Tăng án cho 2 trợ thủ của đại gia thủy sản Phương Nam
Ngày 1/8, sau 2 ngày xét xử, TAND tỉnh Sóc Trăng đã tuyên phạt Lâm Minh Mẫn 18 năm tù và Trịnh Thị Hồng Phượng 16 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam (tỉnh Sóc Trăng).
Theo hồ sơ của cơ quan tố tụng, Lâm Minh Mẫn nguyên là Kế toán trưởng và Trịnh Thị Hồng Phượng là Phó Giám đốc Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam (Cty Phương Nam, tỉnh Sóc Trăng) dưới thời Chủ tịch HĐQT Lâm Ngọc Khuân (hiện đang định cư tại Mỹ).
TAND tỉnh Sóc Trăng đưa Mẫn và Phượng ra xét xử lần này vì trách nhiệm hình sự của 2 người này trong 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm trước đây bị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hủy theo kháng nghị của Chánh án TAND tối cao.
Theo cơ quan tố tụng cấp Trung ương, Mẫn từng là Kế toán trưởng Cty Phương Nam nên biết rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mẫn được Chủ tịch HĐQT Lâm Ngọc Khuân chỉ đạo lập báo cáo tài chính gian dối để vay tiền ngân hàng là trái pháp luật, nhưng Mẫn vẫn thực hiện hành vi phạm tội một cách tích cực, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Tương tự, Phượng trực tiếp giúp Lâm Ngọc Khuân ký hồ sơ vay vốn, ký văn bản cam kết hàng tồn kho chưa thế chấp cho tổ chức tín dụng nào, nhưng thực tế đã thế chấp cho nhiều ngân hàng để vay tiền.
Từ đó, TAND tối cao cho rằng, TAND tỉnh Sóc Trăng và TAND cấp cao tại TPHCM xử Phượng 12 năm tù và Mẫn 14 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là nhẹ, chưa tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của 2 người.
Lâm Minh Mẫn và Trịnh Thị Hồng Phượng.
Video đang HOT
Theo hồ sơ vụ việc, Cty Phương Nam có vốn điều lệ 295 tỷ đồng, do ông Lâm Ngọc Khuân làm Chủ tịch HĐQT. Từ khi thành lập đến tháng 9/2012, Cty Phương Nam kinh doanh thua lỗ trên 996 tỷ đồng.
Để đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp này đã lập 19 báo cáo tài chính gian dối về kết quả kinh doanh với nội dung năm nào cũng có lãi. Từ những hồ sơ này, khi quan hệ tín dụng với 8 ngân hàng, Cty Phương Nam đã vay từ năm 2008 đến năm 2012 lên đến trên 16.169 tỷ đồng.
Ngày 30/11/2011, ông Khuân và vợ xuất cảnh sang Mỹ với lý do trị bệnh, để nhằm bỏ trốn. Lâm Ngọc Hân (con ông Khuân, Việt kiều Mỹ) thay cha làm giám đốc công ty và xuất cảnh, trở về Mỹ ngày 11/7/2012. Lúc này, dư nợ của Cty Phương Nam tại các ngân hàng lên đến 1.679 tỷ đồng. Trong đó, cha con ông Khuân được cho là chiếm đoạt của 5 ngân hàng trên 638 tỷ đồng.
Hồ sơ vụ án thể hiện, dù biết công ty kinh doanh thua lỗ, nhưng Mẫn và Phượng vẫn lập hồ sơ khống theo chỉ đạo của ông Khuân. Trong 19 báo cáo tài chính thể hiện kết quả kinh doanh có lãi do Mẫn trình, ông Khuân ký duyệt 13 bản, Hân ký 4 bản, Phượng ký 2 bản.
Trong vụ án này có 25 bị cáo là cán bộ của 5 ngân hàng ở miền Tây. Những người này bị cho là bỏ qua hàng loạt các quy định trong việc cho vay khi giao dịch với Cty Phương Nam, khiến các ngân hàng bị thiệt hại 638,5 tỷ đồng.
Giữa năm 2015, TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên Mẫn 14 năm tù, Phượng 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; 25 bị cáo còn lại mỗi người lĩnh 2 đến 7 năm tù về tội “Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Cuối năm 2015, TAND cấp cao tại TPHCM xử phúc thẩm, tuyên tăng án 14 người ở nhóm cán bộ ngân hàng và y án sơ thẩm đối đối với Mẫn, Phượng.
Bạch Dương
Theo Dantri
Hai trợ thủ giúp đại gia thủy sản lừa gần 800 tỷ bị tăng án
Hơn một năm được tuyên mức án chưa tương xứng với tội danh, hai cựu nhân viên của đại gia thủy sản ở Sóc Trăng bị tăng án.
TAND tỉnh Sóc Trăng ngày 1/8 xử sơ thẩm lần hai, tuyên phạt Lâm Minh Mẫn (nguyên là Kế toán trưởng Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam, Công ty thủy sản Phương Nam) 18 năm tù giam; Trịnh Thị Hồng Phượng (nguyên phó giám đốc) 16 năm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Phương và Mẫn bị tăng án trong lần xét xử sơ thẩm thứ 2. Ảnh: Phúc Hưng.
Hơn một năc trước, họ bị tòa tuyên phạt 14 và 12 năm tù. Bản án sau đó bị TAND Tối cao xác định chưa tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội nên Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hủy theo kháng nghị của Chánh án TAND Tối cao.
Hai cựu nhân viên cùng 37 tuổi này là cấp dưới của ông Lâm Ngọc Khuân, Chủ tịch HĐQT Công ty thủy sản Phương Nam.
Cơ quan tố tụng cho rằng, nam Kế toán trưởng biết rõ tình hình tài chính của công ty, nhưng vẫn nghe theo Lâm Ngọc Khuân lập báo cáo tài chính gian dối để vay tiền ngân hàng. Hành vi này bị cáo buộc phạm tội một cách tích cực, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Tương tự, nữ phó giám đốc Trịnh Thị Hồng Phượng được xác định là người trực tiếp giúp người đứng đầu công ty ký hồ sơ vay vốn, ký văn bản cam kết hàng tồn kho đã thế chấp cho tổ chức tín dụng thành chưa là sai pháp luật.
Theo cáo trạng, Công ty thủy sản Phương Nam do ông Lâm Ngọc Khuân thành lập năm 1998, vốn điều lệ 295 tỷ đồng. Thời gian 2008-2012 kinh doanh liên tiếp thua lỗ nhưng để kéo dài hoạt động cũng như có tiền sử dụng cá nhân, ông Khuân chỉ đạo con gái Lâm Ngọc Hân và Lâm Minh Mẫn lập 19 bản báo cáo tài chính khống, thể hiện kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi để vay cả nghìn tỷ đồng của các ngân hàng.
Ngoài ra, họ còn nâng khống số lượng, trị giá hàng hóa là tôm đông lạnh từ 123 tỷ đồng lên hơn 747 tỷ gửi các ngân hàng để thế chấp nhiều ngân hàng vay vốn...
Người đứng đầu Công ty thủy sản Phương Nam bị cáo buộc sử dụng vốn sai mục đích và chiếm đoạt trên 52 tỷ đồng. Mẫn đã giúp cho ông Khuân lừa các ngân hàng hơn 471 tỷ, Phượng giúp chiếm đoạt trên 258 tỷ. Đối với nhóm cán bộ ngân hàng được xác định gây thiệt hại lớn nhất với số tiền hơn 343 tỷ đồng.
Hơn 2 năm trước, ông Khuân cùng một số thành viên trong gia đình bỏ trốn ra nước ngoài khi dư nợ tại các ngân hàng lên tới hơn 1.700 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ các tài sản thế chấp, đại gia thủy sản được xác định còn chiếm đoạt của các ngân hàng 785 tỷ đồng. Cơ quan điều tra đang truy nã ông Khuân và con gái.
25 người còn lại nguyên là cán bộ một số ngân hàng nhận 2-7 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Đây là một trong 10 "đại án" được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo xử lý.
Phúc Hưng
Theo VNE
Đề xuất bị cáo đóng 30-200 triệu đồng để được tại ngoại Bộ Công an và nhiều bộ ngành đang xây dựng dự thảo cho phép bị can, bị cáo được đặt 30-200 triệu đồng để được tại ngoại, không bị tạm giam. Với tội danh ít nghiêm trọng, đóng 30 triệu đồng người phạm tội có thể tại ngoại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, VKSND Tối cao và TAND Tối...