Tăng acid uric máu, không chỉ lo bị gút
Tăng acid uric máu trong cộng đồng khá phổ biến. Nếu cách đây 2 thập niên, tình trạng tăng acid uric ở người Việt Nam ước tính chỉ 1 – 2% thì hiện nay, tỷ lệ đó đã tăng lên nhiều. Vậy tình trạng tăng acid uric máu là gì, tình trạng này có nguy hiểm?
Bình thường lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0mg/dl (420 micromol/l) và được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này. Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai quá trình tổng hợp và đào thải này, chẳng hạn tăng tổng hợp acid uric hoặc giảm thải trừ acid uric đều làm tăng acid uric trong máu. Được coi là tăng acid uric máu khi lượng acid uric trong máu ở nam là trên 7,0mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/dl (360 micromol/l).
Nguyên nhân tăng acid uric máu
Nhóm suy giảm khả năng bài xuất acid uric ở ống thận tiên phát đa nguyên nhân, đặc biệt trong trường hợp ăn nhiều thức ăn chứa nhân purin, nghiện rượu. Loại này thường có tính chất gia đình, khởi phát thường do uống quá nhiều rượu. Đây là nhóm hay gặp nhất (90% các trường hợp).
Nhóm tăng tạo acid uric nguyên phát (bẩm sinh). Đây là nhóm nguyên nhân hiếm gặp (dưới 1%) do có các bất thường về enzym: Thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym hypoxanthine guanine phosphoribosyl transferase (HGPRT), hoặc do tăng hoạt tính của enzym phosphoribosyl pyrophosphate (PRPP).
Nhóm nguyên nhân còn lại (chiếm khoảng 10%) là tình trạng tăng acid uric thứ phát: Do tăng sản xuất acid uric do ăn uống nhiều thức ăn có nhân purin (đặc biệt các thịt màu đỏ như chó, bò, dê, cá biển…); uống nhiều rượu; do tăng hủy tế bào gặp trong bệnh đa u tủy xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu (leucemia), dùng hóa chất gây độc tế bào điều trị ung thư; bệnh vẩy nến,… Tăng acid uric thứ phát còn do giảm bài tiết acid uric ở thận. Nhóm này có các nguyên nhân như nghiện rượu, suy thận mạn tính, tăng huyết áp, tình trạng nhiễm toan ceton trong đái tháo đường hay nhịn đói lâu ngày, tình trạng nhiễm toan lactic ở người nghiện rượu.
Một trong những nguyên nhân gây giảm bài tiết acid uric là do sử dụng thuốc. Các thuốc thường gặp là aspirin liều thấp; phenylbutazone liều thấp; đa số các thuốc lợi tiểu dùng kéo dài (trừ nhóm spironolactone) như thiazide, furosemide; thuốc điều trị lao như ethambutol, pyrazinamind; các thuốc acid ethacrynic, acid nicotinic.
Tinh thể acid uric đọng lại ở khớp ngón chân.
Tăng acid uric là yếu tố nguy cơ trực tiếp của bệnh gút
Video đang HOT
Tăng acid uric máu gặp ở 2-13% người lớn, chỉ có dưới 10% có biểu hiện bệnh gút phải điều trị. Có đến 90% trường hợp tăng acid uric đơn thuần không triệu chứng (Hyperucicemia). Tuy nhiên, người ta thấy acid uric máu bình thường ở 30% bệnh nhân gút cấp. Mức acid uric máu càng cao thì nguy cơ mắc bệnh gút càng cao.
Nguy cơ cho bệnh tim mạch
Mối tương quan acid uric với bệnh lý tim mạch cũng như tử vong do tim mạch đã được xác định trong các nhóm dân số nghiên cứu bao gồm những người khỏe mạnh cho đến những bệnh nhân đái tháo đường, suy tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp. Bệnh nhân tăng huyết áp với tăng acid uric sẽ có nguy cơ bệnh mạch vành, bệnh mạch não gấp 3-5 lần so với không tăng acid uric. Bệnh nhân suy tim, tăng acid uric có giá trị tiên đoán tử vong. Bệnh nhân bệnh mạch vành tăng acid uric có nguy cơ tử vong tăng gấp 5 lần.
Ngoài ra, khi tăng acid uric và bệnh gút thì các bệnh lý đi kèm có thể là béo phì, tăng lipid, đái tháo đường, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,…
Lời khuyên của thầy thuốc
Các trường hợp xét nghiệm thường xuyên có tình trạng tăng acid uric trên 10mg/dl mà kháng với các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, hoặc có tiền sử gia đình bị gout, bị sỏi thận kèm tăng acid uric máu, có dấu hiệu tổn thương thận đều cần phải dùng các thuốc giảm acid uric. Lưu ý không dùng thuốc nhóm tăng thải acid uric như probenecid (Benemid) qua thận ở những bệnh nhân có một trong các biểu hiện sau: tiền sử hoặc đang có sỏi thận, suy thận, có hạt tophi và giảm bài tiết urat qua thận.
Tất cả các trường hợp tăng acid uric máu không có triệu chứng khác ở mức độ trung bình (dưới 10mg/dl) đều cần thực hiện các chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý như với các bệnh nhân bị gout mà chưa cần dùng thuốc hạ acid uric máu.
