Tăng cường giải pháp bảo đảm an toàn giao thông cho phương tiện thủy gia dụng
Chiều 18-11, tại TP Cần Thơ, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia phối hợp với Ban ATGT TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị tăng cường giải pháp bảo đảm an toàn giao thông cho phương tiện thủy gia dụng.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia dự và chủ trì hội nghị.
Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, cả nước hiện có 2.360 con sông, kênh, rạch, tổng chiều dài khoảng 42.000km, có thể khai thác vận tải thủy. Tình hình vi phạm trật tự ATGT đường thủy nội địa trên phạm vi cả nước vẫn còn diễn biến phức tạp, tính đến tháng 10-2020, cả nước xảy ra 17 vụ tai nạn có liên quan đến phương tiện dân sinh (phương tiện gia dụng), làm chết 33 người, chiếm 80,4% trên tổng số người chết do tai nạn giao thông đường thủy.
Ông Phan Văn Duy, Phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho rằng, ý thức của người dân chưa cao trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT đường thủy; lực lượng quản lý và tuần tra, kiểm soát tại địa phương còn mỏng, trong khi người dân sử dụng phương tiện thủy gia dụng vào hoạt động mang tính tự phát, phạm vi hoạt động rộng, dàn trải; chế tài xử phạt vi phạm hành chính còn thấp không đủ sức răn đe; hầu hết các tỉnh, thành phố chưa ban hành quy định về quản lý đối với các loại phương tiện được miễn đăng ký, đăng kiểm…
Video đang HOT
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, phần lớn người dân sử dụng phương tiện thủy gia dụng phục vụ nhu cầu đi lại nhưng ít quan tâm trang bị phương tiện cứu sinh.
Phát biểu tại hội nghị, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia lưu ý trong thời gian tới, các ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các cấp thực hiện các giải pháp theo nội dung Công văn số 347/TTg-CN ngày 18-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn ngừa, hạn chế các vụ tai nạn đường thủy do các phương tiện nhỏ, thô sơ gây ra; rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa; thực hiện tổng điều tra phương tiện thủy nội địa, thuyền viên, người lái phương tiện và đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền gắn với địa phương từ cấp cơ sở nhằm đạt hiệu quả tuyên truyền cao nhất; đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức rà soát, phân loại phương tiện thủy nội địa trên địa bàn (kể cả phương tiện thô sơ) để thuận tiện trong công tác quản lý, đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa đồng thời ban hành quy định về tổ chức quản lý đối với phương tiện thủy không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 mã lực, phương tiện có sức chở đến 12 người đủ điều kiện an toàn theo quy định.
Ủy ban ATGT Quốc gia đề nghị Bình Dương dẹp đua xe trái phép
Gần đây, các thanh thiếu niên tụ tập đua xe trái phép tăng mạnh ở Bình Dương gây tai nạn nghiêm trọng.
Ngày 11/11, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đề nghị ngăn chặn, xử lý tình trạng thanh thiếu niên điều khiển và đua môtô trái phép trên địa bàn.
Theo ông Hùng, thanh thiếu niên chạy xe máy thành đoàn, đua xe, cổ vũ đua xe bất ngờ tăng mạnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Hành vi trên gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông khiến dư luận bức xúc.
Đặc biệt, ngày 8/11, một thanh niên điều khiển môtô "độ chế" không biển số, đánh võng, lạng lách và vượt đèn đỏ gây tai nạn làm 3 người tử vong.
Hiện trường vụ thiếu niên điều khiển xe "độ" vượt đèn đỏ làm 3 người tử vong ngày 8/11. Ảnh: Đ.T.
Phó chủ tịch Ủy Ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng nguyên nhân trực tiếp của việc thanh niên tụ tập đua xe là do thiếu ý thức, thiếu hiểu biết pháp luật.
Bên cạnh đó, cha mẹ thiếu trách nhiệm khi giao xe cho người các em chưa đủ điều khiện điều khiển. Các tổ chức, cá nhân đã cố tình thay đổi thiết kế, tăng công suất động cơ, vi phạm pháp luật về an toàn kỹ thuật đối với môtô, xe máy.
Ông Khuất Việt Hùng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương kiêm Trưởng Ban ATGT chỉ đạo CSGT phối hợp với lực lương khác tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
Đặc biệt là các hành vi vi phạm tốc độ, chạy xe thành đoàn, lạng lách đánh võng, xe "độ chế", không biển số, xe thay đổi thiết kế... Đồng thời xử lý nghiêm hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển.
Bình Dương cần cương quyết ngăn chặn, xử lý các cá nhân đua xe, tổ chức đua xe, tụ tập gây rối trật tự công cộng. Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các tổ chức cá nhân cố tình thay đổi thiết kế, tăng công suất động cơ trái phép.
Ngoài ra, tỉnh cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông cho thanh thiếu niên; nâng cao vai trò của gia đình, chính quyền trong việc quản lý con em, thanh thiếu niên để phòng ngừa tụ tập đua xe.
Chỉ đạo "nóng" sau vụ xe U oát lao xuống vực sâu khiến 7 người thương vong ở Hà Giang Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng khiến 7 người thương vong, xử lý nghiêm trách nhiệm của lái xe và chủ sở hữu xe ô tô theo quy định pháp luật. Sau vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng...