Tân Tổng giám đốc PVN: “Quyết liệt cải thiện dòng tiền”
Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn cho biết sẽ duy trì hoạt động của các dự án thượng nguồn và duy trì dòng tiền cho PVN.
Phát biểu tại lễ nhận chức Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ngày 4/3, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn nhấn mạnh, mục tiêu và trách nhiệm của ông trong thời gian tới là làm mọi việc có thể để duy trì hoạt động của các dự án thượng nguồn (khâu đầu) và duy trì dòng tiền cho PVN.
Ông Sơn cho rằng ông “ngồi vào ghế nóng” trong thời điểm giá dầu thô xuống thấp kỷ lục, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của PVN. Các đơn vị trong tập đoàn từ khâu đầu như Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP), Vietsovpetro đang mất cân đối dòng tiền; các đơn vị dịch vụ chủ chốt như Tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ dầu khí (PVD), Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí ( PTSC), Đạm Phú Mỹ (DMC)… cũng đang gặp khó khăn nghiêm trọng do khối lượng công việc giảm mạnh trên 50-60%. Lĩnh vực khâu sau như lọc dầu, điện đạm cũng đang sụt giảm doanh thu và lợi nhuận
“Ngành dầu khí đang đối mặt với các khó khăn chưa từng có trong lịch sử phát triển của mình’, ông Sơn nhận định và đề ra mục tiêu: “Tìm mọi giải pháp, làm mọi việc có thể để duy trì hoạt động của các dự án khâu đầu, và sự sống còn của các đơn vị dịch vụ”.
Tân Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn sẽ quyết liệt đấu tranh với các tổ chức tài chính để cải thiện dòng tiền. (Ảnh: KT)
Ông Sơn cho biết sẽ quyết liệt triển khai các giải pháp: liên tục rà soát, cắt giảm, tối ưu mọi chi phí ở tất cả các đơn vị; rà soát, tối ưu tiến độ đầu tư, tối ưu dòng tiền chi phí, đặc biệt là chi phí tài chính, tái cơ cấu các khoản vay ở các dự án, doanh nghiệp có dòng tiền âm.
Tổng giám đốc PVN cũng cho biết sẽ quyết liệt đấu tranh với các tổ chức tài chính để cải thiện dòng tiền. Đồng thời, các đơn vị dịch vụ áp dụng biện pháp làm việc trước, thanh toán sau để cải thiện dòng tiền của dự án khâu đầu và duy trì việc làm cho đơn vị.
Video đang HOT
Về tái cơ cấu và quản trị doanh nghiệp, ông Sơn nhấn mạnh: “Các thất bại, mất mát vừa qua cho thấy hệ thống quản trị/kiểm soát doanh nghiệp yếu kém là nguyên nhân chủ yếu và phải có biện pháp hoàn thiện”. Về giải pháp vốn để duy trì kế hoạch đầu tư, hàng loạt các dự án trọng điểm từ nay đến 2020 , ông Sơn yêu cầu xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp tài chính nhằm cân đối vốn, ứng phó với biến động xấu.
Mặt khác, đối với các dự án xa bờ, ở khu vực nước sâu, nhạy cảm vẫn phải tiếp tục duy trì, đồng thời gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển; tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài lớn duy trì sự có mặt và triển khai hoạt động tại các khu vực nhạy cảm.
Từ nay tới 2018 triển khai bằng được dự án CRĐ lô 07-03 là dự án có vị trí quan trọng chiến lược và là điểm tựa để tiến hành các hoạt động dầu khí ra ngoài khu vực nhạy cảm xung quanh, chặn đứng sự bành trướng từ nước ngoài trên biển Đông./.
Theo_VOV
Vụ mua 164 toa tàu cũ Trung Quốc: Bút phê sai quy định pháp luật?
"Lãnh đạo Tổng Cty ĐSVN phải là người trách nhiệm đầu tiên về chủ trương mua tàu cũ Trung Quốc, bút phê chấp thuận cùng với việc nhận trách nhiệm vẫn chưa thỏa đáng" luật sư Tạ Anh Tuấn chia sẻ.
Chủ trương mua lô hơn 160 toa đã qua sử dụng của Cục Đường sắt Côn Minh (Trung Quốc), trong đó có bút phê của lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cùng với việc lên phương án mua tàu cũ, khi truy trách nhiệm làm rõ vụ việc HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) lại đổ hết lỗi và miễn nhiệm chức danh đối với ông Nguyễn Viết Hiệp, Tổng Giám đốc Đường sắt Hà Nội khiến cho dư luận xã hội quan tâm.
Để tìm hiểu rõ hơn trách nhiệm của những người trong vụ việc này, PV báo Người Đưa Tin đã có buổi làm việc với Luật sư, Tạ Anh Tuấn, Trưởng phòng Luật sư Bách gia luật và Liên danh, Đoàn luật sư TP. Hà Nội, cho biết: "Để xác định trách nhiệm của từng cá nhân trong thương vụ nhập toa tàu cũ Trung Quốc đã qua sử dụng bất thành phải dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành".
Luật sư, Tạ Anh Tuấn
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VRN) là doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ về cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty nhà nước....
Sau cổ phần hóa, phần vốn thuộc sở hữu nhà nước chiếm trên 51% tổng vốn điều lệ tại Tổng công ty. Theo quy định tại Nghị định 106/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/10/2013 quy định về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì rõ ràng ông Trần Ngọc Thành Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty ĐSVN là người đại diện cho phần vốn nhà nước (vốn chủ sở hữu) tại Tổng Công ty ĐSVN".
Nói về việc ai là người phải chịu trách nhiệm đầu tiên trong vụ việc này Luật sư Tạ Anh Tuấn cho rằng: "Ông Trần Ngọc Thành phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên trước chủ sở hữu là Bộ GTVT về việc mua tàu cũ này. Theo tôi việc ông Thành cho rằng lãnh đạo Tổng công ty ĐSVN không có lỗi và miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Hiệp là không được. Nếu không có chủ trương từ cấp trên thì làm sao ông Hiệp giám quyết định trong việc mua bán này".
Luật sư Tạ Anh Tuấn cho biết thêm: "Thương vụ mua bán toa xe đã qua sử dụng có bút phê của ông Thành với nội dung "nhất trí thực hiện nhanh chủ trương đầu tư toa xe hàng đã qua sử dụng của Trung Quốc" trên cơ sở bút phê chỉ đạo này một số cá nhân thuộc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (công ty con) đã triển khai lập kế hoạch và xin ý kiến bộ, ngành liên quan về việc nhập khẩu toa xe đã qua sử dung.
Như vậy tôi nhắc lại một lần nữa, theo quan điểm của tôi, cá nhân ông Thành là người chịu trách nhiệm chính trong thương vụ này. Việc miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc Đường sắt Hà Nội đối với ông Nguyễn Viết Hiệp là chưa thỏa đáng".
Ảnh toa tàu (minh họa)
Hơn nữa để xảy ra sự việc đáng tiếc này, ngoài trách nhiệm chính thuộc về ông Thành cũng cần phải xem xét xử lý những cán bộ liên quan theo quy định. Nếu cán bộ nào vi phạm thì phải xử lý.
Nói về việc bổ nhiệm người có liên quan đến chủ trương mua tàu cũ thay ông Hiệp, Luật sư Tạ Anh Tuấn chia sẻ: "Cụ thể Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã có quyết định bổ nhiệm ông Trần Thế Hùng, Trưởng ban Kế hoạch Kinh doanh thay ông Nguyễn Viết Hiệp giữ chức vụ Tổng giám đốc công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội (ĐSHN). Bổ nhiệm bà Đỗ Thanh Hà làm Thành viên Hội đồng Thành viên ĐSVN và là 1 trong 5 người có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm ông Hiệp. Hai người này, cũng là người liên quan đến việc trình lãnh đạo Tổng công ty ĐSVN về phương án mua toa tàu cũ. Việc bổ nhiệm này đã vi phạm quy trình bổ nhiệm cán bộ trong Doanh nghiệp".
Ông Trần Ngọc Thành có bút phê chấp thuận chủ trương mua toa xe cũ từ Trung Quốc đã hết niên hạn sử dụng của Tổng công ty đường sắt Việt Nam không phù hợp, sai với quy định của pháp luật cụ thể:
Theo quy định của Thông tư 23/2015 có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 (thay thế cho Thông tư 20/2014), để được phép nhập khẩu, các thiết bị cũ phải có tuổi không quá 10 năm, phải được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với Quy chuẩn Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia (QCVN) hoặc phù hợp với tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Thông tư 23 cũng quy định rõ: Thiết bị đã qua sử dụng khi nhập khẩu phải phù hợp với các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành. Không được phép nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng mà các nước công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường.
Báo Người Đưa Tin tiếp tục thông tin về vụ việc.
Thế Anh
Theo_Người Đưa Tin
"Bút phê lạ" trong vụ mua toa tàu cũ của Trung Quốc Trong văn ban câp dươi gưi lanh đao Tông Công ty Đương săt Viêt Nam vê viêc mua toa xe đa qua sư dung cua Trung Quôc co but phê "nhât tri thưc hiên nhanh chu trương ... Trong văn ban câp dươi gưi lanh đao Tông Công ty Đương săt Viêt Nam vê viêc mua toa xe đa qua sư dung cua...