“Tân” Tứ đại kỳ thư bị chê tơi tả
Rất nhiều nhà làm phim đã ôm mộng “đột phá”, “tân trang” lại Hồng lâu lộng, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký nhưng có vẻ các phiên bản thế hệ “sinh sau đẻ muộn” này đã bị khán giả chê không tiếc lời.
Tân hồng lâu mộng, Tân thủy hử, Tân tây du ký, Tân tam quốc - những người em “phiên bản hai” ngay từ khi mới lên sóng đã không gây được những hiệu ứng tốt từ phía khán giả như những lời hứa hẹn “đao toa búa lớn” của các nhà làm phim. Từ tạo hình, sự thay đổi một số chi tiết so với nguyên tác, âm nhạc hay việc thêm nếm cảnh nóng… khán giả đều tìm ra được các điểm hạn chế đáng tiếc.
Tạo hình
Tây du ký là phim bộ phim dành cho thiếu nhi nhưng lại được người trưởng thành của nhiều thế hệ yêu thích. Hình ảnh của 4 thầy trò Đường tăng phiên bản năm 1986 đã trở thành một thương hiệu mà bất cứ phim nào ra đời sau đều được khán giả lấy đó làm chuẩn mực để so sánh. Vẫn biết mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng đúng là so sánh rồi mới thấy… quá khập khiễng.
Tạo hình các nhân vật trong Tân Tây du kí của đạo diễn Trương Kỷ Trung đã bị khán giả chê tơi bời. Nhất là tạo hình của các yêu quái quá kinh dị, ghê rợn, nhiều máu me làm mất đi tính thần thoại của nguyên bản cộng thêm phim có nhiều cảnh bạo lực không hề phù hợp với trẻ nhỏ.
Tạo hình yêu quái quá kinh dị, ghê rợn không phù hợp với thiếu nhi
Ngay cả Tân tây du ký của đài Triết Giang, Trung Quốc của đạo diễn Trình Lực Đống sản xuất cũng không nằm ngoài “tầm ngắm” của khán giả. Nhất là tạo hình của 4 thầy trò Đường tăng luôn bị “đào xới” trên nhiều diễn đàn và mặt báo. Diễn viên thủ vai Tôn Ngộ Không trong bản mới của Triết Giang – Phí Dương có gương mặt khá… nhẵn nhụi vì được sử dụng một “khuôn” lông làm sẵn. Tiện lợi, sạch sẽ và tiết kiệm thời gian nhưng đổi lại, hiệu quả hình ảnh của nó lại không chân thực và chẳng đem lại ấn tượng nào cho khán giả.
Tạo hình Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới của đài Triết Giang bị chê thậm tệ
Trư Bát Giới cũng bị chê bai thậm tệ. Đó là sự thiếu tinh tế trong việc hóa trang nhân vật. Điển hình nhất là việc “khuôn bụng”, tai và mũi của Thiên bồng nguyên soái sau khi bị biến hình trông đều giống như vừa được … nặn bằng đất sét dẻo, bề mặt láng bóng thiếu chân thật, độ cao thấp và tỉ lệ bộ phận cũng không đồng đều.
Còn với Tân hồng lâu mộng, đa số khán giả đều phê bình lựa chọn tạo hình trang phục, thiết kế tóc và trang điểm của bản mới quá lệch lạc so với miêu tả trong tác phẩm văn học. Không chỉ không tôn trọng yếu tố niên đại và tính chân thực trong đời sống, hình ảnh tô vẽ này càng giống với tạo hình sân khấu kịch hơn là áp dụng trong phim truyền hình. Với cách hóa trang này, người xem khó lòng phân biệt được từng nhân vật.
Tạo hình nhân vật của phim Tân thủy hử bị chê là giống xã hội đen vì có những hình xăm trổ đầy mình. Những nam tử hán đại trượng phu như Võ Tòng, Lâm Xung, Tống Giang lại xăm trổ ngang dọc trên cơ thể khiến người xem thấy sợ, phản cảm thay vì ngưỡng mộ. Ngay lập tức, những nhà làm phim Tân thủy hử bị lên án là thiếu tôn trọng các vị anh hùng Lương Sơn Bạc.
Các vị anh hùng Lương Sơn Bạc bị coi là giống xã hội đen
Diễn xuất
Diễn xuất của các diễn viên trong các phim mới cũng là vấn đề cần được bàn đến. Một ví dụ nhỏ có thể khái quát đánh giá này thể hiện trong cử chỉ rất “phô” của Tưởng Mộng Tiệp khi lột tả các động tác đã trở thành dấu ấn kinh điển của nhân vật Lâm Đại Ngọc trong Tân hồng lâu mộng. Ở phiên bản cũ, Trần Hiểu Húc thư thái yêu kiều thì sang đến Tân Hồng Lâu Mộng tất cả ưu điểm này biến mất hoàn toàn.
Diễn xuất của Tưởng Mộng Tiệp quá “phô” so với Trần Hiểu Húc
Video đang HOT
Hay diễn viên Phí Dương vai Tôn Ngộ Không của Tân tây du ký đài Triết Giang cũng bị chê về mặt diễn xuất cứng và chưa phù hợp.
Nhiều chi tiết mới không hợp lý
Trong Tân tam quốc cảnh Lưu Bị – Trương Phi – Quan Vân Trường kết nghĩa vườn đào chỉ trong tích tắc 10 giây mất đi vẻ thiêng liêng, hùng tráng của những anh hùng cùng chí hướng thời loạn lạc. Và “Tam anh chiến Lã Bố” là một tình tiết có tính kinh điển trong truyện Tam quốc. Trong bản cũ, hai tướng Quan, Trương đánh không thắng Lã Bố, Lưu Bị nhảy vào, Lã Bố mới bại trận mà chạy. Nhưng trong Tân tam quốc, câu chuyện đã được cải biên: Trương Phi đánh Lã Bố trước, không thắng được, Quan Vũ nhảy vào, cục diện thay đổi, suýt chém Lã Bố ngã ngựa. Lưu Bị thấy thế quất ngựa xông vào, giúp chặn cho Lã Bố thoát một đòn chí mạng.
Thậm chí trong 30/86 tập đầu phim chỉ dành nói về nhân vật Tào tháo khiến bố cục phim không hợp lý. Bên cạnh đó, trong sách “Tam quốc diễn nghĩa”, khi Tào Tháo bỏ trốn, ông không có gia quyến ở kinh thành. Nhưng khi Tào Tháo giết Đổng Trác không thành phải bỏ trốn, Đổng Trác nổi giận, sai Lã Bố tắm máu Tào phủ. Trong phim, già trẻ trai gái nhà họ Tào đều bị tàn sát, cảnh tượng rất rùng rợn.
Trong bản phim cũ, Điêu Thuyền sau khi hoàn thành sứ mạng đã lặng lẽ bỏ đi, từ đó bặt vô âm tín. Tân Tam Quốc đã để cho Điêu Thuyền chết ở tập 20. Tào Tháo vốn thích các thiếu phụ nên đã mê mẩn trước sắc đẹp của nàng. Danh tướng dưới trướng ông ta là Hứa Chử sợ Điêu Thuyền lại gây họa nên đã tự ý giết nàng. Tào Tháo rất tiếc nhưng đành chấp nhận thực tế đó.
Tân tây du ký trong phiên bản của đạo diễn Trình Lực Đông cũng đã thêm nếm nhiều chi tiết khác so với bản cũ. Không thể phủ nhận đã là tân thì phải làm mới nhưng có vẻ hành trình làm mới này của đạo diễn không mấy thành công. Nhất là chi tiết cả 4 thầy trò Đường tăng đều rơi vào “lưới tình” gây phản cảm cho khán giả.
Lạm dụng nhiều cảnh nóng
Có lẽ trào lưu dùng cảnh nóng để câu khách đang phát triển nên những nhà làm phim cách tân cũng đã “mạnh dạn” đưa những cảnh nhạy cảm vào màn ảnh nhỏ nhiều hơn, song lại gây ra tác dụng ngược với khán giả.
