Tăng cường bảo vệ môi trường các huyện ngoại thành
Theo Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh Nguyễn Văn Phụng, huyện này vừa thành lập 119 tổ tự quản về bảo vệ môi trường. Đây là chương trình “Quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng” tại xã Bình Chánh năm 2018 của Sở Tài nguyên – Môi trường (TNMT) TP.HCM phối hợp với UBND huyện Bình Chánh.
Chương trình này nhằm tăng cường sự tham gia, phối hợp của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là cộng đồng dân cư xã Bình Chánh (huyện Bình Chánh) để giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương. Theo đó, các tổ tự quản ký cam kết vận động 100% người dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Từ kết quả thực hiện tại xã Bình Chánh sẽ được nhân rộng cho các xã còn lại trên địa bàn 5 huyện của thành phố trong giai đoạn tiếp theo.
Thu gom rác trên các tuyến kênh rạch tại xã Phong Phú (huyện Bình Chánh, TP.HCM). Ảnh: T.T
Trước đó, với mục đích tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, Sở TNMT TP.HCM cũng đã tham mưu UBND TP.HCM ban hành kế hoạch triển khai công tác truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trên toàn địa bàn thành phố giai đoạn 2017 – 2020. Kế hoạch này được xây dựng cụ thể, rõ ràng, làm cơ sở cho các sở ngành, quận huyện triển khai hiệu quả công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
Từ năm 2017, Sở TNMT TP.HCM đã phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND các huyện Cần Giờ, Bình Chánh triển khai thí điểm mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại 2 xã Thạnh An (Cần Giờ) và xã Bình Chánh (Bình Chánh), giúp các xã hoàn thành tiêu chí về bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng thành công chương trình nông thôn mới.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Hồng – Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh cho biết, để cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường các tuyến đường trên địa bàn, UBND huyện đã xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch tổng vệ sinh môi trường tại địa bàn xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B; đồng thời, các xã, thị trấn đồng loạt triển khai thực hiện ra quân tổng vệ sinh dọn dẹp rác, vớt rác, lục bình khơi thông dòng chảy trên các tuyến sông, kênh, rạch hàng ngày; thực hiện Chương trình “15 phút/tuần: vệ sinh môi trường khu vực nhà ở, dân cư”; Chương trình “5 không, 3 sạch”, phát tờ rơi tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh môi trường…
Theo Danviet
Đề xuất 'phạt nguội', bêu tên người tiểu bậy: Khó khả thi!
Luật sư cho rằng, hành vi tiểu bậy của người dân có thể xử phạt được nhưng việc công khai thông tin, hình ảnh của người vi phạm là khó khả thi vì luật chưa cho phép.
Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TP.HCM vừa đề xuất UBND TP giải pháp tăng cường kiểm tra, xử lý hành chính các hành vi vi phạm vệ sinh nơi công cộng trên địa bàn, đặc biệt là hành vi tiểu bậy.
Sở TN-MT đề xuất giao thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính vệ sinh nơi công cộng cho các Đội Quản lý trật tự đô thị và Đội Thanh tra xây dựng ở địa phương.
Ảnh minh họa. Zing.vn
Sở này cũng kiến nghị cho phép cơ quan địa phương được sử dụng hình ảnh trích xuất từ camera an ninh, camera giao thông để lập biên bản và xử lý hành chính người vi phạm. Đồng thời, công khai thông tin, hình ảnh của người vi phạm.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Hoàng Trọng Giáp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, đề xuất phạt nguội, bêu tên người tiểu bậy của sở TNMT TP.HCM là không khả thi.Theo Sở TN-MT TP.HCM, trước đây việc triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, hạn chế, làm giảm hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung. Tình hình vi phạm về vệ sinh nơi công cộng chưa được cải thiện, chưa nâng cao vai trò của cơ quan địa phương trong việc phát hiện và xử lý vi phạm nói riêng.
Theo vị luật sư này, trước tiên phải thừa nhận rằng, ý thức của người dân về việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng còn nhiều hạn chế, không chỉ riêng việc tiểu tiện mà các hành vi khác như vứt rác, hút thuốc, bỏ tàn thuốc, hoặc nhổ uế cũng là chuyện cơm bữa ở nơi công cộng.
Luật sư Giáp phân tích tính khả thi của vấn đề dưới hai khía cạnh, phạt nguội và bêu tên người tiểu bậy. Về vấn đề phạt nguội, luật sư Giáp cho rằng có thể xử phạt được vì đã có luật quy định rõ ràng, và đây cũng là hình thức văn minh.
Theo nghị định 155/2016/NĐ-CP, Chính phủ tăng mức phạt đối với một loạt các hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng. Hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định tại khu vực chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt tiền 1-3 triệu đồng (quy định cũ chỉ phạt 200.000-300.000 đồng), luật sư Giáp thông tin.
Thêm nữa, theo quy định cũ, để xử phạt người vi phạm bắt buộc phải lập biên bản tại chỗ, giờ tiến hành phạt nguội liệu có phải sửa đổi lại luật.Tuy nhiên, luật sư này cũng đặt câu hỏi, việc trích xuất camera giao thông liệu có khả thi không, vì các camera này chủ yêu lắp ngoài đường lớn, mà người tiểu bậy thường thực hiện hành vi trong ngách hoặc chỗ kín đáo, hành vi cũng được thực hiện rất nhanh như vậy camera giao thông không thể bao quát hết được.
Về vấn đề công khai thông tin, hình ảnh của người tiểu bậy, luật sư Hoàng Trọng Giáp khẳng định điều này là không khả thi vì luật không cho phép.
Hiện nay chưa có điều luật nào cho phép cơ quan chức năng được phép công khai thông tin, hình ảnh của một người vi phạm hành chính cả. Người ta chỉ vi phạm hành chính làm gì mà đến mức phải bêu tên như tội phạm, trừ khi được người vi phạm đồng ý.
Người vi phạm hoàn toàn có thể kiện ngược lại, khi đó, cơ quan chức năng phải đính chính xin lỗi, thậm chí là phải bồi thường thiệt hại cho người bị bêu tên, vị luật sư phân tích.
Vị luật sư này cũng kiến nghị, bên cạnh việc xử phạt, các cơ quan chức năng nên tiến hành tuyên truyền, vận động để người dân tự nâng cao ý thức, đó mới là thành công.
Theo Danviet
Thượng úy cảnh sát hy sinh trong đám cháy: Con gái sắp chào đời không kịp nhìn mặt cha Theo người nhà Thượng úy Phạm Phi Long, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là vợ anh sẽ hạ sinh con gái thứ 2. Nhưng người cha trẻ ấy chưa kịp đón con gái chào đời thì đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Trưa 8/9, rất đông đồng chí, đồng đội của Thượng úy Phạm Phi Long (SN 1986, tiểu đội phó...