Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi
Chăn nuôi an toàn sinh học đang được coi là hướng đi bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững.
An toàn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự lây nhiễm của mầm bệnh từ bên ngoài. Trong ảnh: Một chuồng trại chăn nuôi lợn khép kín
Trong giai đoạn hiện nay chăn nuôi an toàn sinh học là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi, đặc biệt đối với chăn nuôi nông hộ, gia trại. Đây được coi là hướng đi bảo đảm để phát triển chăn nuôi bền vững của ngành nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, không phải người chăn nuôi nào cũng biết về chăn nuôi an toàn sinh học để áp dụng. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương hướng dẫn một số nội dung cơ bản về an toàn sinh học như sau:
1. Khái niệm về an toàn sinh học
An toàn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự lây nhiễm của mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào các cơ sở chăn nuôi và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong của cơ sở chăn nuôi đó, không để mầm bệnh lây lan giữa các khu vực chăn nuôi trong trang trại.
2. Các yêu cầu về an toàn sinh học
Video đang HOT
a. Kiểm soát về con giống: Con giống nhập về phải bảo đảm khỏe mạnh có nguồn gốc từ cơ sở an toàn dịch bệnh được tiêm phòng đầy đủ, có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật. Con giống được nuôi cách ly trong thời gian ít nhất 2 tuần trước khi cho nhập đàn, nên bố trí khu nuôi cách ly riêng biệt.
b. Kiểm soát con người: Công nhân làm việc trong trại phải có bảo hộ lao động, rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi. Hạn chế tối đa đi từ khu vực chăn nuôi này sang khu vực chăn nuôi khác hoặc tiếp xúc với quá nhiều loại vật nuôi.
Khách đến tham quan hoặc liên hệ công tác phải có lịch với chủ trại, khi được phép mới vào trại và theo hướng dẫn của chủ trại. Tuyệt đối thương lái không được vào khu vực chăn nuôi. Nên hạn chế tối đa việc khách tham quan.
c. Kiểm soát phương tiện: Kiểm soát phương tiện gồm, phương tiện vận chuyển dụng cụ chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, vận chuyển động vật, đặc biệt là phương tiện vận chuyển của các thương lái và khách tham quan.
d. Xử lý xác động vật: Khi có súc vật chết phải đưa ra ngoài chuồng xử lý xác chết theo hướng dẫn của cơ quan thú y, thực hiện vệ sinh toàn bộ khu vực chôn xác con vật.
đ. Kiểm soát thức ăn, nước uống: Thức ăn phải bảo đảm chất lượng được nhập về từ các cơ sở có uy tín không bị nhiễm hóa chất thuốc bảo vệ thực vật và các hợp chất khác. Nguồn nước dùng cho gia súc, gia cầm phải sạch, không ô nhiễm, bảo đảm chất lượng (như nước máy, giếng khoan có qua hệ thống lọc). Bể chứa phải được che đậy để tránh các loại tạp chất, xác chết chim, chuột.
e. Kiểm soát động vật, côn trùng: Chuồng nuôi cần phải bố trí lưới che, luôn đóng cửa để tranh sự xâm nhập của chó, mèo, chim, chuột… Thường xuyên dọn dẹp xung quanh chuồng, phát quang bụi rậm. Không cho con vật khác gần khu vực chuồng nuôi, định kỳ phun sát trùng chuồng nuôi.
3. Công tác thú y
Thường xuyên theo dõi đàn vật nuôi. Nếu có vật nuôi chết hoặc chết hàng loạt phải báo ngay cho chính quyền địa phương, cán bộ thú y biết để tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh.
Không bán chạy gia súc, gia cầm ốm, không vứt xác bừa bãi, không ăn thịt gia súc, gia cầm bệnh.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho đàn vật nuôi. Định kỳ phun sát trùng chuồng trại bằng hóa chất có tính sát khuẩn nhanh, mạnh.
Quảng Ninh cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, nguyên nhân phát sinh dịch bệnh phần lớn do chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỉ lệ lớn, không bảo đảm các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học.
Sau khi kiểm tra thực tế tại thành phố Móng Cái, một trong 6 địa phương của tỉnh Quảng Ninh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch tả lợn châu Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Nghiêm Xuân Cường vừa có chỉ đạo, yêu cầu thành phố Móng Cái cần thực hiện nghiêm các giải pháp cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi nhằm kiểm soát các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới trên địa bàn; xử lý tiêu hủy lợn dịch theo quy định; duy trì tốt các chốt kiểm dịch động vật tạm thời (cấp xã).
Ông Nghiêm Xuân Cường yêu cầu thành phố Móng Cái tổ chức phun hóa chất tiêu độc, khử trùng vùng dịch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; đảm bảo 100% các chủ cơ sở ký cam kết nghiêm thực hiện "5 không" (không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ tiêu thụ; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt; không vứt lợn chết ra môi trường).
Đối với việc thực hiện hỗ trợ thiệt hại cho các hộ chăn nuôi bị thiệt hại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo cần xác định đầy đủ chính xác về đối tượng, mức hỗ trợ, khối lượng theo đúng quy định của pháp luật.
Dịch bệnh tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố Móng Cái phát sinh từ ngày 16/5 đến ngày 27/6, tại 75 hộ gia đình của 7 thôn, ở 4 xã trong đó làm chết và tiêu hủy 898 con lợn bằng 57.791,6kg.
Ngay sau khi xuất hiện dịch bệnh, thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp trong phòng chống, khoanh vùng dập dịch và kiểm soát dịch bệnh tả lợn châu Phi nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại.
Xuất hiện đầu tiên tại thị xã Quảng Yên hồi tháng 5, đến nay dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng ra thêm 5 địa phương (thị xã Quảng Yên, huyện Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên và thành phố Uông Bí) khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với hàng trăm hộ dân, thiệt hại hàng nghìn con lợn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, nguyên nhân phát sinh dịch bệnh phần lớn do chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỉ lệ lớn, không bảo đảm các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học; virus bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn lưu hành ngoài môi trường và trên lợn nhập từ các tỉnh về; thời tiết diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho sức khỏe đàn vật nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút sinh sôi bệnh dịch tả lợn châu Phi và gây bệnh.
Ngành nông nghiệp cũng như chính quyền từ cấp tỉnh tới cấp huyện của Quảng Ninh có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng chống dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên, tình hình dịch trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ dịch bùng phát, lan rộng còn hiện hữu. Hiện các địa phương đã có kế hoạch chủ động phòng chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng vật tư, hóa chất và huy động mọi nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch với mục tiêu cao nhất là khoanh vùng, dập dịch, nhanh chóng kiểm soát các ổ dịch, không để lây lan diện rộng trên địa bàn.
Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện để khôi phục chăn nuôi lợn ngay sau khi dịch bệnh được khống chế và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc khác, gia cầm, thuỷ sản để bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Tại các chốt kiểm dịch động vật tạm thời (cấp xã) lập hàng rào, biển báo, phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ kiểm soát chặt chẽ lợn, sản phẩm lợn ra, vào vùng dịch.
Tiêm phòng hơn 3,2 triệu liều vắc-xin cho đàn vật nuôi Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Long An, từ đầu năm 2024 đến nay, đã triển khai tiêm phòng hơn 3,2 triệu liều vắc-xin các loại trên đàn vật nuôi. Người chăn nuôi cần chủ động tiêm phòng để bảo vệ đàn vật nuôi Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã triển khai tiêm...