Tân tây du ký có nhiều cảnh mơn trớn, khiêu khích, nhạy cảm của các nhân vật yêu tinh
Trong Tân tây du ký, những hành động mơn trớn, lả lướt, khiêu khích của yêu tinh với Đường tăng, những hình ảnh có phần sexy, gợi cảm còn khiến người lớn đôi lúc phải đỏ mặt thì sao có thể phù hợp là bộ phim thiếu nhi được. Riêng ở điểm này, có lẽ Tân tây du kí đài Triết giang còn chưa khẳng định được đâu là đối tượng phục vụ chính.
Tân thủy hử ưu ái cảnh nóng của đôi gian phu, dâm phụ Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên
Trong nguyên tác Thủy hử, tuy là một nhân vật khá nổi bật nhưng nhân vật dâm phụ Phan Kim Liên xuất hiện không nhiều. Nhưng dường như nhà sản xuất Tân thủy hử lại tỏ ra ưu ái người đàn bà này. Cảnh phòng the của đôi gian phu, dâm phụ Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên kéo quá dài với những cảnh khiến người xem phải nóng mặt. Phim trở nên sa đà vào những chi tiết không thực sự cần thiết.
Âm nhạc
Âm nhạc trong Tân Hồng Lâu Mộng cũng bị các nhà nghiên cứu chê trách rất nhiều khi đa phần giai điệu được sử dụng đều đánh đồng sự bi thương ai oán với loại nhạc ủy mị sáo rỗng. Thêm vào đó, có nhiều trường đoạn kết hợp với hình ảnh âm u cô tịch được ví “chẳng khác nào nhạc phim Liêu trai”…
Trong nhiều năm gần đây, trào lưu ra đời các phim phiên bản hai, ba… của bộ gốc đang ngày càng rầm rộ. Tuy nhiên, không phải đổi mới lúc nào cũng hay và nó chỉ hay khi thực sự vượt được “đàn anh, đàn chị”. Không hẳn khán giả quá khó tính khi săm soi và “nhặt sạn” trong phim mới mà chỉ bởi phiên bản gốc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem vì vậy, để vượt qua được ấn tượng này thật là một điều không hề dễ dàng.
Theo VNN
Tây Du Ký bản Triết Giang gây náo loạn
Tạo hình thần tiên và yêu tinh khó phân biệt, cả 4 thầy trò đều vướng chuyện yêu đương, lời thoại tục tữu, kỹ xảo thiếu tinh tế... đó là những bình phẩm về phiên bản Tây Du Ký do đài Triết Giang sản xuất.
Khi quyết tâm bắt tay tái hiện một tác phẩm kinh điển, nhà sản xuất đã phải chuẩn bị sẵn tinh thần để đón nhận sự so sánh và đánh giá nghiêm khắc từ phía khán giả, giới phê bình. Trong trường hợp của đạo diễn Trình Lực Đống (từng thành công với loạt phim Bảng phong thần năm 2007), gánh nặng tâm lý lại càng trở nên nặng nề hơn khi bộ phim mà ông lựa chọn làm lại là Tây Du Ký (nguyên tác Ngô Thừa Ân).
Phiên bản mới này do đài truyền hình Triết Giang sản xuất, có kinh phí hơn 50 triệu NDT (khoảng 150 tỷ VND) và quy tụ được dàn diễn viên nổi tiếng 3 miền như Trần Xung, Ôn Bích Hà, Lưu Đức Khải, Lưu Tư, Hàn Tuyết... Bộ phim đã ra mắt khán giả Trung Quốc từ năm 2009 và cuối tháng 2 vừa qua chính thức lên sóng kênh VCTV7 của đài truyền hình Việt Nam. Sau một vài tập phim được trình chiếu, khán giả đã dành cho tác phẩm remake này vô vàn bình luận trái chiều. Đơn cử ý kiến của một ID có tên Phucnesta trên diễn đàn vozforums cho biết, dù không xem từ đầu mà mới theo dõi được 15 giây đoạn Đại náo thiên cung nhưng bạn đã thấy rất dở. Võ thuật của Ngộ Không khi đối đầu với Na tra trông như... "phường chèo". Không những thế, phân đoạn này đã xuất hiện Bạch cốt tinh và lại còn có có quan hệ tình cảm "trên mức tình bạn" với Ngộ Không. Fan hâm mộ Tây Dú Ký bản cũ còn tỏ ra rất kiên quyết cho rằng: bộ phim của đài Triết Giang không thể bằng phiên bản do Trương Kỷ Trung đạo diễn, chưa nói đến việc so sánh với "huyền thoại 86 thần thánh".
Tổng hợp một số nhận định khác của khán giả nhiều lứa tuổi tại Trung Quốc khi bộ phim này được phát sóng cách đây không lâu, người viết xin được đưa ra những đặc điểm nổi bật nhất.
Tạo hình gây thất vọng
Tạo hình Tây Du Ký bị đả kích nhiều nhất
Nhớ lại tạo hình của các diễn viên Tây Du Ký phiên bản cũ, người xem đều cảm thấy hài lòng vì cảm giác dễ chịu, vừa mắt. Tất cả hình ảnh thần tiên và yêu tinh được xây dựng không quá cầu kỳ và tốn kinh phí nhưng đòi hỏi sự nhẫn nại tuyệt đối của diễn viên. Điển hình nhất là việc dính lông mặt rất thủ công mà nhân viên hóa trang đã thực hiện cho Lục Tiểu Linh Đồng. Hàng ngày, nam diễn viên này đều phải mất nhiều công sức chờ đợi hàng giờ đồng hồ trước và sau khi ghi hình. Dù có mệt mỏi, buồn ngủ thì anh cũng không dám chợp mắt vì lo ảnh hưởng tới dung mạo hoàn chỉnh của nhân vật. Trong khi đó, diễn viên thủ vai Tôn Ngộ Không trong bản mới của Triết Giang - Phí Dương lại dễ chịu hơn nhiều khi gương mặt khá... nhẵn nhụi vì được sử dụng một "khuôn" lông làm sẵn. Tiện lợi, sạch sẽ và tiết kiệm thời gian nhưng đổi lại, hiệu quả hình ảnh của nó lại không chân thực như khi "gắp" từng chùm lông nhỏ dính lên mặt.
Tạo hình Đường Tăng và Sa Tăng "miễn cưỡng thông qua"
Gạt sang tiểu tiết này, khán giả vẫn không thể chấp nhận được hình thể khá "bụ bẫm", ánh mắt thiếu nhanh nhẹn và thông minh của người thể hiện nhân vật Tề thiên đại thánh. Từ cách biểu đạt cảm xúc cho tới phản ứng trước mỗi hành động của Phí Dương đều không linh hoạt và chân thật như Lục Tiểu Linh Đồng thể hiện. Ở phương diện này, chỉ có thể rút ra một điều là Tân Tây Du Ký mới chỉ "đánh lừa" được trẻ nhỏ, không thể qua mắt được khán giả trưởng thành. Điều này là hệ lụy nằm ngoài mục tiêu sáng tác ban đầu của Tây Du Ký cũ nhưng vẫn đã thành công rực rỡ nhờ tâm huyết của đoàn làm phim.
Dễ dàng phát hiện dấu vết hóa trang trên mặt Trư Bát Giới
Ở tạo hình của 4 thầy trò, ngoài Đường Tăng và Sa Tăng "miễn cưỡng thông qua" thì Trư Bát Giới cũng bị chê bai thậm tệ. Đó là sự thiếu tinh tế trong việc hóa trang nhân vật. Điển hình nhất là việc "khuôn bụng", tai và mũi của Thiên bồng nguyên soái sau khi bị biến hình trông đều giống như vừa được ... nặn bằng đất sét dẻo, bề mặt láng bóng thiếu chân thật, độ cao thấp và tỉ lệ bộ phận cũng không đồng đều.
Hình ảnh Bồ Tát do một diễn viên nhiều tai tiếng đảm nhiệm khiến người xem thất vọng
Ngoài ra, trong loạt tạo hình dành cho các nhân vật nữ - thần tiên và yêu tinh, khán giả cũng đưa ra phản ứng gay gắt trước trang phục sexy của các người đẹp. Điều bị lên án nhiều nhất là ở phiên bản này là hình ảnh của vai chính diện và phản diện quá khó nhận biết. Trong khi Bạch yêu tinh chuột do Dư Na thủ vai rất dịu dàng, hiền thục thì Quan âm bồ tát mà Trần Xung đảm nhiệm lại bị đánh giá là quá thô cứng. Bên cạnh đó, vì lý lịch đời tư và quá khứ đóng nhiều "phim người lớn" của cô mà người xem không khỏi ám ảnh mỗi lúc theo dõi nội dung phim. Hình ảnh và ấn tượng về vai diễn Bồ Tát vì thế đã trở nên mất cao quý, khó thuyết phục khán giả.
