Tăng cường công tác chống buôn bán động vật hoang dã trái phép
Chiều 13/6, với sự tham dự của Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ ( USAID) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) tổ chức khởi động một dự án mới nhằm hỗ trợ Việt Nam kiểm soát tình trạng buôn bán động vật hoang dã trái phép đang diễn ra ngày một nghiêm trọng.
Buổi lễ ký thỏa thuận có sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Sherman.
Dự án mang tên “Dự án bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp”, được thực hiện trong 5 năm với ngân sách 15 triệu USD nhằm mục tiêu tăng cường năng lực lãnh đạo của Việt Nam trong công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã thông qua thúc đẩy cam kết của các lãnh đạo cấp trung ương và địa phương, cải thiện hiệu quả thực thi pháp luật và giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã trái phép.
“Theo dự báo của các chuyên gia, với tốc độ như hiện nay thì các loài động vật nguy cấp nhất và mang tính biểu tượng nhất của thế giới như tê giác, voi, tê tê và hổ sẽ biến mất khỏi hành tinh của chúng ta trong vòng vài thập kỷ tới. Thông qua dự án mới này, USAID sẽ hợp tác với Bộ NN&PTNT để giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã trái phép và bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp” – Giám đốc USAID Việt Nam Ann Marie Yastishock phát biểu tại sự kiện.
“Việc thực hiện hiệu quả dự án Bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp sẽ góp phần giải quyết nạn buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật và thể hiện cam kết cao nhất của Chính phủ Việt Nam trong việc chống buôn bán động vật hoang dã, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường tại Việt Nam” – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh chia sẻ.
Việt Nam vẫn là một trung tâm toàn cầu của các hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật và là quốc gia trung chuyển, nguồn và điểm đến trong chuỗi cung ứng của nạn buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật. Dự án mới sẽ tập trung bảo vệ các loài động vật đang có nguy cơ bị buôn bán quốc tế vào Việt Nam như tê giác châu Phi, voi châu Phi và châu Á, tê tê, cũng như các loài động vật thường xuyên bị săn bắt và buôn bán trong nước và quốc tế như linh trưởng, hoẵng và các loài mèo lớn. Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên Mỹ (WWF) là đơn vị thực hiện dự án phối hợp cùng tổ chức TRAFFIC và Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (ENV).
Cũng tại sự kiện khởi động dự án, USAID và Bộ NN&PTNT đã mở ra một chương mới trong hợp tác về các vấn đề môi trường giữa hai cơ quan. Giám đốc USAID Việt Nam Yastishock và Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đã ký thỏa thuận đối tác song phương đầu tiên (gọi là Thỏa thuận tài trợ khung có giới hạn phạm vi) giữa USAID và Bộ NN&PTNT về hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2022 – 2027.
Với ngân sách dự trù lên tới 50 triệu USD, thông qua thỏa thuận này, USAID sẽ hỗ trợ Bộ NN&PTNT giảm phát thải khí mêtan trong nông nghiệp, tăng cường khả năng chống chịu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương tại Đồng bằng sông Cửu Long, thúc đẩy các giải pháp dựa vào tự nhiên và xây dựng các chính sách về chống chịu với khí hậu và phát thải thấp. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Sherman cùng chứng kiến lễ ký thoả thuận.
“Tôi đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa USAID và Bộ NN&PTNT trong nỗ lực hỗ trợ người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải trong nông nghiệp. Giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu phải là một nỗ lực tập thể và nỗ lực này cần bao trùm tất cả các lĩnh vực, từ tăng cường khả năng chống chịu với môi trường đến giảm phát thải và bảo tồn đa dạng sinh học. Tôi cũng biểu dương USAID và Bộ NN&PTNT về sự hợp tác trong chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật. Hoa Kỳ tự hào là đối tác của Việt Nam trong nỗ lực này” – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Sherman phát biểu.
Nhờ bẫy ảnh, nhiều động vật hoang dã quý hiếm nào ở Vườn Quốc gia Pù Mát "lộ diện"?
Cả một thế giới động vật hoang dã phong phú tại Vườn Quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An) đã được ghi lại nhờ công nghệ bẫy ảnh.
Đây là những thước phim, bức ảnh quan trọng trong công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên động vật hoang dã quý hiếm của lực lượng chức năng Vườn Quốc gia Pù Mát.
Video đang HOT
Đưa công nghệ cao vào bảo vệ "viên ngọc quý" của Nghệ An
Kể từ khi thành lập cho đến nay, Vườn Quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An) nơi có diện tích rộng, cùng với sự đa dạng về các loại động thực vật, những động vật hoang dã luôn là "miếng mồi" béo bở của những tay thợ săn.
Lực lượng kiểm lâm của Vườn Quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An) đang đặt bẫy ảnh phục vụ điều tra sự đa dạng của hệ sinh thái động vật trong vùng lõi Vườn Quốc gia. Ảnh: CT
Nhờ công nghệ bẫy ảnh, Vườn Quốc gia Pù Mát phát hiện "Khỉ mặt đỏ đang ắm giữ ấm cho con vào năm 2018". Ảnh: Pù Mát
Cũng với công nghệ này, lực lượng chức năng phát hiện đàn voi trong lõi Vườn Quốc gia vào tháng 10/2018. Ảnh: Pù Mát
Chính điều này đã làm cho quần thể các loài động vật hoang dã ở Vườn Quốc gia Pù Mát đã giảm sút. Chỉ tính trong 3 năm gần đây, tại Vườn Quốc gia Pù Mát, lực lượng trách đã bắt giữ nhiều vụ săn bắt động vật hoang dã trái phép, nhiều đối tượng bị xử lý vì săn bắn, buôn bán, vận chuyển động vật quý hiếm.
Trước thực trạng hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Pù Mát ngày càng suy kiệt do những vẫn nạn săn bắt và phá rừng. Từ những 2016,
Vườn Quốc gia Pù Mát đã thực hiện chương trình "Ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên động vật hoang dã tại VQG Pù Mát".
Theo đó, chương trình này, áp dụng sử dụng máy "bẫy ảnh điều tra", đánh giá động vật tại các vùng phân bố trọng điểm để cung cấp dữ liệu đa dạng sinh học tin cậy, làm cơ sở quảng bá, chứng minh tiềm năng của Vườn Quốc gia Pù Mát.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Trần Xuân Cường - Giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát cho biết: "Từ năm 2016, Vườn Quốc gia Pù Mát áp dụng bẫy ảnh điều tra nhằm đánh giá tính đa dạng của hệ động vật mà nhiều năm nay chưa thực sự quan sát được rõ ràng. Với công nghệ bẫy ảnh, chúng tôi có thể nhìn nhận một cách cụ thể những cá thể động vật có trong Vườn Quốc gia.
Hai cá thể Sao la đang đi kiếm ăn được công nghệ bẫy ảnh ghi lại. Ảnh: Pù Mát
"Kết quả chương trình đặt bẫy ảnh điều tra động vật ở trên được chia sẻ trực tiếp tới các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
"Lộ diện" nhiều loài động vật quý hiếm ở Vườn Quốc gia Pù Mát
Sau khi thông tin này được chia sẻ đã tạo tiếng vang lớn trong mạng lưới bảo tồn thiên nhiên quốc tế. Nhiều tổ chức đã liên lạc với để tìm hiểu thông tin, xây dựng mối quan hệ hợp tác bảo tồn đa dạng sinh học như: WWF, WCS, IZW...", ông Cường cho biết thêm.
Ông Cường cho hay, trong quá trình áp dụng ứng dụng công nghệ bẫy ảnh, Vườn Quốc gia Pù Mát nhận được hưởng ứng rất cao của người dân sống gần Vườn, nhất là những bản nằm ở trong vùng lõi Vườn Quốc gia.
Cụ thể, tính đến nay đã có 61 người dân ở 6 bản thuộc 3 xã vùng đệm gồm: Môn Sơn, Châu Khê và Tam Quang đã hỗ trợ xác định tên tất cả các khe suối, đặt các hạt đậu thể hiện sự phân bố các loài động vật, cung cấp các thông tin làm cơ sở điều tra... từ đó số hóa xây dựng bản đồ cộng đồng về nơi phân bố trọng điểm các loài động vật tại VQG Pù Mát.
Dựa vào bản kết quả xây dựng bản đồ phân bố động vật của cộng đồng, 72 lượt máy bẫy ảnh được đặt trong thời gian từ 65 - 92 ngày tại những khu vực trọng điểm.
Kết quả qua đó ghi nhận được 45 loài động vật. Trong đó có 27 loài thú lớn, 18 loài chim. Đặc biệt, đã bổ sung cho danh mục chim của Vườn 3 loài mới đó là loài Cu luồng (Chalcophaps indica), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Gà lôi hông tía (Lophura diardi).
Điều này được chính ông Andrex Tilker, Chuyên gia về thú lớn thuộc mạng lưới bảo tồn thiên nhiên quốc tế đánh giá cao. "Chỉ với 26 máy bẫy ảnh đặt 72 lượt trong rừng nhưng đã ghi nhận được nhiều loài quý hiếm hơn, số loài phong phú hơn kết quả đặt máy ảnh trong 2 năm ở phía Nam của dải Trường Sơn với số lượng máy, nhân lực lớn hơn rất nhiều", ông Andrex Tilker nói.
Những cá thể Gà gô trong VQG Pù Mát đã được bẫy ảnh ghi lại. Ảnh: Pù Mát
Bên cạnh đó, việc điều tra động vật bằng máy bẫy ảnh đặt theo hệ thống ô lưới với mục tiêu chính là xác định sự phân bố, hiện trạng của các loài động vật nguy cấp, quý hiếm.
Trên cơ sở đó đề xuất các hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và bảo tồn tài nguyên động vật rừng. Xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá hiệu quả công tác quản lý bảo vệ trong kỳ đánh giá tiếp theo.
Cũng theo ông Trần Xuân Cường - Giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An) cho biết, tính từ khi thực hiện ứng dụng này, đã có tổng 515 lượt bẫy ảnh được đặt tại 320 trạm và 80 cụm.
Kết quả đã ghi nhận được 82 loài của 33 họ thuộc các lớp thú, chim và lưỡng cư - bò sát. Trong đó có 48 loài động vật nguy cấp, quý hiếm, 26 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, có 21 loài được ghi trong Danh lục đỏ IUCN...
Qua đó cho thấy, Pù Mát là điểm nóng bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm ở cấp quốc gia và quốc tế.
"Việc sử dụng bẫy ảnh nhằm mục tiêu đánh giá tính đa dạng của hệ động vật. Nó còn giúp hạn chế nạn săn bắn trái phép, khai thác rừng bất hợp pháp. Những hình ảnh từ bẫy ảnh giúp Vườn Quốc gia Pù Mát có cơ sở phối hợp với cơ quan chức năng xử lý những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng", ông Cường cho biết thêm.
Đặc biệt, ngày 13/1/2022 tại Hà Nội vừa qua, Vườn Quốc gia Pù Mát được Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ngân hàng thế giới và Tổ chức WWF Việt Nam tổ chức vinh danh có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn động vật hoang dã giai đoạn 2010-2020.
Mỹ công bố nhiều dự án hàng chục triệu USD để hỗ trợ Việt Nam Ngoài khoản hỗ trợ thêm 19 triệu USD để rà phá bom mìn chưa nổ, Mỹ cũng khởi động các chương trình giúp Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long và chống buôn bán động vật hoang dã. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Ngoại giao...