Tăng cường chất lượng dịch vụ
Ông Phạm Hồng Hải – Tổng Giám đốc NH HSBC Việt Nam nhìn nhận, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, ngành NH đòi hỏi phải tái cơ cấu một cách mạnh mẽ, quyết liệt để xây dựng một hệ thống uy tín ngày càng cao, có năng lực cạnh tranh và hoạt động tín dụng an toàn.
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng, ông đánh giá thế nào về cơ hội cho thị trường tài chính Việt Nam?
- Ước tính, mới có khoảng gần 12% người dân Việt Nam có tài khoản NH, hơn 90% DN có quy mô vừa và nhỏ là hệ thống khách hàng tương thích tối ưu với các sản phẩm, dịch vụ của NH bán lẻ. Hội nhập không chỉ tạo cơ hội phát triển cho DN trong nước, mà cùng với đó sẽ thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để khai thác những lợi thế, cơ hội từ hội nhập. Điều này sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng dịch vụ NH tăng mạnh, và đây chính là cơ hội lớn cho ngành NH.
Ông nhận xét thế nào về các NH nội hiện nay, điều gì mà các NH nội nên quan tâm?
- Theo tôi, điều mà các DN FDI quan tâm khi sử dụng dịch vụ NH hiện nay không phải là lãi suất tiền gửi cao nhất hay lãi suất vay thấp nhất, mà là sự tư vấn của NH, các sản phẩm và khả năng quản trị rủi ro cao phục vụ cho hoạt động ổn định và tăng trưởng kinh doanh của họ. Từ vài năm nay, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam tăng mạnh, trong đó có một điểm đáng chú ý đó là DN đi đâu, NH theo đó. Các tập đoàn nước ngoài thường có mối quan hệ bền chặt với các đối tác, với NH không có ngoại lệ, họ đến Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác thường vẫn sử dụng các mối quan hệ đó.
Trong xu hướng hội nhập, các NH nội cần làm gì để thu hút được khách hàng cũng như nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực mạnh?
Video đang HOT
- Về trung hạn và dài hạn, Việt Nam đang chuẩn bị các bước cho hội nhập theo thông lệ quốc tế, bằng cách tạo dựng các NH có đầy đủ sức cạnh tranh ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Kể từ năm 1997 đến nay, số lượng NHTM CP ở Việt Nam có xu hướng giảm dần: Từ 56 xuống 34 NH năm 2014. Để củng cố hệ thống và thực hiện mục tiêu tái cơ cấu, NHNN chủ trương sáp nhập, hợp nhất các NH nhỏ, giảm bớt số lượng các tổ chức tín dụng hoạt động kém hiệu quả. Các thương vụ sáp nhập NH diễn ra đầu năm 2015 cho thấy, các NH nhận sáp nhập đều tăng trưởng về quy mô tín dụng, được mở rộng hơn về phạm vi hoạt động, nhờ đó vị thế và vai trò ngày càng được nâng cao hơn.
Hiện tại, một số NH lớn của Việt Nam đã mở rộng đầu tư sang các nước ASEAN, đặc biệt là tại Lào, Campuchia, Myanmar… Đầu tư ra nước ngoài không dễ dàng, nhưng là có hiệu quả. Các NH, trong đó có BIDV đang làm ăn tốt tại Lào, Campuchia… với lợi nhuận hấp dẫn…
Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, các NHTM cần tăng cường vốn điều lệ để tăng quy mô nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm rủi ro, có điều kiện thu hút thêm vốn, phát triển nhân lực, đầu tư công nghệ hiện đại, mở rộng mạng lưới, tăng cường cơ sở vật chất, tiếp thu kinh nghiệm quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế và thông lệ của các NH hiện đại trên thế giới.
Xin cảm ơn ông
Theo Kinh tế đô thị
Hội nhập thị trường lớn, lộ ra nhiều yếu kém
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước: Quá trình hoàn thiện luật chậm, dẫn đến giải phóng tiềm năng của xã hội, đất nước chậm, không chuẩn bị kịp tư thế để tham gia cuộc chơi WTO.
Tại phiên làm việc sáng qua (18-9) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) về kết quả tám năm hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhiều ý kiến đã chỉ rõ những bất cập, hạn chế của Việt Nam (VN) trong quá trình hội nhập.
"Chưa chuẩn bị kịp tư thế..."