Lưu ý, nếu như trong thực tế gặp các trường hợp xét nghiệm máu mà có tăng acid uric nhưng không có biểu hiện bệnh gout trên lâm sàng, bệnh nhân nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để có được tư vấn thích hợp.
BS. Nguyễn Văn Dũng
Theo SK&ĐS
Bệnh gout là gì?
Cơn gout cấp khởi phát đột ngột, thường vào ban đêm với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau tại một hay nhiều khớp, thường ở khớp bàn, ngón chân cái.
Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, Phục Hồi Chức Năng Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết bệnh gout còn gọi là bệnh thống phong hay bệnh viêm khớp do gút. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới tuổi trung niên trở lên. Bệnh cũng có yếu tố di truyền, nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh gút thì bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn người khác.
Ở Việt Nam, với sự phát triển của kinh tế - xã hội, chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý, bệnh gout ngày càng phổ biến và tuổi mắc bệnh cũng trẻ hơn. Chế độ ăn quá thừa đạm cộng với sự lạm dụng rượu bia quá mức dẫn đến rối loạn chuyển hóa của một chất có trong cơ thể là acid uric, từ đó gây ra bệnh gout.
Triệu chứng của bệnh gout cấp là sưng đau, nóng đỏ thường ở bàn chân hoặc ngón chân cái. Ảnh: Awakening State
Bệnh thường diễn biến qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tăng acid uric máu không triệu chứng, diễn biến trong nhiều năm.
Giai đoạn 2: Cơn gout cấp với sưng đau ở khớp, thường là khỏi sau 3 đến 10 ngày điều trị, nếu không điều trị thì cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và nặng hơn.
Giai đoạn 3: Người bệnh không đau, khớp hoạt động bình thường.
Giai đoạn 4: Gout mạn tính với sự lắng đọng tinh thể urate ở khớp, thận... Khớp bị biến dạng với hư hại xương và sụn. Người bệnh có thể bị viêm thận, sỏi thận, suy thận, xuất hiện các cục tophi quanh khớp gây mất thẩm mỹ và có thể tàn phế.
Cơn gout cấp có đặc điểm khởi phát đột ngột, thường vào ban đêm với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp, thường gặp nhất ở khớp bàn hoặc ngón chân cái. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các khớp khác như mu bàn chân, cổ chân, gót, đầu gối, gân gót, cổ tay, ngón tay, khuỷu.
Theo bác sĩ Thành, nguyên tắc cần biết trong điều trị bệnh gout là chống viêm khớp trong đợt cấp, dự phòng đợt cấp tái diễn và hạ acid uric máu sau khi đã qua đợt cấp. Tất cả đều dựa vào chế độ ăn uống, dùng thuốc để giảm tổng hợp hoặc tăng đào thải acid uric. Những người bị tăng acid uric máu nhưng không có biểu hiện viêm khớp thì chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống mà chưa cần phải dùng thuốc.
"Điều quan trọng nhất trong điều trị bệnh để tránh diễn biến nặng là người bệnh cần phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của thầy thuốc về chế độ điều trị, bao gồm thuốc men và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi", bác sĩ Thành nói.
Người bị gout mạn tính cần được kiểm tra chức năng thận và sỏi thận định kỳ. Béo phì là một yếu tố làm tăng nặng. Do đó, các người bệnh kèm béo phì cần phải cố gắng giảm cân thông qua chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao.
Một số trường hợp được điều trị bằng phẫu thuật như cắt bỏ khối u tophi vì khối u quá lớn gây mất thẩm mỹ hoặc ảnh hưởng khả năng đi lại. Khi khớp đã bị bệnh gout phá hủy hoàn toàn, cần mổ nội soi cắt lọc hoạt mạc viêm, nạo bỏ các tinh thể urate trong khớp, thay khớp nhân tạo.
Các nguyên nhân làm gia tăng bệnh gout bao gồm ăn nhiều thực phẩm chứa purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa, dê, thịt thú rừng...), phủ tạng động vật (lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc...), trứng gia cầm (nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn), thực phẩm giàu đạm khác (thịt heo, thịt chó, thịt gà, thịt vịt... cá và các loại thủy sản như lươn, ếch...).Uống nhiều bia, rượu, cà phê làm tăng acid uric trong máu và dễ lắng đọng urate tại khớp. Uống nhiều nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ béo phì.
Bác sĩ Thành khuyên người bị bệnh gout mạn tính nên uống nhiều nước, tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt là nước khoáng không ga có độ kiềm cao sẽ giúp làm giảm nồng độ acid uric trong nước tiểu, hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, từ đó giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Cẩm Anh
Theo VNE
Bị bệnh gút có nên ăn chay? Một chế độ ăn uống cung cấp quá nhiều purin sẽ làm tăng nguy cơ bị gút. Hỏi: Tôi nghe nói bệnh gút (gout) do uống rượu, ăn hải sản mà mấy thứ đó tôi không ăn, không uống nhưng vẫn bị gút. Xin hỏi phụ nữ có mắc gút không? Nếu tôi ăn chay thì có hết bệnh không? Nguyễn Thị Hoài...