Tăng cơ hội sống cho người mắc bệnh lý cột sống cổ
Gần 10 năm qua, các bác sĩ Khoa Ngoại cột sống, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã sáng tạo ra phương pháp dùng thước đo trong lúc phẫu thuật xác định điểm vào lý tưởng để đặt vít chân cung trong điều trị bệnh lý cột sống cổ.
Phương pháp trên đạt độ chính xác hơn 94%, mở ra cơ hội điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân bị bệnh lý cột sống cổ nặng.
Tháng 7-2023, ông Nguyễn Văn Sự (60 tuổi, TP. Nha Trang) nhập viện vì đau cột sống cổ và tê tứ chi, yếu tứ chi. Ông Sự được bác sĩ chẩn đoán bị bệnh lý tủy cổ, chèn ép tủy cổ nặng yếu tứ chi do hẹp ống sống cổ có kèm theo còng biến dạng cột sống cổ, phải phẫu thuật. Các bác sĩ Khoa Ngoại cột sống đã phẫu thuật giải phóng chèn ép tủy cổ, đồng thời áp dụng phương pháp dùng thước đo lấy chính xác điểm vào và góc của vít để đặt vít chân cung cột sống cổ nhằm cố định và nắn chỉnh biến dạng còng cột sống. Hiện tại, sức khỏe của ông Sự đã ổn định, tứ chi chỉ còn tê nhẹ, tay đã cầm được đũa và chân hết đi loạng choạng, có thể lên xuống cầu thang mà không cần người hỗ trợ. Tháng 8-2023, ông Phan Văn Tuấn (30 tuổi, huyện Vạn Ninh) bị tai nạn lao động, gãy trật đốt sống cổ, liệt tứ chi không hoàn toàn. Trong phẫu thuật cấp cứu, bệnh nhân được các bác sĩ BVĐK tỉnh ứng dụng phương pháp trên. Hiện nay, bệnh nhân đã hồi phục và đi làm trở lại.
Thực hiện ca phẫu thuật cột sống cổ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Hoàng Mạnh – Trưởng khoa Ngoại cột sống, BVĐK tỉnh, tác giả của phương pháp trên cho biết, đặt vít chân cung cột sống cổ là phương pháp cố định cột sống cổ vững chắc nhất, mang lại hiệu quả cao trong điều trị, nhất là những trường hợp bị gãy trật, còng, vẹo biến dạng cột sống cổ nặng. Một số trường hợp nặng như còng biến dạng cột sống cổ, hoặc gãy trật cột sống vùng cổ ngực, nếu không áp dụng phương pháp này thì có thể bệnh nhân phải trải qua 2 cuộc phẫu thuật phía trước và phía sau mới xử lý được biến dạng và cố định vững chắc cột sống cổ. Như vậy, ca mổ rất nặng nề, tốn kém và tăng nguy cơ tai biến cho bệnh nhân.
Ở các nước tiên tiến có ứng dụng hệ thống định vị bằng máy hay hệ thống khuôn đúc nhằm xác định được chính xác điểm vào và góc của vít chân cung, giúp bắt vít với tỷ lệ chính xác gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, các hệ thống hỗ trợ này rất đắt tiền và cách sử dụng phức tạp nên ít có BV tại Việt Nam áp dụng. “Với điều kiện kinh tế hiện nay, các BV tuyến tỉnh rất khó áp dụng những phương pháp tiên tiến trên. Chứng kiến nhiều bệnh nhân bị mắc bệnh lý cột sống cổ nặng và phức tạp, chưa có phương pháp điều trị phù hợp, chúng tôi đã đi học kỹ thuật đặt ốc chân cung cột sống cổ tại Trung tâm chấn thương chỉnh hình Sapporo (Nhật Bản), do Giáo sư Kuniyoshi Abumi – tác giả của kỹ thuật này trực tiếp chỉ dạy. Khi áp dụng kỹ thuật của Giáo sư Abumi, tỷ lệ chính xác của ốc chân cung không cao, vì vậy chúng tôi đã sáng tạo kỹ thuật dùng thước đo trong lúc phẫu thuật để xác định điểm vào và góc lý tưởng để đặt vít chân cung cột sống cổ. Phương pháp này khá đơn giản và dễ áp dụng, giúp phẫu thuật viên xác định chính xác vị trí cần bắt vít mà không cần trang bị những phương tiện đắt tiền, giúp bắt ốc chân cung chính xác hơn. Đồng thời, giúp bệnh nhân được điều trị cách tốt nhất, tránh các tai biến xảy ra và giảm được nhiều chi phí”, bác sĩ Mạnh chia sẻ.
Video đang HOT
Đến nay, các bác sĩ Khoa Ngoại cột sống đã áp dụng phương pháp này điều trị cho hơn 50 bệnh nhân, với tỷ lệ chính xác vít nằm trong chân cung đạt 94,2%.
Với những thành công trên, phương pháp này đã được báo cáo tại hội nghị chấn thương chỉnh hình Hàn Quốc diễn ra tại Seoul năm 2017; hội nghị nghiên cứu cột sống cổ Á Châu Thái Bình Dương (CSRS-AP) tổ chức tại Delhi, Ấn Độ năm 2018; đạt giải nhì ở hội thi Sáng tạo Khoa học – Kỹ thuật tỉnh lần thứ VII, năm 2016 – 2017…
Theo bác sĩ Mạnh, cột sống cổ tuy chỉ có 7 đốt xương sống nhưng lại là đoạn cột sống quan trọng nhất. Bệnh nhân bị bệnh lý tủy cổ do một số nguyên nhân như: Hẹp ống sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai xương ở bờ sau thân đốt sống, cốt hóa dây chằng dọc sau và dây chằng vàng. Chấn thương vùng cột sống cổ do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn thể thao… Hậu quả của bệnh lý tủy cổ có tổn thương tủy hoặc chấn thương cột sống cổ có tổn thương tủy là bệnh nhân có thể bị liệt vận động, mất cảm giác tứ chi, bí tiểu. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi, loét da, teo cơ và rất nhiều biến chứng khác. Tỷ lệ tử vong ở các trường hợp có tổn thương tủy cổ hoàn toàn, liệt tứ chi rất cao.
Bé gái 5 tuổi đứt lìa cánh tay vì tay áo bị cuốn vào bánh xe máy
Bé gái gặp tai nạn vì mặc nửa áo khoác, nửa còn lại của áo thõng xuống nên cuốn vào xe máy khiến bé té ngã và kéo lìa cánh tay phải.
Bác sĩ thăm khám cho bé sau phẫu thuật
Chiều 28-12, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM cho biết các bác sĩ tại đây vừa phẫu thuật nối thành công cánh tay phải đứt lìa cho bé L.P.O (5 tuổi, ngụ Trà Vinh) vì tai nạn giao thông.
Theo đó, khai thác bệnh sử, bé ngồi sau xe máy được mẹ chở trên đường ở Trà Vinh. Bé mặc áo khoác nhưng chỉ mặc một nửa, nửa tay áo còn lại bé để thõng xuống nên bị cuốn vào xe giật bé té ngã và kéo lìa cánh tay phải.
Nhanh chóng, bé được đưa đến bệnh viện địa phương sơ cứu. Sau đó, bệnh viện chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây bệnh viện tiếp nhận và tiếp tục chuyển bé đến Bệnh viện Nhi đồng 1. Tuy nhiên, ekip bác sĩ đã liên lạc và chuyển bé đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM.
Tại bệnh viện, bé tỉnh táo, hơi tái xanh. Mạch 20 lần/phút, huyết áp 90/40 mmHg, nhiệt độ 37 độ C, nặng 17 kg. Đặc biệt, bé có vết thương đứt lìa dạng vặn xoắn ở 1/3 dưới cánh tay phải, mô mềm dập nhiều vát chéo lên đến 1/3 giữa trên; gãy 2 xương cẳng tay.
Sau thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cho thấy bé thiếu máu, kết quả Xquang gãy 2 xương cẳng tay phải, đứt lìa 1/3 giữa dưới cánh tay phải, có vết thương mặt lưng cẳng tay phải, giờ thứ 5.
Hình ảnh Xquang tay bé gái bị đứt lìa
Ngay lập tức, bé được chuyển mổ khẩn. Cuộc mổ diễn ra song song 2 phòng mổ. Tại phòng 1, các bác sĩ làm sạch phần cánh tay bị đứt lìa, kết hợp xương 2 cẳng tay bằng phương pháp xuyên đinh nội tủy dưới màn tăng sáng. Tại phòng mổ 2, các bác sĩ làm sạch qua vết thương lìa cánh tay, cắt lọc mô dập đánh dấu động mạch cánh tay, tìm đánh dấu 2 tĩnh mạch lớn, đánh dấu thần kinh quay, thần kinh trụ và thần kinh giữa, lấy tĩnh mạch ghép.
Sau khi đã kết hợp xương hai cẳng tay dưới màn tăng sáng, cánh tay được chuyển ngay sang phòng mổ để nối vi phẫu cho bé.
Các bác sĩ đã tiến hành cắt ngắn xương, cắt gọn bề mặt xương cánh tay, kết hợp xương cánh tay bằng 2 đinh xuyên nội tủy và khâu nối vi phẫu động mạch cánh tay, tĩnh mạch, thần kinh quay, trụ, giữa, khâu các gân cơ, giải ép khoang... Tổng cộng sau cuộc phẫu thuật, bé được truyền 1.050ml máu và hồng cầu lắng.
Hiện tại sau 8 ngày cánh tay được khâu nối vi phẫu sống ổn định, các ngón tay hồng ấm, không có hiện tượng nổi bóng nước, không có hiện tượng nhiễm trùng, tinh thần bé khỏe, huyết động học ổn định
TS-BS Mai Trọng Tường, Trưởng Khoa Vi phẫu tạo hình, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM cho biết đây là trường hợp đứt lìa cánh tay phải phức tạp trên cơ địa em bé 5 tuổi. Với cơ chế vặn xoắn và giật đứt lìa cánh tay nên mô mềm dập nhiều gây mất đoạn mạch máu ở cánh tay kèm gãy 2 xương cẳng tay phải. Tai nạn ở trên đường lưu thông do đó đất cát bám vào vết thương nhiều, nguy cơ nhiễm trùng cao
BS CK2 Hoàng Mạnh Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM cho hay việc thực hiện song song 2 phòng mổ nhằm tiết kiệm thời gian.
"Trường hợp bé 5 tuổi vừa bị đứt lìa cánh tay, vừa gãy xương cẳng tay rất hiếm. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây ra tai nạn cũng rất đặc biệt. Trong khi thời gian vàng để cứu cánh tay đứt lìa khoảng 6 tiếng mà bé được chuyển đến ở giờ thứ 5. Vì vậy, ê kíp trực đã chạy đua với thời gian để cứu cánh tay bé" - bác sĩ Cường nói.
Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần lưu ý khi chở trẻ nhỏ bằng xe máy phải an toàn, mặc áo quần phù hợp tránh trường hợp bị quấn quần áo vào căm xe hết sức nguy hiểm.
Thăm hỏi, hỗ trợ đại úy Công an bị đứt lìa 2 chân khi truy bắt cát tặc Trưa 28/11, Văn phòng Thường trú Báo CAND tại ĐBSCL đã đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thăm hỏi, động viên và trao hỗ trợ của bạn đọc gửi đến Đại úy Trần Hoàng Ngôi, cán bộ Đội CSĐTTP về kinh tế và ma túy Công an huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long). Cùng tham gia có đại diện Thủy...