Tân Tổng lãnh sự Mỹ cam kết ủng hộ Việt Nam vững mạnh và thịnh vượng
Tân Tổng lãnh sự Marie Damour đã có nhiều cuộc làm việc với các lãnh đạo Huế và Đà Nẵng, khẳng định cam kết của Mỹ ủng hộ Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập.
Theo thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam hôm 19/9, tân Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh Marie Damour đã hoàn thành chuyến thăm đầu tiên đến Huế (ngày 12-13/9) và Đà Nẵng (ngày 15-17/9).
Trong các cuộc gặp với lãnh đạo ở cả hai thành phố, Tổng Lãnh sự Damour tái khẳng định cam kết của Mỹ về một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, đồng thời thảo luận các cách thức nhằm tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ khi hai nước chuẩn bị kỷ niệm 25 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao trong năm 2020.
Tại Huế, Tổng Lãnh sự Damour phát biểu khai mạc Hội nghị Kỹ thuật thường niên do Cơ quan Tìm kiếm Tù binh và Người mất tích thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (DPAA) và Văn phòng Tìm kiếm Người mất tích Việt Nam (VNOSMP) tổ chức.
Tổng Lãnh sự Marie Damour gặp Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa.
Trong các buổi làm việc với Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên – Huế Lê Trường Lưu và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung, Tổng Lãnh sự thảo luận các cơ hội hợp tác song phương, trong đó có việc tăng cường quan hệ giữa nhân dân hai nước và bảo vệ các di sản văn hoá.
Tổng Lãnh sự cũng gặp Cha Tổng Đại Diện Giáo phận Huế Antôn Dương Quỳnh, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế Phạm Như Hiệp và thăm Không gian lưu niệm hoạ sĩ Lê Bá Đảng. Tại kinh thành Huế, Tổng Lãnh sự Damour thăm di tích Triệu Tổ Miếu, vừa được khôi phục thông qua Quỹ Bảo tồn Văn hoá của Đại sứ Mỹ (AFCP).
Tại Đà Nẵng, Tổng Lãnh sự Damour có các cuộc gặp với Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa và Chủ tịch UBND Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ để thảo luận về các cơ hội cho các đối tác Mỹ tham gia các dự án phát triển thành phố thông minh của Đà Nẵng.
Giám đốc Cảng Hàng không Đà Nẵng Lê Xuân Tùng đã thông báo với Tổng Lãnh sự về việc hoàn thành tốt đẹp dự án Xử lý Môi trường tại Sân bay Đà Nẵng giữa Việt Nam và Mỹ cũng như những kế hoạch mở rộng sân bay để đáp ứng số lượng hành khách ngày càng gia tăng.
Ngoài ra, Tổng Lãnh sự cũng dự lễ khai trương khách sạn Hilton Đà Nẵng và gặp gỡ với các cựu sinh Việt Nam theo học chương trình Fulbright, nhà máy bia thủ công của Mỹ 7 Bridges và trường Đại học Mỹ tại Việt Nam để thảo luận về nỗ lực xây dựng năng lực hàng không cho Việt Nam.
Trong hoạt động cuối cùng tại Đà Nẵng, Tổng Lãnh sự Damour đã tham dự lễ hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ lần thứ 151 tại sân bay Quốc tế Đà Nẵng. Sự kiện này góp phần nêu bật sự hợp tác lâu dài giữa Việt Nam và Mỹ đối với vấn đề nhân đạo quan trọng này.
Theo New zing.vn
Dân mạng truyền tai 20 sự thật về xứ Huế không phải ai cũng biết: Có "tình" và "thơ" như nhiều người vẫn nghĩ?
Ngoài nét bình yên, trầm buồn mà nhiều tín đồ du lịch thường truyền tai nhau, xứ Huế còn nhiều điều thú vị hơn thế mà chúng ta chưa khám phá hết đấy!
Đất cố đô từ lâu đã gắn liền với truyền thống văn hóa - lịch sử lâu đời của nước ta. Dù không sầm uất, xô bồ như "người láng giềng" Đà Nẵng hay Hội An, nhưng hàng năm nơi đây vẫn thu hút lượng lớn du khách cả trong và ngoài nước tìm đến, ảnh sống ảo thì luôn ngập tràn các trang mạng xã hội. Nhiêu đó cũng đủ cho thấy sức hút khó cưỡng của mảnh đất nghìn năm tuổi này trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Ghé thăm xứ Huế là tìm đến nét mộng mơ, trầm buồn không lẫn với bất cứ nơi đâu. Bên cạnh những điểm đến nổi tiếng như sông Hương, cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, công viên bỏ hoang,... Khám phá nếp sống hay con người đất cố đô cũng là điều thú vị mà các du khách không thể bỏ lỡ.
Video đang HOT
@volunteerworld_com
@aniahimsa
Dưới đây chính là 20 sự thật không phải ai cũng biết về xứ Huế đang được cộng đồng mạng Việt Nam nhiệt tình truyền tai nhau mấy ngày qua. Đọc thử để hiểu hơn về mảnh đất "nàng thơ của Việt Nam" này bạn nhé!
1. Huế là tên một thành phố nằm trong tỉnh Thừa Thiên - Huế, không phải tỉnh Huế như nhiều người vẫn nghĩ.
2. Đây là đô thị loại I không có thành phố trực thuộc trung ương đầu tiên của Việt Nam, được công nhận vào ngày 24/8/2005.
@soaipham
3. Tổng thể thành phố Huế được chia làm hai phần rõ rệt: bờ Nam và bờ Bắc, ngăn cách bởi dòng sông Hương. Trong khi bờ Nam là nơi đặt các công trình hiện đại, sầm uất thì bờ Bắc là nơi đặt toàn bộ Kinh Thành Huế và nhiều di sản lâu đời nên rất tĩnh lặng, cổ kính.
4. Tuy diện tích của thành phố Huế khá nhỏ (72km vuông) nhưng lại có đến hơn 455.000 dân với 27 phường khá đông đúc.
5. Ở Huế, bước ra đường là thấy chùa. Nơi đây được mệnh danh là "kinh đô Phật giáo" của Việt Nam, với hơn 300 ngôi chùa và niệm Phật đường lớn nhỏ. Do đó, mỗi mùa Phật Đản, đường phố Huế được trang trí lộng lẫy với những lễ rước hoành tráng bậc nhất.
@travelsergi
@the1995.store
6. Trong một hội nghị về ẩm thực Huế đã ước tính được: Trong 1700 món ăn Việt Nam thì cố đô Huế chiếm tới 1300 món, bao gồm 3 loại chính là ẩm thực cung đình, dân dã và chay. Đặc biệt món ăn ở đây ngoài ngon ra thì rất rẻ và khá cay (trung bình cơm hến 7k, bún bò 25k, bánh Huế 10k, chè 10k,...)
7. Xích lô là loại phương tiện du lịch phổ biến nhất của Huế với ước tính hơn 5000 chiếc, rất được du khách ưa chuộng. Nếu loại đi yếu tố hay đi sai luật và chèo kéo khách, xích lô Huế nhìn chung khá thân thiện và rất đáng để trải nghiệm.
@nothingtoeat_
8. Cây cầu nổi tiếng bậc nhất xứ Huế tên chính thức là cầu Trường Tiền, không phải Tràng Tiền như nhiều người vẫn thường gọi, vì trước đây cây cầu nằm gần một công xưởng đúc tiền. Cây cầu này được thiết kế bởi Gustave Eiffel - kiến trúc sư của công trình tháp Eiffel biểu tượng của Paris. Trong suốt hơn 120 năm tồn tại, cầu đã được đổi tên 5 lần và giật sập 3 lần.
@chilinhnamchay
@aannie.78
9. Thừa Thiên Huế là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có 5 di sản văn hoá được UNESCO công nhận, bao gồm: Quần thể di tích cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016).
FB: Tuyet Le
10. Giọng Huế từ lâu đã được xem là nét đặc biệt bậc nhất của người Huế với các từ ngữ rất xưa, cổ và âm điệu trầm. Người Huế thường hay đọc âm cuối "n, t" thành "ng, c"; đọc "oi" thành "oai" (muôn màu = muông màu, coi mắt = coai mắc), "ong" thành "oong" (con voi =coong voai),... và còn rất nhiều nữa. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng giọng Huế không phải lúc nào cũng thêm dấu nặng vào mỗi từ như nhiều người lầm tưởng.
11. "Mô, tê, răng, rứa" là 4 từ phổ biến nhất trong cuộc sống thường ngày của người dân xứ Huế, nghĩa là "đâu, kia, sao, thế".
