TAND Tối cao nói về việc dựng tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý
Theo ông Ngô Tiến Hùng – Người phát ngôn của TAND Tối cao, đa số các cơ quan, nhà sử học và cán bộ ngành toà án ủng hộ việc lựa chọn vua Lý Thái Tông là nhân vật lịch sử tiêu biểu.
Ông Ngô Tiến Hùng (Ảnh: M.Thoa).
Trao đổi với báo chí ngày 27/4 xung quanh việc lựa chọn nhân vật vua Lý Thái Tông là biểu tượng công lý, xét xử, đang nhận được sự quan tâm của dư luận, ông Ngô Tiến Hùng – Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của TAND Tối cao – cho biết trong những ngày qua cơ quan này đã nhận được nhiều ý kiến tham gia góp ý đối với các mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông. Trong đó có nhiều ý kiến đồng tình và đánh giá cao hoạt động đầy ý nghĩa này của TAND Tối cao. Tuy nhiên cũng có những ý kiến không đồng thuận.
“TAND Tối cao sẽ tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu đầy đủ các ý kiến để báo cáo Hội đồng Nghệ thuật xây dựng tượng vua Lý Thái Tông – nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam xem xét, quyết định”- ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, việc lựa chọn nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam đã được triển khai thực hiện từ 2 năm trước.
TAND Tối cao đã phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Sử học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Khoa Lịch sử thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Viện Trần Nhân Tông Đại học Quốc gia Hà Nội…
TAND Tối cao cũng đã tiến hành lấy ý kiến của các đại biểu tham dự đối với 15 nhân vật lịch sử tiêu biểu. Kết quả 75% các chuyên gia, nhà sử học, nhà khoa học lựa chọn vua Lý Thái Tông là nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam.
Từ cơ sở đó, TAND Tối cao đã tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống TAND đối với các nhân vật lịch sử; kết quả, 82% ý kiến đã lựa chọn vua Lý Thái Tông là nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam.
Bên cạnh đó, cơ quan này đã ban hành văn bản xin ý kiến các cơ quan như Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ Tư pháp,… và đều nhận được ý kiến đồng thuận cao.
Video đang HOT
“Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thống nhất đề xuất lựa chọn vua Lý Thái Tông là nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam. Sau đó Ban Chỉ đạo xây dựng nhân vật lịch sử tiêu biểu đã họp và bỏ phiếu nhất trí lựa chọn vua Lý Thái Tông. Thực tế trên thế giới có gần 100 nước đã lựa chọn biểu tượng công lý, trong đó nhiều nước lựa chọn các vị vua làm biểu tượng công lý”- ông Hùng cho hay.
Người phát ngôn TAND Tối cao khẳng định việc lựa chọn nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam bảo đảm tính khách quan, thận trọng và có tác dụng khẳng định truyền thống thượng tôn pháp luật đã có từ lâu đời, cũng như tôn vinh những cống hiến của bậc tiền nhân là vị vua anh minh đã đóng góp vào trị vì đất nước…
Hội đồng Nghệ thuật xây dựng tượng vua Lý Thái Tông đã mời nhà điêu khắc phác thảo các mẫu tượng và đến nay đã có 3 mẫu phác thảo được lựa chọn để gửi đi TAND các cấp lấy ý kiến góp ý. Kết quả lấy ý kiến sẽ được tổng hợp báo cáo Hội đồng Nghệ thuật xem xét quyết định trong thời gian tới.
3 mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông đang được TAND Tối cao lấy ý kiến.
Có gây tốn kém, lãng phí?
Trả lời thắc mắc xung quanh việc dựng tượng vua Lý Thái Tông trong toàn hệ thống TAND sẽ gây ra tốn kém, ông Ngô Tiến Hùng cho rằng sau khi Hội đồng Nghệ thuật lựa chọn mẫu tượng, bức tượng được đặt tại Quảng trường Công lý – thuộc dự án Trụ sở TAND Tối cao mới (số 43 Hai Bà Trưng, Hà Nội). Thiết kế và kinh phí xây dựng tượng nằm trong gói dự án xây dựng trụ sở TAND Tối cao đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, một số TAND địa phương có đề xuất xây dựng tượng tại trụ sở tòa án nhưng nội dung này TAND Tối cao không có chủ trương.
“Việc lựa chọn vua Lý Thái Tông – nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam để xây dựng tượng đặt tại trụ sở mới của TAND Tối cao đã bảo đảm các quy định tại Nghị định số 113/2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
Việc dựng tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở TAND Tối cao nằm trong khuôn viên của trụ sở TAND Tối cao cũ đã được xếp hạng là Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp Quốc gia sẽ là công trình không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt kiến trúc, nghệ thuật, mà còn góp phần thể hiện tầm vóc, sự uy nghiêm của cơ quan tư pháp cao nhất của đất nước”- ông Hùng cho hay.
Thế Kha
Làm bài kiểm tra lịch sử bằng cách tạo Facebook, đọc rap, thiết kế tạp chí...
Học sinh làm bài kiểm tra 15 phút bằng cách thiết lập Facebook, thiết kế bìa tạp chí, lập hợp đồng công chứng cho các nhân vật lịch sử...
Học sinh thực hiện bài tập của mình - Mỹ Hương
Ban đầu khi đưa ra yêu cầu học sinh thể hiện những hiểu biết của mình về nhân vật lich sử để lấy điểm bài kiểm tra 15 phút, thầy Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) đơn giản nghĩ rằng học sinh có thể thiết kế sơ đồ tư duy hoặc vẽ tranh hoặc thiết kế video dài không quá 3 phút giới thiệu về nhân vật đó với đầy đủ hình ảnh, gia thế, công trạng.. Thế nhưng, thầy Du đã thực sự bất ngờ trước những sản phẩm của học trò. Không chỉ thể hiện kiến thức về nhân vật lịch sử, sự tìm tòi thu nạp kiến thức về giai đoạn lịch sử tương ứng mà còn thể hiện khả năng tư duy sáng tạo, ý thức nghiêm túc trong học tập.
Những sáng tạo bất ngờ khi học lịch sử
Với sự lựa chọn đa dạng các nhân vật lịch sử từ giai đoạn trung đến hiện đại, học sinh đã thể hiện khả năng sáng tạo về hình thức lẫn nội dung qua việc thiết kế trang Instagram, Facebook, tạo thẻ căn cước công dân, gắn những từ khóa độc đáo để trình bày về nhân vật.
Đó là trang cá nhân của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đầy đủ các thông tin cá nhân như năm sinh, quê quán, danh xưng được lịch sử ghi nhận và trên dòng thời gian Facebook của nhân vật này là các sự kiện, các trận đánh lịch sử trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.
Còn học sinh Ngô Nhã Uyên, lớp 11D2 chọn hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp để thiết kế thành trang báo Những anh hùng Việt Nam với thông tin về gia thế và công trạng trong suốt cuộc đời gắn với câu nói nổi tiếng "Tôi sống ngày nào cũng vì đất nước ngày đó".
Hay có học sinh Trần Tú Hảo, lớp 11A5 chọn nhân vật của mình là nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và thiết kế nhân vật nổi tiếng thành bìa một cuốn tạp chí để ai cũng có thể hiểu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng và lãnh đạo đất nước của bà.
Và sự sáng tạo của học sinh còn khiến giáo viên bất ngờ khi thể hiện câu chuyện lịch sử Lê Lai cứu Chúa bằng hình thức một hợp đồng công chứng có tên Hợp đồng cứu Chúa, trong đó thông tin các bên tham gia hợp đồng và nội dung hợp đồng chính là thông tin nhân vật và sự kiện lịch sử này...
Chọn nhà bác học Trương Vĩnh Ký làm nhân vật để tạo trang cá nhân trên mạng xã hội, Ngô Huệ Linh, lớp 10D2 chia sẻ, để thực hiện bài kiểm tra của mình, em phải chuẩn bị những thông tin về nhân vật, chọn lọc dữ liệu, hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu để làm nổi bật nhưng vẫn gần gũi, dễ tiếp cận. Thông qua hình thức kiểm tra này, Huệ Linh nói rằng, môn lịch sử không còn là những lo ngại về học thuộc, học tủ do quá nhiều sự kiện, nội dung...
Giáo viên khơi gợi, chấp nhận sự sáng tạo để học sinh hứng thú
Trước những sản phẩm bài làm kiểm tra, thầy Nguyễn Viết Đăng Du chia sẻ rất bất ngờ trước sự sáng tạo của học sinh. Đề bài chỉ yêu cầu học sinh dùng Word để tạo một tiểu sử đơn giản của nhân vật mà các em yêu thích, nhưng các em đã dùng hết toàn bộ sự năng động và sáng tạo của mình để hoàn thành bài làm với nhiều hình thức mà giáo viên chưa bao giờ nghĩ đến như Profile trên Instagram, hợp đồng lao động, Đơn xin ứng cử, thậm chí là hát rap...
Qua đây, các em thể hiện tư duy, góc nhìn học lịch sử không còn cứng nhắc là học các sự kiện với các con số, địa danh khô khan. Nó được làm tươi mới bởi các hình thức do chính các em nghĩ ra, nên nó dễ dàng đi vào suy nghĩ và tâm hồn.
Đặc biêt, với góc độ giáo viên, thầy Đăng Du nhìn nhận, từ giải pháp tình thế là có một bài tập nào đó cho các em làm trong thời gian nghỉ vì dịch Covid-19, các sản phẩm của các em cho thấy lịch sử chưa bao giờ là một môn học nhàm chán. Chỉ cần người dạy lưu ý biết khơi gợi, tạo điều kiện và chấp nhận sự sáng tạo của các em thì sẽ đem lại sự húng thú cho việc học lịch sử bất kể các em có đến trường hay không?
Bích Thanh
Hướng đi khác biệt của nam sinh chuyên Tin Học chuyên Tin nhưng Đậu Huy Minh (HS lớp 12A2) Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) lại giành nhiều thưởng tại các cuộc thi toàn quốc về tư tưởng, chính trị. Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An tặng giấy khen cho Đậu Huy Minh đoạt giải Nhất cuộc thi Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ...