biển; đánh giá hiện trạng sử dụng, phát thải túi ni-lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần tại các cảng cá, bến cá và trên các phương tiện khai thác thủy sản.
Đối với Tổng cục Lâm nghiệp, cần tập trung thực hiện các giải pháp giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa trong sản xuất giống cây lâm nghiệp và các hoạt động lâm nghiệp khác có liên quan. Với Cục Trồng trọt, tập trung thực hiện các giải pháp giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa trong sản xuất giống cây trồng nông nghiệp và canh tác nông nghiệp.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện các giải pháp quản lý, thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý nhằm giảm phát sinh chất thải nhựa tại địa phương.
Hướng dẫn, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân về việc thu gom, xử lý chất thải nhựa từ bao gói thuốc bảo vệ thực vật theo Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 19/5/2016 giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường; chất thải nhựa từ bao bì phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và các sản phẩm nông sản. Đồng thời, xây dựng và phát động phong trào chống chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp tại địa phương, vận động các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành ký cam kết hoặc tuyên bố hành động chống rác thải nhựa.
Cẩm Phả: Đầu tư, nâng cấp các công trình thuỷ lợi
TP Cẩm Phả có trên 1.050ha nuôi trồng thuỷ sản ven biển và trên 1.200ha canh tác nông nghiệp. Mặc dù diện tích sử dụng cho ngành nông nghiệp không nhiều, nhưng lại tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 2 vạn lao động.
Vì vậy, thời gian qua, song song với việc triển khai nhiều chương trình, dự án để khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thành phố đã chú trọng đầu tư nâng cấp, xây mới những công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất, tưới tiêu mùa vụ.
Công trình hồ chứa nước tại thôn Hà Loan, xã Cộng Hoà (TP Cẩm Phả) đang phát huy tác dụng cung cấp nước canh tác nông nghiệp.
Khu vực sản xuất nông nghiệp của TP Cẩm Phả nằm chủ yếu ở 3 xã là Cộng Hoà, Dương Huy và Cẩm Hải. Diện tích đất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản ở các địa phương này có đặc điểm là nhỏ lẻ lại nằm xen kẽ với khu dân cư. Nhiều khu vực lại cách trở bởi lạch sông, lạch biển. Mặt khác, thời gian qua, do việc khai thác tài nguyên, khoáng sản ở thượng nguồn các sông, suối diễn ra mạnh mẽ làm thay đổi dòng chảy, cạn kiện nguồn nước sinh thuỷ, dẫn đến tình trạng nhiều diện tích nông nghiệp bị ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước canh tác nghiêm trọng vào mùa khô. Đặc biệt, nhiều khu vực chỉ canh tác được một vụ trong năm, còn lại để hoang hoá. Đây là những khó khăn lớn trong việc đầu tư hệ thống thuỷ lợi của địa phương nếu không có giải pháp hữu hiệu.
Đứng trước thực trạng đó, vài năm trở lại đây, TP Cẩm Phả đã chủ động triển khai đánh giá tổng thể các công trình thuỷ lợi, tiềm năng đầu tư xây dựng mới các hồ chứa nước, hệ thống kênh mương thuỷ lợi để tiếp tục phân bổ nguồn lực xây dựng thêm các công trình đáp ứng tốt nhu cầu nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Hiện nay, ở vùng nông thôn của thành phố có 14 hồ, đập chứa nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu, phòng, chống lũ quét.
Hệ thống cây xanh khu vực đầu nguồn đập Lựng Do, xã Dương Huy (TP Cẩm Phả) được chăm sóc, bảo vệ tốt góp phần bảo vệ an toàn công trình thuỷ lợi ở khu vực hạ lưu.
Từ việc phân tích, đánh giá thực tiễn thực trạng cụ thể, thời gian qua, thành phố đã phối hợp triển khai đầu tư nâng cấp các công trình phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cũng như nhu cầu tưới, tiêu trong nông nghiệp. Cụ thể, từ các nguồn vốn của chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2017-2020, TP Cẩm Phả đã nâng cấp 3,5km kênh dẫn nước, cải tạo, nâng cấp 4 hồ chứa nước gồm: Cao Vân, Tân Tiến, Lựng Do, Đầm Đá. Tổng kinh phí dành cho các công trình này lên tới 46 tỷ đồng.
Với cách làm này, TP Cẩm Phả đã kiên cố hoá toàn bộ hệ thống hồ, đập chứa nước, kênh, mương thuỷ lợi phục vụ tưới, tiêu và cấp nước sinh hoạt. Khu vực sản xuất nông nghiệp của thành phố đã có tới 90,1% diện tích được cung cấp nước tưới tiêu. Kết quả đó đã tạo điều kiện quan trọng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đáp ứng tốt yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời thiết thực giảm nhẹ thiên tai.
Cùng với việc triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, hệ thống thuỷ lợi được hoàn thiện đã giúp cho thu nhập bình quân của người làm nông nghiệp trên địa bàn TP Cẩm Phả tăng lên sau mỗi năm. Nếu như năm 2013, thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn của thành phố là 25,89 triệu đồng/người/năm thì hiện nay đã tăng lên 51 triệu đồng/người/năm. Năm 2019, cả 3 xã vùng nông thôn của thành phố đều đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Hiện nay, toàn thành phố đã có 1.086 vườn mẫu nông thôn mới và trên 80% gia đình ở khu vực nông thôn, miền núi đạt gia đình nông thôn kiểu mẫu. Diện mạo nông thôn có sự đổi thay rõ nét.
Nông dân TP Cẩm Phả thu hoạch vụ mùa năm 2020.
Mặc dù hiện nay, hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu cung cấp nưới tưới, tiêu cho khu vực nông nghiệp, nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường do biến đổi khí hậu. Vì vậy, thành phố đang phối hợp nghiên cứu để đầu tư nâng cấp thêm một số hồ, đập chứa nước để phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Trước mắt, thành phố đang tập trung nghiên cứu để cải tạo, nâng cấp hồ Khe Giữa (xã Dương Huy), hồ Ao Cói và hồ Rừng Miếu (xã Cộng Hoà)...
Quảng Ninh bổ nhiệm tân Giám đốc Sở trẻ nhất tỉnh Sáng 24/11, UBND tỉnh Quảng Ninh trao Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT giữ chức vụ Giám đốc Sở NN-PTNT. Ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh, phát biểu tại buổi lễ, cho biết: Có thể nói, trong suốt quá trình công tác, ông Nguyễn Văn Công đã trải qua...