Tăng cường đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay, là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tuyên giáo, nhất là trong bối cảnh tiến tới Đại hội XIII của Đảng.
Sáng nay 29-12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác tuyên giáo năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Tham dự hội nghị còn các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: T.B
Báo cáo tại hội nghị, đồng chí Võ Văn Phuông, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, năm 2018 là năm thứ 3 triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, ngành Tuyên giáo tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện các lĩnh vực, hoàn thành một khối lượng công việc lớn, phức tạp, bảo đảm kế hoạch cũng như nhiệm vụ đột xuất, có sự chuyển biến rõ nét về chất lượng, hiệu quả tham mưu và tổ chức thực hiện trong toàn ngành; Chủ động hơn trong phát hiện vấn đề, kịp thời hơn trong tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số nội dung mới và khó, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; Tìm tòi, sáng tạo đổi mới nhiều hơn trong nội dung, phương thức tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; Thúc đẩy việc biên soạn, hoàn thiện, cập nhật các loại tài liệu, đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị; Chỉ đạo, định hướng tuyên truyền toàn diện, đồng bộ đời sống chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh đất nước; Cổ vũ, động viên tinh thần thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Tạo chuyển biến rõ nét trong tham mưu các lĩnh vực giáo dục, khoa học, môi trường, y tế, an sinh xã hội; góp phần phát triển nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học cho đất nước phát triển; Hoạt động văn hóa có một số khởi sắc, mang đến những giá trị tốt đẹp trong đời sống tinh thần nhân dân; Ngành Tuyên giáo tiếp tục đóng góp quan trọng, thể hiện rõ vai trò đi trước một bước dẫn đường cho các phong trào cách mạng; được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng, ghi nhận.
Tuy nhiên, hội nghị cũng thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Tuyên giáo còn tồn tại một số hạn chế: Một số nơi, việc học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng còn biểu hiện chưa nghiêm; việc xây dựng chương trình, kế hoạch hành động chưa sát hợp với từng lĩnh vực, địa bàn, cơ quan, đơn vị; công tác tuyên truyền đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, nhất là truyền tải tới nhân dân chưa tốt; việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc, sơ kết, tổng kết thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng trên lĩnh vực tuyên giáo có nơi, có lúc chưa được chủ động, chất lượng, hiệu quả chưa cao.
Bên cạnh đó, việc thực hiện Chỉ thị 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa chủ động, sáng tạo, còn lúng túng trong việc cụ thể hóa chuyên đề năm cho sát với thực tiễn; Việc tham mưu triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị trên lĩnh vực khoa giáo còn ít chú trọng tới khía cạnh tư tưởng chính trị trong từng lĩnh vực, địa bàn; Công tác đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, nhất là với những thông tin xấu độc trên Internet, mạng xã hội còn lúng túng về nội dung, phương thức và tổ chức lực lượng.
Video đang HOT
Ngoài ra, trước một số vụ việc, vấn đề phức tạp, nhạy cảm phát sinh, nhiều địa phương thiếu tính chủ động, còn trông chờ văn bản của cấp trên. Công tác nắm bắt, phản ánh, định hướng tư tưởng chính trị, dư luận xã hội chưa được gắn chặt chẽ, thường xuyên với công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức hoạt động phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn; Công tác chỉ đạo, định hướng thông tin, chấn chỉnh, xử lý sai phạm trong hoạt động báo chí có lúc, có việc chưa quyết liệt; việc quản lý đội ngũ cộng tác viên của nhiều tờ báo có cơ quan thường trú ở các địa phương chưa chặt chẽ, kỷ cương hoạt động báo chí chưa được siết chặt, đạo đức nghề báo ở một số phóng viên còn thấp, dẫn đến sai phạm nghiêm trọng…
Các đại biểu tham dự hội nghị trao đổi trong giờ giải lao. Ảnh: T.B
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, điểm lại những kết quả nổi bật trong kinh tế – xã hội năm 2018, đồng chí Trần Quốc Vượng đánh giá, trong những thành tích chung của cả nước, có đóng góp quan trọng của ngành Tuyên giáo cả nước. Ngành Tuyên giáo đã bám sát sự chỉ đạo, lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp phối hợp chặt chẽ trong và ngoài ngành, không ngừng đổi mới sáng tạo, nỗ lực triển khai đồng bộ, thực hiện toàn diện các nhiệm vụ được giao.
Về nhiệm vụ năm 2019, đồng chí Trần Quốc Vượng yêu cầu, các cấp ủy, ngành Tuyên giáo cần tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác Tuyên giáo ở các cấp. Trên cơ sở chủ trương của Đảng, tình hình thực tế, phải xác định, lựa chọn những nội dung, vấn đề quan tâm trọng tâm, trọng điểm, xây dựng mô hình cụ thể ở cơ sở để rút kinh nghiệm, nhân rộng, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc đang đặt ra, tạo sự chuyển biến thực sự ở các cấp, tránh việc quá quan tâm tổ chức sự kiện.
Ngành Tuyên giáo phải chủ động giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điếm sai trái thù địch trong tình hình mới. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay, là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tuyên giáo, nhất là trong bối cảnh tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Để làm được việc này, toàn ngành phải tăng cường thông tin tuyên truyền những thành quả của đất nước từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và công tác xây dựng Đảng với những mô hình cách làm hay, những tập thể, cá nhân tiêu biểu; huy động tối đa lực lượng làm công tác tư tưởng của Đảng, Nhà nước, đoàn thể trong công tác tuyên truyền; đồng thời phải đẩy mạnh tuyên truyền, đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chống “diễn biến hòa bình”, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; phòng chống tham nhũng lãng phí.
Đồng chí Trần Quốc Vượng cũng đề nghị ngành Tuyên giáo cần tăng cường chỉ đạo, định hướng quản lý báo chí xuất bản và tăng cường quản lý thông tin trên mạng xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới. Bởi, trong bối cảnh công nghệ, mạng viễn thông ngày càng phát triển mạnh mẽ hiện nay, việc quản lý, định hướng báo chí xuất bản và thông tin trên mạng xã hội là hết sức quan trọng, có tác động cực kỳ to lớn đến đời sống xã hội, niềm tin của người dân; ngành Tuyên giáo phải xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, bức thiết trong thời gian tới!
Đồng chí Trần Quốc Vượng phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh:T.B
Đồng chí Trần Quốc Vượng cũng yêu cầu ngành Tuyên giáo tiến hành tổng kết thực tiễn, phục vụ chuẩn bị Văn kiện XIII của Đảng, tổng kết 30 năm Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và văn kiện đại hội Đảng các cấp.
Trong quá trình này phải kiên định, giữ vững mục tiêu, định hướng, có phương pháp luận đúng đắn, có kế thừa, đổi mới, sáng tạo. Đồng thời dự báo, đề xuất với Trung ương giải pháp đấu tranh với các biểu hiện cơ hội chính trị, chủ nghĩa dân túy, tư bản thân hữu, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
TRẦN BÌNH
Theo SGGP
Ông Phạm Minh Chính: "Không đổi xe khi lên chức cũng là nêu gương"
Sáng nay (23.11), Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị diễn ra trực tuyến kết nối với 74 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố và các cơ quan Trung ương để triển khai các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII.
Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (ảnh IT).
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư cho rằng: Hội nghị Trung ương 8 diễn ra vào thời điểm giữa nhiệm kỳ khóa XII, là năm bản lề 2018 có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng và là năm khởi đầu cho việc chuẩn bị Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tại hội nghị Trung ương 8, Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Nghị quyết về phát triển bền vững kinh tế Biển; Kết luận về kinh tế xã hội và một số vấn đề quan trọng khác.
Ông Trần Quốc Vượng cho biết, tại hội nghị, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng được Bộ Chính trị giao trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và tham gia trong quá trình xây dựng đề án, giành thời gian giới thiệu Nghị quyết, Kết luận của Trung ương một cách khá chi tiết cả nội dung và kết quả quá trình nghiên cứu thảo luận và quyết định của Trung ương để các đồng chí hiểu sâu, nắm chắc, những vấn đề cơ bản, vấn đề mới, cốt lõi để giới thiệu nội dung của Hội nghị Trung ương cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng tại địa phương, đơn vị mình.
Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, sau Hội nghị đề nghị các cấp ủy Đảng, tổ chức Đảng, đoàn thể tổ chức việc triển khai học tập quán triệt Nghị quyết, quy định đến cán bộ, đảng viên và nhân dân ở địa phương, đơn vị mình. Quá trình học tập, tuyên truyền Nghị quyết cần coi trọng tính thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, đồng thời chỉ đạo quyết liệt, nhanh chóng đưa Nghị quyết vào cuộc sống, nhất là thực hiện ngay quy định về trách nhiệm nêu gương.
Nói về quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính tri, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nêu rõ: Quy định lần này xác định rất cụ thể yêu cầu trách nhiệm nêu gương. Quy định nêu rõ, cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu nêu gương. Một trong những ý nghĩa quan trọng của Quy định là tạo sự khích lệ hoàn thiện, tự soi, tự sửa, tự điều chỉnh thái độ và hành vi, răn đe, cảnh tỉnh, cảnh báo, phòng ngừa nguy cơ sai phạm của từng đồng chí lãnh đạo cấp cao.
"Quy định lần này nhấn mạnh, thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh, không tranh công đổ lỗi, dũng cảm nhận khuyết điểm, trách nhiệm, chủ động xin từ chức khi thấy mình không đủ điều kiện, năng lực, uy tín thực hiện nhiệm vụ", Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nói và nêu ví dụ, như tại cơ quan, người thủ trưởng cơ quan ra về quan sát điện nước, cổng cửa ra vào, chỉ là một hành động nhỏ của vị lãnh đạo đó cũng tác động lớn, thể hiện nêu gương của người đứng đầu. Việc tuy nhỏ nhưng tác động lớn. Vì từ việc nhỏ nếu biết nêu gương thì sẽ nêu gương việc lớn, từ đó càng ảnh hưởng lớn", ông Phạm Minh Chính nói.
Ông nêu thêm ví dụ về lối sống giản dị, tiết kiệm, như không thay đổi xe, sửa sang văn phòng khi được đề bạt lên chức hay nhường tiêu chuẩn nhà cho cấp dưới. "Như trước đây trong chiến tranh có nhiều trường hợp nhường cả áo may ô, nhường cá khô, lốp xe, nan hoa xe đạp cho cán bộ cấp dưới, việc rất đơn giản, bình dị, nhưng rất sâu sắc", ông Phạm Minh Chính nói.
Theo Danviet
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính tiếp Đặc phái viên của Thủ tướng Nhật Bản Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính bày tỏ trân trọng cảm ơn ngài Nikai Toshihiro và Đoàn Đặc phái viên của Thủ tướng Shinzo Abe sang chia buồn với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Đồng chí Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN Chiều 26/9, tại Hà...