Trình bày báo cáo giám sát "Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi VN là thành viên WTO", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho hay mặc dù sau khi gia nhập WTO, VN rà soát, dần hoàn thiện về chính sách pháp luật nhưng vẫn còn một số tồn tại, bất cập như thiếu giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách lớn; chính sách thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân trong nước chưa đủ mạnh; một số dự án luật chậm được ban hành, phải chuyển từ chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ QH khóa XII sang QH khóa XIII. Một số văn bản pháp luật đã ban hành song chất lượng, hiệu lực thực thi chưa cao;... "Nguyên nhân chủ yếu trong đó có công tác rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các chính sách, pháp luật hiệu quả chưa cao... Một bộ phận cán bộ năng lực hạn chế, cán bộ pháp chế tham gia vào công tác pháp luật còn thiếu và yếu" - ông Giàu nói.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận định sự tăng trưởng của kinh tế VN chủ yếu tăng chiều rộng, theo tiềm năng có sẵn chứ chưa thực sự tăng chiều sâu. "Chúng ta là nền kinh tế thị trường chưa đầy đủ và yếu. Nông nghiệp, công nghiệp đều chưa đủ sức cạnh tranh nên khi bước vào thị trường lớn những cái yếu kém sẽ lộ ra ngay" - ông Phước nói. Theo ông Phước, nguyên nhân của vấn đề trên có nhiều nhưng lớn nhất là lỗi ở tầm vĩ mô, trong đó có trách nhiệm của QH. "Giai đoạn 2003-2007 quá trình hoàn thiện luật chậm, dẫn đến giải phóng tiềm năng của xã hội, đất nước chậm, không chuẩn bị kịp tư thế để tham gia cuộc chơi WTO" - ông Phước nói. Cũng theo ông Phước, ngay như cơ chế điều hành, bộ máy hành chính cũng có vấn đề, gây cản trở cho hội nhập, tự làm suy yếu thế mạnh, làm lỡ đi cơ hội, tăng thêm khó khăn cho Việt Nam. "Tôi nhớ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra câu nói 1/3 cán bộ không đạt yêu cầu. Tức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức của ta có vấn đề. Cần đánh giá một cách nghiêm túc, QH phải bàn sửa cái thuộc tầm vĩ mô này" - ông Phước nói.
Luật pháp phải đi trước một bước để tạo hành lang pháp lý cho hội nhập. Ảnh: Hữu Luận
Cùng ý kiến trên, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng báo cáo giám sát đánh giá hệ thống pháp luật của ta đồng bộ, đầy đủ, minh bạch, công khai là "hơi cao", vì thực tế điều này đã cản trở sự phát triển kinh tế của chúng ta. Bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra chuyện "nhiều cán bộ lơ mơ về chủ trương hội nhập" gây cản trở, ảnh hưởng lớn đến quá trình hội nhập.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nêu ví dụ: "Về phát triển công nghiệp phụ trợ, tôi nhớ hồi đó ta nặn mãi nghị định không xong. Tôi bảo bỏ đi, phải làm luật để đủ mạnh đảm bảo điểm tựa cho công nghiệp phụ trợ phát triển, chứ làm nghị định mà mở ra ngoài luật thì làm sao làm được".
Khoảng cách với các nước co lại hay xa hơn?
Nhiều ý kiến tại Ủy ban Thường vụ QH đã đặt câu hỏi sau khi tham gia WTO, VN đã thực sự vượt qua được thách thức, tận dụng được cơ hội hay chưa, hay ngày càng tụt hậu? Về việc này, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đặt vấn đề: "Về kinh tế cũng như mọi lĩnh vực khác có thể nói phấn khởi hơn so với trước đây nhưng so với các nước trong khu vực và nước khác thì chúng ta phải nhìn lại". Phó chủ tịch QH dẫn chứng một nghịch lý: "Càng hội nhập doanh nghiệp trong nước ngày lại càng bé. Số người lao động ít, đa phần dưới 50 người. Ta chưa xây dựng được những tập đoàn kinh tế tư nhân như các nước khác".
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng lấy ví dụ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật: "Nước ta nhiều người có tài nhưng khoa học kỹ thuật lại yếu kém, chỉ đứng trên Lào, Campuchia. Thị trường khoa học kỹ thuật đến nay chưa có mấy. Nhiều nông dân, nhà khoa học chỉ làm những sản phẩm khoa học kỹ thuật một cách ngẫu hứng" - ông Phước nói.
Vấn đề mấu chốt đánh giá về quá trình hội nhập được Chủ tịch QH đặt ra là: Khoảng cách giữa VN với các nước phát triển co dần lại hay còn xa hơn?
Theo Chủ tịch QH, báo cáo giám sát phải trả lời được câu hỏi trên, từ đó mới đánh giá được đúng tình hình, đề nghị những giải pháp cho thời gian tới.
Báo cáo giám sát "Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi VN là thành viên WTO" cho hay: Tỉ lệ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ tăng; hiệu suất sử dụng lao động có xu hướng giảm trong giai đoạn 2007-2014; khả năng thanh toán của doanh nghiệp chưa được cải thiện. Khả năng tự ứng phó hoặc liên kết để ứng phó với các tranh chấp không cao; sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội chưa đủ mạnh để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.
Theo_PLO
Để hội nhập không 'dập' chăn nuôi Nông nghiệp được xem là lĩnh vực chịu nhiều áp lực nhất trước tiến trình hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là với các hiệp định như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hay Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã cận kề. Câu chuyện đối với nhiều khu vực trong ngành nông nghiệp sẽ...