Tăng cường công tác khám, điều trị bệnh sởi
Để chủ động phòng chống dịch, đặc biệt là tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn khẩn gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập về tăng cường công tác khám, điều trị bệnh sởi.
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện trong và ngoài công lập trực thuộc tổ chức tập huấn các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi cho nhân viên y tế có tham gia chẩn đoán điều trị bệnh sởi. Đặc biệt, là cán bộ nhân viên khu vực phòng khám, khu cấp cứu, điều trị bệnh nhân sởi và các cán bộ tham gia công tác vận chuyển bệnh nhân.
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh cần tăng cường công tác khám, phân loại, điều trị bệnh sởi. Ảnh minh họa
Trước đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo về vấn đề này, trong đó nhấn mạnh bệnh dịch sởi có số mắc cao hơn so với cùng kỳ năm 2018 và xu hướng tiếp tục tăng, do vậy số khám, điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh gia tăng, đặc biệt là các bệnh viện tuyến cuối gây nên tình trạng quá tải và nguy cơ lây nhiễm chéo bệnh dịch trong bệnh viện.
Bộ Y tế đã yêu cầu giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành, giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và y tế các bộ, ngành chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong cơ sở khám chữa bệnh; thực hiện hiệu quả công tác khám chữa bệnh và điều trị.
Với công tác khám bệnh phải tổ chức phân luồng và có khu khám riêng để sàng lọc bệnh sởi, nghi sởi với các bệnh khác. Cho nhập viện điều trị nội trú những ca bệnh sởi nặng theo đúng hướng dẫn, đúng tuyến điều trị để tránh quá tải và giảm lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Tổ chức tư vấn, hướng dẫn người bệnh biết cách chăm sóc ca bệnh nhẹ tại nhà để giảm chi phí điều trị cho gia đình và xã hội, tránh được lây nhiễm chéo và quá tải bệnh viện.
Video đang HOT
Về điều trị, Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị chuẩn bị đủ thuốc, trang thiết bị, nguồn nhân lực; bố trí khu vực riêng biệt cho bệnh nhân sởi và nghi ngờ mắc sởi tại khoa truyền nhiễm, khoa nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng trước khi có chẩn đoán xác định bệnh sởi.
Những ca bệnh sởi nặng phải điều trị tại khoa hồi sức tích cực, hồi sức cấp cứu vẫn phải đảm bảo cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ số lượng và mức độ bệnh để tăng cường nhân lực, khu vực điều trị nội trú nhằm giảm quá tải cho nhân viên y tế làm công tác điều trị bệnh dịch và hạn chế việc người bệnh truyền nhiễm phải nằm ghép. Tổ chức tập huấn lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi đã được Bộ Y tế ban hành cho các nhân viên tham gia khám, điều trị bệnh sởi, đặc biệt đối với các nhân viên y tế được tăng cường.
Đối với công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm bệnh trong bệnh viện cần chú ý thực hiện: Bố trí phòng khám phân loại ngay tại khoa khám bệnh, có hệ thống biển báo chỉ dẫn từ ngoài cổng bệnh viện. Người bệnh đến khám sởi nghi mắc sởi được hướng dẫn thẳng vào phòng khám, không phải ra khu vực tiếp đón chung để giảm lây lan, hạn chế sự di chuyển không cần thiết để phòng lây nhiễm, bố trí việc lấy mẫu xét nghiệm tại chỗ.
Khuyến cáo người bệnh, người nhà người bệnh sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh phù hợp, hạn chế tiếp xúc; tăng cường công tác vệ sinh tay trong bệnh viện; đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong phòng bệnh, khu vực khám bệnh, cấp cứu hồi sức tích cực và các khu vực khác trong bệnh viện. Bố trí khu điều trị cách ly điều trị bệnh sởi theo quy định; Thực hiện điều trị theo đúng phác đồ, theo dõi sát bệnh nhân, tuân thủ quy trình khám sàng lọc bệnh nhân, nhận bệnh nhân vào điều trị…
Tuyết Nga
Theo baonhandao
Dịch sởi bùng lên khắp thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận năm 2018 có 229.000 bệnh nhân sởi, trong khi năm 2017 ở mức 170.000 ca.
Theo WHO, con số 229.000 ca sởi chưa phải là kết quả cuối cùng của năm 2018. Các chuyên gia dự đoán khi hoàn tất thống kê, số bệnh nhân sởi sẽ cao hơn gấp đôi so năm 2017.
Giáo sư Katherine O'Brien, Giám đốc Tiêm chủng và Vắcxin của WHO nhận định thế giới đang đi ngược lại những nỗ lực phòng tránh sởi. Theo bà, dịch sởi dù xảy ra ở một khu vực nhỏ cũng đem đến nguy cơ lớn cho cả nhân loại, bởi virus cũng như các mầm bệnh khác dễ dàng vượt qua mọi biên giới.
Bên cạnh đó, ước tính chưa đầy 10% ca bệnh sởi được báo cáo nên con số thật có thể lên tới hàng triệu.
Bàn tay một em bé bị sởi. Ảnh: Koin.
Sởi đôi khi bị nhầm lẫn là loại virus nhẹ, ít ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thực tế, sởi tiến triển rất nhanh và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, điếc hoặc chết người, đặc biệt khi bệnh nhân bị suy dinh dưỡng hoặc hệ miễn dịch yếu.
Tiến sĩ Katrina Kretsinger đứng đầu chương trình tiêm chủng mở rộng của WHO cho biết Ukraine, Madagascar, Congo, Chad và Sierra Leone là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch sởi. Tuy nhiên, các quốc gia giàu có như Mỹ, Pháp, Italy cũng chứng kiến sự trở lại của dịch sởi.
Nguyên nhân chính khiến dịch sởi bùng lên là tỷ lệ tiêm vắcxin giảm sút mạnh. Ở những nước phát triển, do thiếu hiểu biết và niềm tin sai lệch vào thông tin thiếu chính xác trên mạng xã hội, nhiều phụ huynh từ chối cho con em tiêm phòng.
Năm 1998, nghiên cứu đăng trên tờ Lancet của Andrew Wakefield kết luận vắcxin sởi, quai bị và rubella liên quan đến hội chứng tự kỷ. Kết luận này nhanh chóng bị các nhà khoa học chỉ trích, cho là "trò lừa đảo y khoa gây thiệt hại nhất 100 năm qua".
Sau này, tờ Lancet rút lại nghiên cứu trên. Wakefield bị Hội đồng Y khoa Anh kết tội "sai lầm nghề nghiệp nghiêm trọng" đồng thời tước giấy phép hành nghề y.
Đến nay, tiêm vắcxin vẫn là phương pháp phòng tránh sởi hiệu quả nhất. Để phát huy tối đa tác dụng bảo vệ cộng đồng, tỷ lệ tiêm vắcxin sởi cần đạt đến 95% dân số.
Minh Nguyên
Theo VNE
Dịch sởi gia tăng, mẹ trẻ lên mạng gieo quẻ bệnh sởi Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, ngay trong những tuần đầu năm 2019, tình hình dịch sởi đang tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng tại nhiều nước trên thế giới. Phụ huynh lên mạng gieo quẻ bệnh sởi Ngay trong những tuần đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh sởi tiếp tục diễn...