@sangtheworld
12. Huế là thành phố xanh quốc gia đầu tiên của Việt Nam được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên - WWF) bầu chọn, với hơn 67.000 cây xanh đường phố. Nhiều con đường đã đi vào huyền thoại cùng với loài cây trồng trên nó, như đường Phượng Bay (đoạn từ cầu Trường Tiền đến Bạch Hổ và con đường Đoàn Thị Điểm ngày nay) trong bài hát "Mưa hồng" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
@nguyenhan.thien.3
13. Huế là nơi bảo tồn các di tích cung đình toàn vẹn nhất Việt Nam, tuy đã bị tàn phá ít nhiều. Đặc biệt trong quá khứ, cố đô Huế từng mất đến phân nửa các kiến trúc vốn có. Hiện nay, nơi đây còn bảo tồn được tận 7 lăng vua và 9 lăng chúa Nguyễn. Ngoài Đại Nội, 3 lăng của vua Minh Mạng, Tự Đức và Khải Định là các khu di sản được bảo tồn tốt nhất và cũng hút khách nhiều nhất.
@vietnamtourismboard
14. Chợ Đông Ba là một trong những khu chợ nổi tiếng và lâu đời nhất cả nước với 120 năm tuổi đời. Nơi đây không chỉ bày bán những món đặc sản xứ Huế với giá đắt gấp 3 lần bình thường mà còn cho du khách cơ hội được chiêm ngưỡng lối sống bình dân xứ Huế qua cảnh tượng mấy bà bán hàng chửi nhau bằng giọng Huế, mùi của Huế qua hàng mắm tôm, mắm ruốc,... và thỉnh thoảng còn có hiện tượng cướp giật.
@jim.cao
15. Ngoài mè xửng, nón lá, áo dài thì mưa dầm xứ Huế cũng là một thương hiệu nổi tiếng đất cố đô. Mưa không ào ạt, xối xả mà dầm dề, kéo dài từ tháng này sang tháng kia, có khi 43 ngày không dứt (năm 2007). Kết hợp với khí lạnh phương Bắc, mùa đông ở Huế lạnh, rét buốt dù nhiệt độ không thấp như ở Hà Nội. Khung cảnh mưa buồn trứ danh của Huế từ lâu đã được đề cập rất nhiều trong thi ca, văn học, điển hình là bài hát "Mưa trên xứ Huế" nổi tiếng của nhạc sĩ Minh Kỳ.
@ledao.ledao
16. Huế nổi tiếng với 2 festival (lễ hội) được tổ chức xen kẽ: Festival Huế vào các năm chẵn và festival nghề truyền thống Huế vào các năm lẻ. Trong đó festival Huế được tổ chức từ năm 2000 được xem là festival đương đại lớn nhất Việt Nam, cũng là khởi xướng cho nhiều festival khác trên khắp cả nước.
17. Người Huế chính gốc nổi tiếng với tính cách "mệ". Mệ là một từ cổ dùng để chỉ những ông hoàng bà chúa thời xưa, những người quyền quý xưng mệ khi chuyện trò để chứng minh mình thuộc dòng dõi quý tộc. Tính cách mệ cho thấy một lối hành xử vừa cao ngạo, vừa khoan dung, sẵn lòng ban ơn cho kẻ dưới, dẫu cho có lúc kẻ ấy là người giàu có của cải, tiền bạc hơn so với mệ.
@stingky610
18. Mọi công trình bên trong kinh thành Huế như nhà dân, trường học,... đều được giới hạn về chiều cao và quy định phải thấp hơn chiều cao Hiển Lâm Các trong Đại Nội Huế (17m).
19. Sinh viên Huế học tại trường Kinh tế đa số đều không thích ăn Mì Quảng trong 3 tháng đầu tiên. Lòng lúc nào cũng hướng về Bún bò Huế thần thánh và Cơm hến huyền thoại.
20. Thiên hạ đồn rằng gái Huế xinh đẹp, nết na, công dung ngôn hạnh, giờ được xem là của hiếm và gắn với cụm từ "nàng thơ xứ Huế" nổi tiếng. Còn trai Huế thường được đánh giá là nhẹ nhàng, tình cảm nhưng lại có cái tôi khá lớn.
@sangtheworld
@sangtheworld
Nguồn: Internet
Theo Helino
Azerai La Residence Huế - Top 100 điểm đến tuyệt vời nhất Thế giới Azerai La Residence Huê, khach san mang phong cách boutique tọa lạc bên dòng sông Hương thơ mộng của cô đô Huế mơi đây đã vinh dự đươc Tap chi Time binh chon vào danh sách 100 điêm đên tuyệt vời nhât thê giơi năm 2019 ("World's 100 Greatest Places" for 2019). Time Magazine - Tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ...