Tăng cường, đa dạng hoá nguồn cung vắc xin phòng COVID-19
Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu các cơ sở nhập khẩu thuốc, sản xuất thuốc tăng cường, đa dạng hoá nguồn cung vắc xin phòng COVID-19 (lần 2).
Ảnh minh họa
Văn bản nêu rõ, ngày 23/2/2021, Cục Quản lý Dược đã có công văn số 1438/QLD-KD gửi các cơ sở sản xuất thuốc, xuất nhập khẩu thuốc yêu cầu khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 19/02/2021 trong việc nhập khẩu vắc xin phòng chống dịch COVID-19 từ nước ngoài và đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vắc – xin phòng COVID-19 trong nước.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên thế giới, nhu cầu về vắc xin tăng cao, làm cho nguồn cung vắc xin cho Việt Nam bị ảnh hưởng. Vì vậy, để tăng nguồn cung, tăng khả năng tiếp cận với nhiều nguồn vắc xin phòng COVID-19 an toàn, hiệu quả, Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc tiếp tục các nỗ lực khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các nguồn cung ứng vắc xin phòng COVID-19 từ các nguồn nhập khẩu (Astrazeneca, Pfizer, Johnson & Johnson, JSC Generium (Sputnik V), Moderna, Sinovac… ) đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và đúng nguồn gốc xuất xứ để cung cấp vào Việt Nam trong thời gian sớm nhất theo đúng quy định của pháp luật.
Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở sản xuất, nghiên cứu tiếp tục đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng, chống dịch COVID-19 để sớm chủ động được nguồn vắc xin trong nước.
Tuệ Văn
16 tỉnh, thành đã tiêm vắc xin Covid-19 cho gần 34.000 người
Sáng 22/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới, có thêm hơn 1.500 người được tiêm vắc xin. Bộ Y tế khuyến cáo, người được tiêm vẫn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch.
Tính từ 18h ngày 21/3 đến 6h ngày 22/3, nước ta có 0 ca mắc mới. Như vậy, tính đến 6h ngày 22/3, Việt Nam có tổng cộng 1601 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 908 ca.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 37.174, trong đó:
Video đang HOT
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 490
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 17.990
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 18.694.
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế:
- Số ca âm tính với SARS-CoV-2:
Lần 1: 37
Lần 2: 18
Lần 3: 63
- Số ca tử vong: 35 ca.
- Số ca điều trị khỏi: 2.198 ca.
Trong ngày 21/3, có thêm 1.530 người được tiêm chủng vắc xin Covid-19. Theo thông tin tử Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia (TCMR), tính đến 16 giờ ngày 21/3, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 33.891 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.
Chi tiết 33.891 người được tiêm tại 16 tỉnh/TP trong các ngày từ 8-21/3 như sau:
- Tỉnh Hải Dương: 16.635 người
- TP. Hà Nội: 6.360 người
- TP. Hải Phòng: 205 người
- Tỉnh Hưng Yên: 2.571 người
- Tỉnh Bắc Ninh: 2.233 người
- Tỉnh Bắc Giang: 2.642 người
- Tỉnh Hòa Bình: 887 người
- Hà Giang: 176 người
- Điện Biên: 115 người
- TP. Đà Nẵng: 117 người
- Tỉnh Khánh Hòa: 105 người
- Tỉnh Gia Lai: 200 người
- TP. Hồ Chí Minh: 916 người
- Bà Rịa Vũng Tàu: 87 người
- Bình Dương: 398 người
- Tỉnh Long An: 224 người.
Bộ Y tế khuyến cáo sau khi tiêm vắc xin Covid-19 vẫn cần tiếp tục thực hiện đầy đủ thông điệp 5K phòng, chống dịch Covid-19.
Sáng 21/3, không ca mắc Covid-19, hơn 32.000 người được tiêm vắc xin Bộ Y tế thông tin, các phản ứng sau tiêm hầu hết là phản ứng thông thường, điều đó cho thấy cơ thể đang tạo ra miễn dịch sau khi tiêm vắc xin. Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm là hiếm gặp. Tính từ 18h ngày 20/3 đến 6h ngày 21/3, Việt Nam có 0 ca mắc mới Covid-19. Như vậy, đến...