Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trường học
Trong thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn trong trường học và phòng, chống bạo lực học đường đã được các địa phương, các cơ sở giáo dục chú trọng triển khai thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn để xảy ra một số vụ bạo lực học đường, mất an toàn cho học sinh. Mới đây nhất là sự việc 1 học sinh Hà Nội bị điện giật tử vong tại trường.
Hiện trường nơi học sinh tử vong vì điện giật tại trường Tiểu học Tuy Lai A (Hà Nội). Ảnh: VTV.
Để đảm bảo an toàn trường học, nhiều giải pháp đã được Bộ GD&ĐT triển khai. Trong đó có việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc bảo đảm an toàn trong trường học và phòng, chống bạo lực học đường; phôi hơp vơi cac đơn vi có liên quan tăng cương kiêm tra, giam sat cac đia phương thực hiện các quy định về môi trương giao duc an toan, lanh manh, thân thiên, phong, chông bao lưc hoc đương trong cac trương hoc.
Chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng; thường xuyên rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi các quy định về bảo đảm an toàn cho trẻ.
Đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý học đường và các hoạt động văn hóa trong trường học, các hoạt động này góp phần hạn chế bạo lực học đường thời gian qua.
Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có cơ sở, các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được đảm bảo về cơ sở vật chất dẫn tới nguy cơ mất an toàn đối với trẻ; đội ngũ giáo viên không đạt chuẩn trình độ đào tạo, thiếu nghiệp vụ sư phạm dễ có hành vi bạo hành trẻ, Bộ GD&ĐT đã ban hanh các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.
Video đang HOT
Yêu cầu các sơ giáo dục và đào tạo chỉ đạo các phòng giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra các cở sở giáo dục mầm non ngoài công lập, kịp thời phát hiện và kiên quyết đình chỉ các nhóm lớp tư thục không đảm bảo các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng xử trí các tình huống đối với giáo viên mầm non và người chăm sóc trẻ.
Bộ GD&ĐT đề nghị các chính quyền địa phương trực tiếp quản lý đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là UBND cấp xã/phường/thị trấn để công tác cấp phép thành lập đúng quy định và huy động sự tham gia của ban ngành, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc giám sát hoạt động của các cơ sở này và tăng cường công tác thanh kiểm tra, có các biện pháp phát hiện sai phạm và chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết đình chỉ những nhóm trẻ độc lập tư thục không đủ điều kiện.
Đồng thời tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên và bảo mẫu các nhóm trẻ độc lập tư thục.
Bộ GD&ĐT cũng đã tổ chức hội nghị trực tuyến với gần 700 điểm cầu sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo trên toàn quốc về đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường, hội nghị nhấn mạnh toàn ngành cần chủ động, tích cực, tập trung vào các giải pháp để “phòng” bạo lực học đường, trước hết là trong thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Ám ảnh lời kể của những đứa trẻ thấy nam sinh lớp 2 bị điện giật tử vong tại sân trường
Liên quan đến vụ việc một học sinh lớp 2 tử vong tại trường do điện giật, gia đình học sinh đang hoàn thành các thủ tục cũng như chờ đợi người mẹ ở xa về nhìn mặt con lần cuối trước khi an táng cho cháu.
Như đã đưa tin, vào sáng qua 24/10, tai nạn thương tâm xảy ra khi một học sinh lớp 2 trường tiểu học Tuy Lai A trên địa bàn huyện Mỹ Đức tử vong trong giờ ra chơi do bị điện giật . Nạn nhân được xác định là bé Hoàng Gia H., học sinh lớp 2 của trường.
Qua công tác điều tra, nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng được xác định là do cháu H. giẫm phải đoạn dây điện bị chùng xuống ở bãi cỏ sau phòng học. Theo nhiều người dân, vào tối ngày 23/10, trên địa bàn do mưa lớn nên đường dây điện trong trường bị đứt và rơi xuống gần sát mặt đất.
