Tặng 5.000 khẩu trang y tế cho Ban quản lý khu thí điểm khai thác mở cửa ven biên Trung Quốc
Ngày 21-2, tại khu vực mốc 504, Đại tá Vàng Đình Chiến, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh, Phó trưởng Tiểu Ban cửa khẩu tỉnh Hà Giang trao tặng 5.000 chiếc khẩu trang y tế cho Ban quản lý khu thí điểm khai thác mở cửa ven biên TP Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Đại tá Vàng Đình Chiến, Chỉ huy trưởng BĐBP Ha Giang, Phó trưởng Tiểu ban cửa khẩu tỉnh Hà Giang trao tặng 5.000 khẩu trang y tế cho Ban quản lý khu thí điểm khai thác mở cửa ven biên TP Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: Tiến Thắng
Đây là hoạt động nhằm chia sẻ, giúp đỡ cán bộ, nhân viên Ban quản lý khu thí điểm khai thác mở cửa ven biên TP Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, với mong muốn Trung Quốc sớm kiểm soát được dịch bệnh.
Nhân dịp này, hai bên thống nhất tăng cường công tác phối hợp và thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh, tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân hai bên biên giới về cách phòng, chống dịch bệnh, không để lây lan ra địa bàn.
Ông Lưu Đào Hải, Chủ nhiệm Ban quản lý khu thí điểm khai thác mở cửa ven biên TP Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời của Tiểu Ban Cửa khẩu tỉnh Hà Giang đối với Ban quản lý khu thí điểm khai thác mở cửa ven biên TP Bách Sắc. Ông Lưu Đao Hai khẳng định, món quà có ý nghĩa thiết thực, mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai bên. Đồng thơi, mong rằng, hai bên thường xuyên trao đổi thông tin tình hình dịch bệnh trên địa bàn, để cùng nhau nắm và chủ động phòng, chống. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân hai bên biên giới hiểu rõ về dịch bệnh Covid-19 và duy trì nghiêm trong công tác phòng, chống dịch bệnh không để lây lan.
Tiến Thắng
Theo Bienphong
Làng người Việt trên đất Trung Hoa, qua 5 thế kỷ vẫn mê ăn nước mắm
"Các anh chị là người Việt Nam à? Ở đây, chúng tôi đều là người Việt Nam"- đó là câu nói đầu tiên chúng tôi được nghe khi bước vào một quán ăn của vùng đất Vạn Vỹ thuộc thị trấn Giang Bình, huyện Đông Hưng, thị xã Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Mai Hương- nhân viên của nhà hàng tươi cười nói khi thấy chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt.
Video đang HOT
Hương kể, cư dân trên đảo phần đa đều là người gốc Việt. Cách đây khoảng 500 năm, những cư dân Việt vùng đất Hải Phòng đã theo con nước đi đánh cá và tới khu vực các đảo Vạn Vỹ, Vu Đầu, Sơn Tâm định cư. Suốt từ đó cho đến nay, họ đã sinh sống từ đời này qua đời khác, thế hệ trước truyền dạy ngôn ngữ và văn hóa cho thế hệ sau.
Trang phục truyền thống của Việt Nam được trưng bày tại bảo tàng.
Bữa cơm chúng tôi ăn trên đảo Vạn Vỹ mà cứ ngỡ như đang ăn tại Việt Nam. Bởi bữa cơm ấy có rau luộc, có cá rán không bỏ ớt, có mực hấp không bỏ dầu lạc và đặc biệt là có nước mắm chấm rau.
Ẩm thực Trung Hoa không sử dụng nước mắm, chỉ dùng xì dầu và dầu lạc, món ăn nhất thiết phải có ớt tạo vị cay. Anh Hoàng - chủ nhà hàng tay cầm bát nước mắm, tay cầm đĩa ớt tươi mang ra phục vụ mừng rỡ bắt tay từng người chúng tôi.
Anh Hoàng kể: Gặp người Việt Nam mình là tôi vui lắm. Ở đây, gia đình tôi tự chế biến nước mắm, cứ khách Việt Nam sang là tôi mang nước mắm ra mời chứ khách Trung Quốc họ không ăn nước mắm.
Anh Hoàng cho hay trên đảo Vạn Vỹ hiện có khoảng hơn 6.000 người Việt. Cha ông chúng tôi đi đánh cá dọc bờ biển và tới định cư ở 3 hòn đảo Vạn Vỹ, Vu Đầu và Sơn Tâm trong đó tập trung chủ yếu ở Đảo Vạn Vỹ. Theo gia phả dòng họ thì chúng tôi đã là đời thứ 10.
Ngày nay, chúng tôi dùng Tiếng Việt làm ngôn ngữ chính. Con cháu chúng tôi đi học sử dụng tiếng Trung nhưng về nhà thì giao tiếp với ông bà cha mẹ bằng Tiếng Việt.
Bất ngờ hơn, ở làng người Kinh, du khách có thể sử dụng tiền Việt và có thể mua được rất nhiều hàng hóa "made in Việt Nam" mà không thể mua được ở những vùng khác của Trung Quốc.
Giữ gìn bản sắc Việt để làm giàu trên đất Trung Hoa
Trên con đường dẫn vào Vạn Vỹ là tấm biển rất lớn: Làng người Kinh. Ngay trên con phố trung tâm nhất của Vạn Vỹ là một bảo tàng người Kinh. Tại đây, người Trung Hoa đã ngược dòng lịch sử, tái hiện lại nguồn gốc cũng như cuộc sống của những người Việt đầu tiên khai phá và xây dựng cuộc sống.
