Tặng 80 bản đồ TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa
Ông Trần Thắng, Chủ tịch Hội Văn hóa giáo dục VN tại Mỹ vừa tặng bộ sưu tập trên cho Viện Phát triển kinh tế – xã hội Đà Nẵng.
Những tấm bản đồ này là của phương Tây được xuất bản trong khoảng thời gian từ năm 1626 – 1980 do các nhà xuất bản tạ i Anh, Ðức, Pháp, Mỹ phát hành.
Hội Văn hóa giáo dục Việt Nam tại Mỹ cũng là nơi đang có chương trình nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa.
Tấm bản đồ ‘Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ’
Các bản đồ trong bộ sưu tập của ông Thắng có kích thước từ 20cm x 25cm đến 60cm x 75cm.
Có 70 bản đồ xác định miền Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam và 10 bản đồ xác định một cách rõ ràng Hoàng Sa thuộc về lãnh thổ của Việt Nam.
Video đang HOT
Số bản đồ này được ông Trần Thắng sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.
Chi phí thực hiện bộ sưu tập chủ yếu từ nguồn đóng góp của một số bạn bè trong và ngoài nước.
Trước đó, vào sáng 25/7, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã diễn ra lễ tiếp nhận 5 tài liệu, hiện vật do một số tổ chức, cá nhân hiến tặng.
Trong đó, hiện vật gây sự chú ý và quan tâm của công chúng nhất chính là bản đồ cổ ‘Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ’ do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm Giáp Thìn (1904).
Theo những tấm bản đồ này, cực Nam Trung Quốc chỉ đến Nam Hải, không hề có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trên tấm bản đồ này còn có một phần lãnh thổ Việt Nam với tên Việt Nam Đông Kinh và vịnh Bắc Bộ với tên vịnh Đông Kinh, cho thấy: Trung Quốc từng khẳng định vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền Việt Nam.
Đây là một bằng chứng tư liệu do chính phía Trung Quốc xuất bản khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc chủ quyền của nước này.
Theo Tingnan
Nhật ký trong tù' trở thành Bảo vật Quốc gia
Ngoài trống đồng Ngọc Lũ, bộ Cửu đỉnh và Cửu vị thần công, nhiều hiện vật lịch sử như pháo cao xạ 37 ly, xe tăng tiến vào dinh Độc lập, cuốn Nhật ký trong tù... cũng nằm trong danh sách 30 Bảo vật Quốc gia.
Ngày 1/10, Thủ tướng vừa ký quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia (đợt 1) cho 30 hiện vật, nhóm hiện vật. Các Bảo vật Quốc gia gồm:
Trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ, thạp đồng Đào Thịnh, tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn, cây đèn đồng hình người quỳ (Văn hóa Đông Sơn) trống đồng Cảnh Thịnh (thời Tây Sơn) ấn đồng "Môn Hạ Sảnh ấn" (thời Trần) bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga (thời Lê Sơ) đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Bìa cuốn "Ngục trung Nhật ký" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu.
Cuốn "Đường Kách mệnh", "Nhật ký trong tù", bản thảo "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến" (Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) bản thảo "Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước" (văn bản Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trên đài Tiếng nói Việt Nam sáng ngày 17/7/1966, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh) bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (văn bản gốc viết từ ngày 10/5/1965 - 19/5/1969, lưu giữ tại Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng).
Tượng Phật Đồng Dương, tượng Nữ Thần Devi (Hương Quế) (Văn hóa Chăm Pa) tượng Thần Vishnu, tượng Phật Lợi Mỹ, tượng Thần Surya (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM) tượng Bồ tát Tara, đài thờ Mỹ Sơn E1, đài thờ Trà Kiệu (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, TP Đà Nẵng).
Tượng Phật A Di Đà (thời Lý, lưu giữ tại chùa Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh) tượng Phật nghìn mắt nghìn tay (thời Lê Trung Hưng, lưu giữ tại chùa Bút Tháp, Thuận Thành, Bắc Ninh) bộ Cửu vị thần công, bộ Cửu đỉnh (thời Nguyễn, hiện lưu tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế).
Bộ Cửu đỉnh đặt tại phía Nam Kinh thành Huế. Ảnh: Nguyễn Đông.
Pháo cao xạ 37mm (súng phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, hiện lưu tại Bảo tàng Phòng không - Không quân) Máy bay Míc 21 F96, số hiệu 5121 (máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam trong trận "Điện Biên Phủ trên không", hiện lưu tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam) sổ trực ban "Chiến dịch Hồ Chí Minh" (chép tay tình hình chiến sự ngày 25/4 - 1/5/1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quân khu 7).
Xe tăng T54B, số hiệu 843 (tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam). Xe tăng T59, số hiệu 390 (tiến vào Dinh Độc Lập vào trưa 30/4/1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tăng thiết giáp).
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, Thủ trưởng Bộ, ngành, người đứng đầu tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Theo VNE
Siêu bảo tàng: Đắt, rẻ, nên, không nên Nhìn ra thế giới có bao bảo tàng đồ sộ ngốn hàng chục tỷ đô mà người ta vẫn chịu chơi, chịu chi và thực tế họ đã thu lãi bộn cả tiền bạc cũng như tinh thần. 11.000 tỷ có là gì, khi một Vinashin, một Vinalines đã ném sông ném biển mấy lần như thế... Dư luận lại rộ lên chuyện...