Nội dung hoang đường: 4 thầy trò đều yêu đương
Nữ yêu luôn xuất hiện trong trạng thái lẳng lơ khiêu khích. Thấp thoáng sau lớp váy áo mỏng tang là vòng 1 căng đầy
Trong phiên bản mới này, cả bốn thầy trò Đường Tăng đều có cơ hội "nếm mùi trần gian". Trong đó, Tôn Ngộ Không luôn gặp rắc rối tình cảm với Bạch cốt tinh (Hàn Tuyết), Đường Tam Tạng (Trần Tư Hàn) và nữ vương Tây vương lữ quốc tình cảm thăng hoa, hai người nắm tay và tình tứ nhau trên thuyền rồng. Ngoài ra, Sa Tăng cũng "phải lòng" một yêu tinh nhện, Trư Bát Giới thì... "gặp đâu yêu đó" - cảm giác không khác nhiều phim hài của Châu Tinh Trì sản xuất cách đây nhiều năm.
Một số khán giả Trung Quốc đã từng cảm thán nói rằng: "Đến người nhà Phật hay hầu vương cũng chẳng thoát khỏi cửa trần". Những người khác lại tuyên bố: "Sau Hồng Lâu Mộng, Thủy hử, Tân Tây Du Ký Triêt Giang lại khiến người xem càng thêm sốc vì sự đổi mới quá mạo hiểm".
Rất nhiều cảnh "nóng" trong bộ phim này
Cảnh "nóng" có lẽ là điều ít người nghĩ rằng sẽ có liên quan tới thể loại thần thoại cổ trang Tuy nhiên, điều này đã xuất hiện với mật độ dầy đặc trong tác phẩm này. Lấy ví dụ cảnh "giường chiếu" của Tôn Ngộ Không (khi đó hóa thành Đường Tăng) và yêu tinh nhện, hai diễn viên đã có màn áp sát và mơn trớn rất gần gũi rất sexy. Trong khi nữ yêu vắt một chân qua người đối phương, một chân trong tư thế lơ lửng gần chạm "điểm nhạy cảm" thì Tôn Ngộ Không phải nín thờ giả vờ như không phản ứng. Tuy nhiên, nhịp tim rộn ràng (hiệu quả âm thanh) ngày càng mạnh mẽ khiến người xem không khỏi đỏ mặt ngại ngùng. Ngoài ra, ở một cảnh khác khi Đường Tăng còn bị nữ yêu "dụ dỗ" và liên tục phải lùi bước cho tới khi ngã xuống giường. Lúc này, yêu tinh ăn mặc hở hang liền vọt tới nhẩy lên người sư phụ và bắt đầu có hành động khiêu khích bằng tay, mắt...
Kỹ xảo thiếu tinh tế
Kỹ xảo của Tân Tây Du Ký không "tuyệt vời" như giới thiệu ban đầu
Kéo dài nhiều cảnh võ thuật cho phiên bản mới, các nhà sản xuất Tân Tây Du Ký Triêt Giang hy vọng sẽ khiến người xem "đã mắt" và thỏa mãn. Tuy nhiên, do thiếu sự tinh tế nên tất cả phần nội dung này đã phản tác dụng, trở thành "cực hình" với người xem tinh ý. Điểm nổi cộm đầu tiên được nhắc đến là việc "hoàn hảo hóa" các hình ảnh gây thiếu chân thực. Ví dụ đơn giản nhất là khi các thiên binh thiên tướng "cưỡi mây đạp gió", tà áo và khăn choàng của họ sẽ được thiết kế sao cho hiển thị đẹp nhất, phẳng nhất. Khán giả có thể phát hiện hai đầu khăn được dùng dây buộc lại và căng lên trong trường quay. Sau đó, trong quá trình hậu kỳ đã được xóa bỏ đi nhưng vẫn để lại dấu vết vì đầu mút hơi dúm lại, cảm giác như có người vô hình đang đứng nắm giữ.
Ngoài ra, ở một số cảnh quay trên thiên đình, bối cảnh phía sau với nền phông xanh và "mây ảo" hiển thị quá thô, gây cảm giác sắp xếp cứng nhắc. Chưa tính đến việc các diễn viên "lười nhác", chỉ đánh vài chiêu đơn giản rồi giao cả toàn bộ cho kỹ xảo - ví như kiếm và đao tự đánh nhau trên không trung, xử lý cắt dựng hình để tạo nên hiệu ứng như người đang di chuyển....
Đạo diễn Trình Lực Đống "nói giỏi hơn làm" trong các cảnh quay hành động cần sự miêu tả tinh tế
Bên cạnh đó, sự "nửa vời" trong cách dàn dựng cũng tạo sự hụt hẫng lớn cho khán giả. Đôi khi đạo diễn bắt đầu một phân đoạn đấu võ rất công phu, làm nền rất lâu bằng đoạn đối thoại dài "phô trương thanh thế" nhưng sau đó lại lướt qua vội vã khi miêu tả chi tiết. Khi ống kính đưa lướt qua diễn viên, người xem còn cảm nhận nhân vật chưa hoạt động, đôi khi còn chưa nhích khỏi vị trí ban đầu nhiều mà đã... chiến thắng.
Lời thoại bao hàm văn hóa mạng, khẩu ngữ
Biên kịch quá "thoáng" trong việc đưa ngôn ngữ hiện đại vào tác phẩm
Do được xử lý biên dịch và lồng tiếng nên khán giả Việt Nam sẽ không có cơ hội đích thân cảm nhận "hơi thở thời đại" xuất hiện ở phiên bản mới này. Trong yếu tố lời thoại bị lên án, khán giả Hoa ngữ đã không khách khí khi đưa ra bình luận: "Thái thượng lão quân cùng dùng từ cảm thán như blogger 8X, Ngọc hoàng đại đế gì mà lúc nào cũng nóng vội thúc giục và dùng khẩu ngữ địa phương.... Tôi thấy phiên bản này nhân vật nào cũng giống nhân vật nào, chẳng ai để lại ấn tượng tốt cả".
Khán giả "sốc" từ tình tiết này đến nội dung khác
Sai phạm nhẹ nhàng hơn là việc thiết kế lời thoại diễn viên không phù hợp bối cảnh thời đại của phim. Tôn Ngộ Không nói trước mọi người: "Cho dù tôi chỉ có trí tuệ của súc sinh thì các người cũng không cần lên lớp tôi". Tiếp đó, Đề thiên đại thánh còn nói: "Để đấu tranh vì tự do và hòa bình, tôi không thể từ bỏ trách nhiệm của mình". Trong khi đó, nhân vật mới - cáo 9 đuôi đã phát biểu: "Nếu ta ăn thịt Đường Tăng thì dù có không xinh bằng Hằng Nga cũng phải hơn được Bồ Tát".
Thay lời kết
Mỗi quốc gia đều có nét văn hóa riêng, mỗi khán giả đều có quan điểm và sở thích khác nhau. Cũng như câu nói "vừa mắt người này nhưng chưa chắc đã hợp lòng người khác", hy vọng độc giả sẽ cùng chia sẻ với người viết những ý kiến của bạn sau khi theo dõi phiên bản mới Tân Tây Du Ký do đài Triết Giang sản xuất. Hoặc nếu chưa biết đến bộ phim này, thông qua những miêu tả và phân tích trên, bạn có cảm nhận ra sao về tác phẩm "thỉnh kinh thế kỷ 21" này?
Theo VNN
Bối cảnh hoành tráng của 'Tân Tây Du Ký' Dù bị chê nhiều về nội dung, nhưng bộ phim được dàn dựng theo phiên bản mới của đạo diễn Trương Kỷ Trung hoàn toàn khiến người xem "đã mắt". Phim được đầu tư với số tiền lên tới 130 triệu NDT, chỉ đứng sau Tân Tam Quốc. Trong đó, phần lớn chi phí dành cho kỹ xảo, đồ họa vi tính, giúp...