Tân Tổng Kiểm toán: “Tôi và 2 người tiền nhiệm rất gần gũi”
Cùng có chuyên môn về tài chính khi nhận nhiệm vụ Tổng Kiểm toán nhà nước, tân Tổng kiểm toán Nguyễn Hữu Vạn cho biết, ông và 2 người tiền nhiệm Đinh Tiến Dũng, Vương Đình Huệ rất gần gũi, thường xuyên trao đổi công việc.
Tân Tổng kiểm toán Nguyễn Hữu Vạn có cuộc trao đổi ngắn với báo chí bên hành lang Quốc hội trong ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ mới, sau khi được bầu giữ chức vụ Tổng Kiểm toán nhà nước chiều qua, 24/5.
Khi nêu danh sách giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Tổng Kiểm toán nhà nước mới thay cho ông Đinh Tiến Dũng được điều chuyển sang làm Bộ trưởng Tài chính, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã thông tin ông là một tiến sĩ kinh tế, từng kinh qua nhiều chức vụ, phù hợp để Quốc hội bầu vào chức vụ này. Tuy nhiên, kiểm toán dường như là một ngành chuyên môn sâu. Nếu tự đánh giá, ông nhận thấy mình có thuận lợi, bất lợi gì khi nhận công tác này?
Về chuyên môn thì kiểm toán và tài chính cũng có nhiều điểm tương đồng. Tôi đã làm công tác tài chính nhiều. Đó là yếu tố để có thể tiếp cận phương pháp làm kiểm toán.
Tân Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Hữu Vạn: “Tôi với anh Dũng và cả anh Huệ rất gần gũi với nhau từ trước đây”.
Video đang HOT
Kiểm toán cũng được xem là công việc không ít “gai góc” khi phải luôn luôn đi vào những ngóc ngách khuất nẻo của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để chỉ ra những đúng – sai – lắt léo. Nhiều người cho rằng, nhận nhiệm vụ đứng đầu ngành kiểm toán cần thiết nhất là sự kiên quyết và bản lĩnh?
Kiểm toán hoạt động theo nguyên tắc trung thực, khách quan, theo pháp luật, làm sao để tuân thủ đúng các nguyên tắc. Tất nhiên cơ chế cuộc sống hiện nay có những cái chuẩn và có những cái cần điều chỉnh. Cần phải xem xét từng trường hợp thực tế để kiến nghị.
Mỗi báo cáo, văn bản của kiểm toán đưa ra Quốc hội đều ngập những số liệu mà các đại biểu thường đặt câu hỏi về tính chính xác, hợp tiêu chuẩn. Việc này sẽ là áp lực lớn đối với ông trong cương vị đứng đầu ngành kiểm toán?
Thực ra đấy là yêu cầu với ngành kiểm toán. Thực hiện những việc đó là trách nhiệm đương nhiên. Tôi nghĩ thế.
Ông đã chuẩn bị tâm thế để bắt đầu công việc ở cương vị hoàn toàn mới này. Những công việc ưu tiên trong danh mục nhiệm vụ của Tổng Kiểm toán thời gian tới?
Tôi có thể bắt đầu luôn nhưng có lẽ, tất cả các vấn đề đang ở phía trước, nên cũng cần phải có một khoảng thời gian chuẩn bị.
Nhiều ý kiến phân tích đã đề cập đến một điểm đặc trưng của hoạt động kiểm toán là giới hạn ở thẩm quyền kiến nghị, không thể tự hành động. Trong hành lang đó, ông đã có chiến lược gì riêng cho hoạt động của ngành mình? Mở rộng thông tin về các vấn đề kiểm toán đối với báo chí có thể là một kênh để tạo thêm sức mạnh công luận cho những kết quả, báo cáo kiểm toán?
Cho phép tôi có một thời gian để làm quen với công việc mới. Khi nào báo chí cần chất vấn, cần tôi trả lời, tôi sẽ dành thời gian. Nói chung, theo quy định, có những báo cáo, những con số bắt buộc phải công khai, cũng có những con số trong phạm vi chưa chính thức thì chưa công khai thông tin được. Luật đã quy định, những nội dung kiểm toán công khai chính là những số liệu để cung cấp cho báo chí. Những gì quy định cho phép tôi sẽ cố gắng để làm.
Vì chưa tiếp cận nhiều với công việc mới, một số câu hỏi tôi xin “khất” lại.
2 Tổng Kiểm toán tiền nhiệm của ông là ông Đinh Tiến Dũng, ông Vương Đình Huệ được cho là khá thành công trên cương vị này trước khi được điều chuyển công tác sang làm Bộ trưởng Tài chính. Ông nhận được nền tảng thuận lợi hay áp lực về việc này?
Tôi với anh Dũng và cả anh Huệ rất gần gũi với nhau từ trước đây. Chúng tôi có thể thường xuyên trao đổi với nhau vì công việc này cần có sự trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan.
Xin cảm ơn Tổng Kiểm toán và chúc ông một nhiệm kỳ công tác thành công!
Theo Dantri
Pháp luật còn nhiều khe hở
Ngày 1.11, bên lề phiên thảo luận của QH, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga đã có cuộc trao đổi với báo chí về những vấn đề đấu tranh chống tham nhũng.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga.
- Thưa bà, công tác phòng, chống tham nhũng cần có một cơ quan thanh tra đủ mạnh, nhưng hình như chúng ta chưa có được điều đó, mà vụ Vinalines là một ví dụ?
- Vụ việc ở Vinalines, cơ quan thanh tra đã phát hiện sai phạm, nhưng lại không thông tin gì cho chủ thể quản lý nên mới dẫn đến việc trong quá trình thanh tra, đối tượng đang bị thanh tra lại được chuyển công tác khác, rất ảnh hưởng đến quá trình thanh tra, mà Dương Chí Dũng là một ví dụ.
Một điểm nữa là việc công khai kết luận thanh tra, thông thường người thanh tra chọn hình thức công bố thông tin hẹp nhất. Chính vì thế, chuyên gia quốc tế họ đã tổng kết việc tham nhũng là "độc quyền cộng bưng bít thông tin trừ đi trách nhiệm giải trình". Nếu công chúng không tiếp cận được kết luận thanh tra thì liệu có phát hiện, xử lý được tham nhũng không? Đó là câu hỏi mà ai cũng muốn có lời giải.
´- Ngoài thanh tra ra, chúng ta còn có kiểm toán nhà nước (KTNN)?
- Cơ quan KTNN có vai trò rất quan trọng và được quy định trong Luật PCTN, nhưng thực tế, địa vị pháp lý của tổng kiểm toán và cơ quan kiểm toán rất nửa vời, hiệu lực của kết luận kiểm toán không cao vì không bắt buộc phải thực hiện. Nhân sự tổng kiểm toán do QH bầu, nhưng lại phải được sự thống nhất của Thủ tướng, vì thế rất khó cho tổng kiểm toán hoạt động.
Hiện chúng ta chưa quy định trong luật rằng ông ấy là đối tượng phải trả lời chất vấn. Tôi cho rằng, Hiến pháp và Luật Tổ chức QH và Luật Kiểm toán phải được sửa lại theo hướng nâng cao địa vị pháp lý của tổng kiểm toán và KTNN, đưa ông này vào đối tượng được QH chất vấn theo nhiệm kỳ của QH khi báo cáo ngân sách hằng năm, khi ĐBQH thấy cần xác minh thì ông ấy phải trả lời. Có vậy thì chống tham nhũng trong thu chi ngân sách mới tốt được.
- Ở góc độ tư pháp của bà thì vấn đề xử lý tham nhũng phải được thực hiện thế nào?
- Nói đến tham nhũng, người ta nói ngay đến đưa và nhận hối lộ. Thế nhưng, luật pháp hiện nay lại chặn cả hai đầu cho tham nhũng thoát. Ví như việc xử lý người nhận hối lộ, lại xử lý luôn cả người đưa hối lộ, như thế thì khi người ta tố giác hối lộ đồng nghĩa người ta tự tố cáo chính mình, đưa mình vào vòng tố tụng, vì thế tham nhũng vẫn cứ thoát.
Một việc nữa là "án treo" đối với tội tham nhũng. Trong BLHS, chủ thể của tội tham nhũng là chủ thể đặc biệt, chỉ người có chức vụ quyền hạn mới tham nhũng được. Trong khi đó, điều kiện của hưởng "án treo" là bị phạt tù không quá 3 năm, có những tình tiết giảm nhẹ như có nhân thân tốt.
Hầu như người có chức vụ quyền hạn nào cũng đều có nhân thân tốt, có thành tích, phạm tội lần đầu, được thưởng huân, huy chương... Đây chính là mâu thuẫn khi xử lý tội tham nhũng, vì chúng ta vừa muốn trừng trị chủ thể đặc biệt ấy, nhưng lại vướng những quy định giảm nhẹ tội để hưởng "án treo". Đó chính là kẽ hở để tội tham nhũng nguy hiểm chỉ bị trừng phạt ngang với những người vi phạm trật tự trị an khác.
- Xin cảm ơn bà!
Theo laodong
Lại "chạnh lòng" với lương "khủng" của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước Theo báo cáo của Kiểm toán nhà nước, lương lãnh đạo Vinafood 2 gần 80 triệu đồng/tháng, Vinafood 1 gần 60 triệu đồng/tháng (năm 2011). Lương khối văn phòng cũng 28-33 triệu đồng/tháng, cao gấp nhiều lần lương bình quân các đơn vị thành viên. Đây là những số liệu được nêu ra trong báo cáo kiểm toán năm 2012 của Kiểm toán...