Tân Tổng Thanh tra Chính phủ phải đối mặt với những thách thức nào?
“Tân Tổng TTCP phải chấn chỉnh kỷ cương, phép nước ở ngay chính trong cơ quan thanh tra. Phải giải quyết một loạt vấn đề, trong đó là phải cộng hưởng với sự quyết liệt từ các cơ quan của Đảng”, ĐBQH Lê Thanh Vân nhận định khi trao đổi với Dân Việt bên hành lang Quốc hội.
ĐBQH Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội. (Ảnh: VPQH).
Thưa ông, chiều nay, 25.10, Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Tổng Thanh tra Chính phủ. Theo ông để đáp ứng mong muốn của nhân dân, người đứng đầu ngành Thanh tra phải cần tiêu chuẩn nào?
- Bộ Chính trị đã ban hành Quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Còn mong muốn của nhân dân, của các ĐBQH là vị đứng đầu ngành Thanh tra phải là người có trí minh, tâm sáng. Người đó phải “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư”. Ngoài có tâm phải có trí. Trí nghĩa là có năng lực, nhận biết đúng sai. Muốn nhận biết đúng sai phải tinh thông đường lối, chủ trương, pháp luật. Còn tâm là phải vì nước vì dân, phải gạt bỏ những lợi ích, quan hệ cá nhân, phải công tâm trong công việc.
“Vừa qua, Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng đã thể hiện rất xuất sắc vai trò của mình trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Để cùng cộng hưởng với những nỗ lực này, ngành Thanh tra cũng phải vào cuộc quyết liệt, phải đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ thanh tra phức tạp đang được dư luận quan tâm”.
Hiện nay, đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng do Đảng, Nhà nước phát động, Tổng Bí thư trực tiếp là Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng thì lại càng đòi hỏi cao với người đứng đầu ngành Thanh tra. Từ hoạt động cảu ngành phải phát hiện đưa những vụ việc tiêu cực, tham nhũng ra ánh sáng, lấy lại niềm tin cho nhân dân.
Nếu như người đứng đầu ngành Thanh tra không xử nghiêm được các vụ việc tiêu cực mà nhân dân quan tâm thì rõ ràng không đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi, kỳ vọng của nhân dân. Sự cố gắng của người đứng đầu lĩnh vực Thanh tra sẽ góp phần tạo thêm niềm tin của người dân vào Đảng, Nhà nước
Video đang HOT
Để góp phần đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, người đứng đầu ngành Thanh tra sẽ phải vượt qua những khó khăn, thách thức lớn thưa ông?
- Vai trò của Thanh tra Chính phủ là kiểm soát nhánh hành pháp. Trong hoạt động hành pháp rất dễ xảy ra vi phạm pháp luật, tiêu cực, vấn đề lạm quyền, trục lợi. Chính vì thế kiểm soát tốt được nội bộ, kiểm soát được bên trong cơ quan hành pháp, hệ thống hành chính là vấn đề vô cùng hệ trọng.
Vì vậy, người dân đòi hỏi người đứng đầu ngành Thanh tra một mặt phải kiểm soát tốt tình hình chấp hành pháp luật của cả hệ thống. Bên cạnh đó dựa trên quyền được giao, anh phải xây dựng được kế hoạch, chương trình cả nhiệm kỳ, lựa chọn vấn đề xã hội quan tâm, vấn đề bức xúc dư luận đặt ra để giải quyết. Anh phải chỉ đạo thanh tra đột xuất khi dư luận nêu ý kiến về một cá nhân, đơn vị cụ thể, để phúc đáp ngay vấn đề dư luận đặt ra.
Anh cũng phải chấn chỉnh kỷ cương, phép nước ở ngay chính trong cơ quan thanh tra. Có thể nói áp lực với người đứng đầu ngành Thanh tra trong bối cảnh hiện nay là vô cùng lớn. Phải giải quyết một loạt vấn đề, trong đó là phải cộng hưởng với sự quyết liệt từ các cơ quan của Đảng.
Vừa qua, Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng đã thể hiện rất xuất sắc vai trò của mình trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Để cùng cộng hưởng với những nỗ lực này, ngành Thanh tra cũng phải vào cuộc quyết liệt, phải đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ thanh tra phức tạp đang được dư luận quan tâm.
Ngoài việc phải đi theo kịp “nhịp đập” của Đảng, của toàn xã hội, Thanh tra Chính phủ thông qua hoạt động của mình phải củng cố thêm sức mạnh của Chính phủ. Nghĩa là hoạt động của Thanh tra Chính phủ phải thường xuyên giúp cho Chính phủ, giúp Thủ tướng thanh lọc bộ máy để trong sáng, thực sự liêm chính, kiến tạo, phát triển như thông điệp Thủ tướng đưa ra đầu nhiệm kỳ.
Thời gian qua, hoạt động của Thanh tra Chính phủ đã đáp ứng kỳ vọng của Quốc hội, người dân thưa ông?
- Có thể nói, hoạt động của Thanh tra Chính phủ trong thời gian qua bắt đầu có khởi sắc nhưng so với hàng loạt nỗ lực quyết liệt của Ủy ban Kiểm tra T.Ư thời gian qua thì có thể thấy chuyển động của TTCP vẫn còn chậm hơn nhiều. Tôi có thể ví dụ ngay gần đây là vụ việc thanh tra đất đai, “biệt phủ” ở Yên Bái…
- Xin cảm ơn ông
Theo Danviet
Chiều nay, Thủ tướng đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng GTVT, Tổng TTCP
Theo chương trình làm việc của Quốc hội, chiều nay 24.10, vào lúc 16h15, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ đọc tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đối với ông Trương Quang Nghĩa và chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ đối với ông Phan Văn Sáu.
Ông Phan Văn Sáu (trái) và Trương Quang Nghĩa (Ảnh Dân trí).
Sau khi nghe Thủ tướng đọc tờ trình, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận ở Đoàn về phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đối với ông Trương Quang Nghĩa và chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ đối với ông Phan Văn Sáu. Đến chiều 25.10, Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu về việc miễn nhiệm trên.
Ông Trương Quang Nghĩa 59 tuổi, quê xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, Quảng Nam. Học vị thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Ông từng công tác trong quân đội, giữ cấp bậc đại úy công tác tại D25, Cục Tham mưu, Bộ tư lệnh Quốc phòng. Ông từng trải qua nhiều vị trí công tác ở Vinaconex trước khi làm tổng giám đốc Tổng công ty này.
Từ tháng 5.2008 đến 4.2016, ông lần lượt kinh qua các chức vụ: Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Phó bí thư rồi Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Từ tháng 4.2016 đến nay, ông là Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Ông là Ủy viên Trung ương hai khóa XI, XII, Đại biểu Quốc hội khóa XIV đoàn Sơn La.
Vào ngày 7.10, ông Trương Quang Nghĩa được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành ủy TP. Đà Năng (thay ông Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật). Thời gian ông Trương Quang Nghĩa giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho đến khi được đề nghị miễn nhiệm được khoảng một năm rưỡi.
Ông Phan Văn Sáu sinh năm 1959, quê Hồng Ngự, Đồng Tháp. Quá trình công tác của ông: Từ tháng 2.2006 - 2.2010: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy An Giang.
Từ tháng 2.2010 - 10.2010: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, kiêm Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy An Giang.
Từ tháng 10.2010 - 6.2011: Bí thư Tỉnh ủy An Giang. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Từ tháng 7.2011 - 9.2015: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang.
Từ tháng 10.2015 - 4.2016: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 4.2016, ông được Quốc hội khóa XIII phê chuẩn làm Tổng Thanh tra Chính phủ. Đến kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ông tiếp tục được phê chuẩn làm Tổng Thanh tra Chính phủ.
Theo Danviet
Tuần tới sẽ có tân Bộ trưởng Bộ GTVT và Tổng thanh tra Chính phủ Theo chương trình dự kiến kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, ngày 25.10, Quốc hội sẽ tiến hành công tác nhân sự. Quốc hội sẽ miễn nhiệm ông Phan Văn Sáu (trái) và ông Trương Quang Nghĩa trong tuần làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: Dân trí) Cụ thể, ngày 25.10, Thủ tướng...