Nhờ nghề đi biển, đánh cá mà họ đã tới Vạn Vỹ, Vu Đầu, Sơn Tâm khai hoang lập ấp, dựng nhà và lấy chồng lấy vợ đẻ con, dựng xây cuộc sống. Họ không chỉ sinh sống mà còn phổ biến văn hóa Việt tại vùng đất này.
Trước bảo tàng có một cây đa cổ thụ, phía dưới là tấm biển đá khắc dòng chữ: "Cây tương tư Nam Quốc". Người già trong làng nói với con cháu cây đa đã hơn 200 năm tuổi.
Họ không nhớ đích xác ai đã trồng cây đa này, chỉ biết rằng các cụ đã trồng và làm cả một bài thơ về cây đa để răn dậy con cháu: là người Việt Nam, dù sinh sống, làm việc ở đâu cũng không được quên nguồn cội, văn hóa dân tộc.
Nghệ sỹ đàn bầu Tô Hải Trân (tốt nghiệp Đại học Dân tộc TW Trung Quốc và Học viện Âm nhạc quốc gia Hà Nội- Việt Nam) xuất thân từ làng người Kinh nổi tiếng không chỉ ở Trung Quốc hay Việt Nam mà còn được nhiều bạn bè thế giới biết tới.
Bởi, Tô Hải Trân là nghệ sỹ đầu tiên phát hành tập nhạc dành cho đàn bầu mang tên "Hải Vận ma ảnh" gồm 11 bài. Nghệ sỹ Tô Hải Trân giờ đã 45 tuổi nhưng vẫn miệt mài biểu diễn và truyền dạy cho các thế hệ kế cận.
Với trang phục áo dài truyền thống và cây đàn bầu, nghệ sỹ Tô Hải Trân đã đưa bản sắc văn hóa Việt đi giới thiệu và lan tỏa khắp các vùng miền trên thế giới.
Phụ nữ Việt ở Vạn Vỹ thích áo dài và mặc áo dài hằng ngày. Đặc biệt, họ mặc áo dài truyền thống của Việt Nam với tà dài, quần ống suông, nón lá. Dịp hội làng hay ngày lễ, Tết, họ thường mặc áo dài đủ sắc màu và hát những bài hát Việt Nam.
Vào dịp Tết Nguyên đán, cứ vào ngày 20-30 tháng Chạp, con cháu trong làng sẽ đi tảo mộ ông bà, cha mẹ. Trong ngày 30 Tết, họ cũng thường thịt gia súc, gia cầm đủ dùng trong 3 ngày Tết để tránh sát sinh đầu năm mới.
Và cũng như cha ông, họ vẫn thực hành nếp sinh hoạt cúng cơm canh dâng lên ông bà tổ tiên trong những ngày Tết. Điều thú vị nữa là người Việt trên đảo thực hành rất đúng câu thành ngữ Việt Nam: Mùng 1 Tết nội, mùng 2 Tết ngoại.
Ngày mùng 2 tết, con gái đi lấy chồng sẽ đưa chồng con về lễ tết nhà ngoại, mang theo lễ vật; sau đó ông bà ngoại sẽ mừng tuổi cho con cháu.
Cuộc sống của người Việt ở làng người Việt giờ đã có nhiều thay đổi. Người dân không chỉ đánh cá mà còn biết làm giàu từ nguồn lợi dồi dào của biển, kinh doanh du lịch và giao thương buôn bán. Anh Hoàng cho hay: con cháu những người Việt trên đảo giờ có rất nhiều người làm nghề hướng dẫn viên du lịch hoặc phiên dịch viên cho người Việt Nam và người Trung Quốc.
Vạn Vỹ chỉ cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 25km, lưu lượng người Việt qua đây rất lớn, họ sang du lịch hoặc buôn bán làm ăn với người Trung Quốc.
Người Trung Quốc cũng rất thích đến Vạn Vỹ du lịch, tắm biển. Hải sản của đảo phong phú và dường như đặc biệt hơn những vùng khác bởi cách chế biến đậm phong vị Việt. Gia đình người Việt ở Vạn Vỹ giờ nhà nào cũng có nhà tầng, xe hơi, người giàu có hơn thì sở hữu khách sạn, nhà hàng lớn.
Ngoài khơi, ngay phía bên kia đã là biển Trà Cổ của Việt Nam. Nguồn cội quê hương chỉ cách có một chuyến tàu ra khơi, người Việt ở Vạn Vỹ vẫn thường về thăm tổ tiên ông bà, xóm giềng. Và dù sống ở đâu, họ vẫn luôn tự hào về nguồn cội dân tộc Việt của mình, vẫn gìn giữ và truyền dạy những giá trị văn hóa truyền thống cho con cháu các thế hệ sau.
Theo Đỗ Thị Anh Ngọc (Báo Phú Thọ)
Thắt chặt chống dịch Covid-19 khi mở cửa khẩu xuất nhập khẩu hàng hóa Ngày 15/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ký công văn gửi tới lãnh đạo UBND các tỉnh biên giới phía Bắc đề nghị phối hợp triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 808/VPCP-KTTH ngày 5/2 của Văn phòng Chính phủ và Công điện số 224/CĐ-TTg ngày 12/2. Theo đó, căn...