TAND TP.HCM chấp nhận khiếu nại của ông Đặng Lê Nguyễn Vũ
Chánh án TAND TP.HCM chấp nhận khiếu nại của ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong vụ bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhân danh cổ đông Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên khởi kiện ông.
Ngày 19-4, Chánh án TAND TP.HCM đã ra quyết định giải quyết khiếu nại của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà toà án đã áp dụng trong vụ kiện tranh chấp công ty với người quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (trụ sở tại 31 Tú Xương, phường 7, quận 3, TP.HCM).
Trước đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (được nhân danh bởi bà Lê Hoàng Diệp Thảo, cổ đông sở hữu 30% cổ phần phổ thông tại công ty này từ năm 2009 đến nay) khởi kiện ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty này).
Sau khi thụ lý, TAND TP.HCM đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dựa trên yêu cầu của phía nguyên đơn và các chứng cứ liên quan.
Quyết định ban hành sau khi Chánh án TAND TP.HCM chấp nhận khiếu nại của ông Vũ.
Cụ thể theo quyết định, tòa buộc ông Vũ, đại diện theo pháp luật, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên, thực hiện các hành vi sau:
- Không được tiếp tục nhân danh Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên khởi kiện các cá nhân, pháp nhân đang phân phối, mua bán sản phẩm cà phê hòa tan mang nhãn hiệu “ Coffee G7 cà phê hòa tan”, “Coffee G7 Instant coffee”, “The No.1 coffee G7 cà phê thứ thiệt” do Công ty Cổ phần Cà phê hòa tan Trung Nguyên Chi nhánh Bắc Giang sản xuất.
- Làm thủ tục đình chỉ đối với các vụ kiện nhà sản xuất phân phối Sky – Blue đang do tòa án Đài Loan giải quyết và vụ kiện các nhà phân phối Blake Trading, CNL Global Co.Ltd, NJ.CO.LTD đang do tòa án Hàn Quốc giải quyết.
- Không được tiếp tục nhân danh Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên gửi thư cảnh báo, tố cáo đến các cá nhân, pháp nhân đang phân phối, mua bán sản phẩm cà phê hòa tan mang nhãn hiệu “Coffee G7 cà phê hòa tan”, “Coffee G7 Instant coffee”, “The No.1 coffee G7 cà phê thứ thiệt” do Công ty Cổ phần Cà phê hòa tan Trung Nguyên Chi nhánh Bắc Giang sản xuất.
Sau đó, ông Vũ đã có đơn khiếu nại yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định này với lý do quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của TAND TP.HCM trái với các quy định tại Điều 13, Điều 7 Luật doanh nghiệp.
Ông Vũ là người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên, chức danh Chủ tịch HĐQT. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, bị đơn có quyền đại diện cho công ty thực hiện các quyền của doanh nghiệp như khởi kiện, khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty.
Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu trên là trái với Điều 4, Điều 5, Điều 9 BBLLDS 2015 và Khoản 1, Điều 30 Hiến pháp 2013, đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của người quản lý công ty trong việc đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty theo quy định tại điều 160 luật doanh nghiệp 2014. Đồng thời xâm phạm nghiêm trọng đến quyền được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên…
Vợ chồng bà Thảo – ông Vũ trong phiên toà ly hôn sơ thẩm mới đây.
Xét thấy đơn yêu cầu của nguyên đơn buộc ông Vũ phải thực hiện một số hành vi và không được thực hiện một số hành vi nhưng nguyên đơn không cung cấp được, hồ sơ vụ án cũng không có các tài liệu chứng minh việc ông Vũ thực hiện hoặc không thực hiện sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền và lợi ích hợp pháp áp của người khác có liên quan.
Chánh án TAND TP.HCM cho rằng không cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm hoặc buộc Vũ thực hiện một số hành vi như yêu cầu của nguyên đơn. Từ đó toà chấp nhận đơn khiếu nại của ông Vũ.
Cùng ngày thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đã ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu trên.
Như PLO đã phản ánh, trước đó, giữa Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên, được nhân danh bởi bà Thảo đã phát sinh 18 vụ kiện liên quan đến ông Vũ và tập đoàn Trung Nguyên. Ngày 28-3-2019, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đã có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với nội dung như yêu cầu của nguyên đơn.
Các vụ án diễn ra tại các cấp toà TAND TP.HCM, Toà án Singapore, TAND tỉnh Bắc Giang, TAND tỉnh Bình Dương và trung tâm hòa giải quốc tế Việt Nam.
HOÀNG YẾN
Theo PLO
Bà Thảo nhân danh công ty, tiếp tục khởi kiện ông Vũ
Bà Thảo yêu cầu ông Vũ với tư cách là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên chấm dứt hành vi tố cáo các sản phẩm cà phê hòa tan mang nhãn hiệu G7 là hàng giả.
Bà Thảo khóc, ông Vũ cười sau phán quyết của tòa
Sau khi HĐXX tuyên án, bà Thảo đã bật khóc và nói: "Bản án quá bất công với mẹ con tôi". Trong khi đó, ông Vũ chỉ cười và từ chối nói về phán quyết của tòa.
TAND TP.HCM vừa thụ lý đơn của Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên (người đại diện là bà Lê Hoàng Diệp Thảo, sở hữu 30% cổ phần), khởi kiện ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên).
Theo đó, ngày 22/3, nhân danh công ty, bà Thảo yêu cầu ông Vũ với tư cách là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên chấm dứt hành vi tố cáo các sản phẩm cà phê hòa tan mang nhãn hiệu G7 do Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên (chi nhánh Bắc Giang) sản xuất là hàng giả; chấm dứt hành vi khởi kiện các nhà phân phối trong nước và tại thị trường quốc tế đang phân phối các sản phẩm cà phê hòa tan mang nhãn hiệu Trung Nguyên và G7.
Ngày 28/3, một ngày sau khi tòa tuyên án vụ ly hôn, TAND TP.HCM áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó, tòa buộc ông Vũ không được tiếp tục nhân danh Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên khởi kiện các cá nhân, pháp nhân đang phân phối, mua bán sản phẩm cà phê hòa tan mang nhãn hiệu: Coffee G7 cà phê hòa tan, Coffee G7 Instantcoffee, The No.1 coffee G7 cà phê thứ thiệt, do chi nhánh Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên chi nhánh Bắc Giang sản xuất.
Ông Vũ không được tiếp tục nhân danh Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên gửi thư cảnh báo, tố cáo đến các cá nhân, pháp nhân đang phân phối, mua bán sản phẩm cà phê hòa tan mang nhãn hiệu "Coffee G7 cà phê hòa tan", "Coffee G7 Instan coffee", "The No.1 coffee G7 cà phê thứ thiệt" do chi nhánh Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên - chi nhánh Bắc Giang sản xuất.
Đình chỉ đối với các vụ kiện nhà sản xuất, phân phối Sky - Blue đang do tòa án Đài Loan giải quyết và vụ kiện các nhà phân phối Blake Trading, CNL Global Co.Ltd, NJ.CO.LTD đang được tòa án Hàn Quốc giải quyết.
Sau vụ kiện "cướp con dấu", vụ kiện Trung Nguyên International ở Singapore và vụ ly hôn thì đây là vụ kiện tụng tiếp theo của vợ chồng "vua cà phê" Trung Nguyên.
Trước đó, tại phán quyết ly hôn ngày 27/3, HĐXX tuyên cho vợ chồng "vua cà phê" Trung Nguyên ly hôn. Bà Thảo được quyền nuôi 4 người con, ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng 10 tỷ đồng/năm cho 4 đứa tính từ năm 2013 đến khi chúng trưởng thành. Tòa phân xử cho ông Vũ nhận 60% tài sản, bà Thảo nhận về 40% nhưng bà Thảo phải giao toàn bộ cổ phần ở Trung Nguyên cho ông Vũ và nhận lại hơn 1.200 tỷ.
Bản án này bị chính bà Thảo, ông Vũ kháng cáo và VKSND TP.HCM kháng nghị. Bà Thảo không đồng ý với quan điểm của tòa về việc chia tài sản theo tỷ lệ 6:4 và giao quyền điều hành công ty cho ông Vũ. Về quan hệ hôn nhân, bà bày tỏ nguyện vọng đoàn tụ với ông Vũ, dù bà là người đứng nguyên đơn trong vụ ly hôn.
Còn ông Vũ kháng cáo, yêu cầu chia các tài sản tranh chấp theo tỷ lệ ông sở hữu 70%, bà Thảo 30%. Theo đơn của ông Nguyên Vũ nộp lên tòa, ông cho rằng mình là người sáng lập Trung Nguyên, trong quá trình xây dựng và phát triển Trung Nguyên ông là người có đóng góp nhiều hơn bà Thảo, nên tòa chia theo tỷ lệ 6:4 là chưa tương xứng.
"Cuộc chiến" giữa bà Thảo và ông Vũ vẫn tiếp tục với vụ kiện mới. Ảnh: Lê Quân. Đồ họa: Như Ý.
VKS cho rằng tòa không giải quyết đúng thủ tục như không tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải trước khi mở phiên toà, mà lồng ghép việc này trong quá trình xét xử, không được sự chấp nhận của bà Thảo là vi phạm nghiêm trọng Điều 48, 202, 203, 208 và 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 .
Về tài sản, yêu cầu phản tố thể hiện ông Vũ yêu cầu xem xét số tiền hơn 1.764 tỷ đồng; tuy nhiên, trong bản án của tòa thì số dư chỉ còn 1.313 tỷ đồng. VKS cho rằng tòa không xác minh nguồn gốc dòng tiền, số tiền ra vào tài khoản và mục đích sử dụng cũng như người nào quản lý số tiền này. Điều này dẫn tới việc khó khăn cho thi hành án.
Bên cạnh đó, việc tòa án phân chia tài sản theo tỷ lệ ông Vũ 60%, bà Thảo 40%, cơ quan công tố cho rằng không phù hợp luật Hôn nhân Gia đình. Việc giao cho ông Vũ sở hữu toàn bộ số cổ phần tại các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên và trả chênh lệch cho bà Thảo bằng tiền là không công bằng.
VKS nêu quan điểm cổ phần chưa được tính giá trị, giá trị thương hiệu; cổ đông còn có các quyền quản trị công ty, quyền tài sản đối với cổ phần, quyền được chia cổ tức, quyền về thông tin kiểm soát trong công ty. Do đó, nếu chia cho ông Vũ sở hữu toàn bộ cổ phần tại 7 công ty là đã tước toàn bộ quyền của bà Thảo.
Theo Zing
Ngày 20/2 xử vụ ly hôn vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ Theo dự kiến, phiên xử vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên) mở lại vào ngày 20/2. Đây là phiên xử ly hôn sau nhiều lần hòa...