Cơ quan chức năng phong tỏa hiện trường để phục vụ công tác điều tra.
Một phụ huynh có con là bạn với cháu H. cho biết: "Con trai tôi đi học về kể lại, sáng nay, con cùng bạn C. và bạn H. ra bãi cỏ phía sau đi vệ sinh, con tôi đi sau cùng. Lúc cháu H. bị điện giật văng ra trên bãi cỏ, con tôi tưởng bạn bị ngã nên chạy lại cầm tay định đỡ dậy, thấy tay bạn run run nên vùng ra".
Chị cũng cho biết thêm, vì cháu còn nhỏ, hai đứa lại là bạn bè thân thiết, chị cũng không dám hỏi thêm, sợ con sẽ bị ám ảnh.
Theo đó, vào giờ ra chơi ngày hôm sau, cháu H. cùng với 2 bạn khác có ra bãi cỏ phía sau trường học để đi vệ sinh thì vô tình giẫm phải đoạn dây điện bị đứt. Khi các thầy giáo xuống phát hiện ra thì cháu H. đã không thể cứu chữa.
Ngay sau vụ việc đau lòng xảy ra, không ít bà con lối xóm thương tiếc cho hoàn cảnh gia đình cháu H. Người thân cháu H. không cầm được nước mắt khi khi đến hiện trường .
Trao đổi với phóng viên Người Đưa Tin, người nhà nạn nhân cho biết: "Khi nhận được tin cháu gặp nạn, tôi tức tốc vào trường ngay. Tôi là bà trẻ bên ngoại của cháu. Cháu H. ngoan lắm, ở nhà ai cũng quý mến. Bố mẹ cháu sinh được 3 người con, H. là anh cả, dưới còn 2 em nhưng ốm yếu suốt".
Theo người thân gia đình cháu H., gia đình cháu đặc biệt khó khăn, hai vợ chồng vất vả mưu sinh để nuôi 3 đứa con nhỏ.
Trước khi cháu H. gặp nạn, chỉ có 4 bố con ở nhà chăm sóc nhau. Bố cháu H. làm nghề lắp điện nước, phải thường xuyên vào tận nội thành Hà Nội để lắp, sửa ống nước cho người ta, kiếm thêm thu nhập nhưng vẫn hàng ngày vẫn sáng đi tối về để quan tâm con cái. Những lúc đi làm, không ai trông 2 đứa con nhỏ, H. lại đi học, 2 em út lại qua gửi nhờ bà nội chăm sóc.
Mẹ cháu H. vì hoàn cảnh quá khó khăn nên đi học tiếng tận miền Nam để đi xuất khẩu lao động. Ngày bình thường vì quá nhớ con, chị gọi điện thoại khóc liên tục. Đến bây giờ, khi biết tin con gặp nạn, không biết chị sẽ đau lòng như thế nào.
Sau khi trường báo tin có học sinh bị điện giật tử vong, phụ huynh nào có con học ở trường này cũng lo lắng, vội vã đến trường.
Liên quan đến đường dây điện trong trường bị chúng xuống thấp sát mặt đất, nhiều phụ huynh và học sinh trường tiểu học cho biết, đoạn dây này đã rơi từ rất lâu nhưng nhà trường chưa xử lý.
Ngay sau khi vụ việc đau lòng xảy ra huyện Mỹ Đức đã lập tức yêu cầu tất cả các trường học trên địa bàn huyện rà soát lại các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc đơn vị mình nhằm bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh, tránh sự việc đau lòng tương tự xảy ra.
Theo Hạ Vũ (Helino)
Các nước xây dựng chương trình phòng chống bạo lực học đường như thế nào? Trên thế giới, việc xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo, tập huấn phòng chống bạo lực học đường rất được chú ý. PGS.TS Trần Thành Nam - Trưởng khoa Khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội). PGS.TS Trần Thành Nam - Trưởng khoa Khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) -...