Tàn tích của cuộc chiến tranh biên giới 1979
Thị trấn Đồng Đăng đã hồi sinh, nhưng đống đổ nát của pháo đài Đồng Đăng vẫn nằm lại trên đỉnh đồi như lời nhắc nhở về một thời.
Nằm trên một ngọn đồi ở phía Nam thị trấn Đồng Đăng, pháo đài Đồng Đăng là một chứng tích lịch sử đặc biệt của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.
Nằm ở một vị trí chiến lược cách cửa khẩu Việt – Trung 2km, pháo đài là một hệ thống lô cốt rất vững chắc do Pháp xây dựng từ năm 1939 đến năm 1941 để không chế một khu vực rộng lớn tiếp giáp với biên giới Trung Quốc.
Pháo đài được thiết kế phức tạp với nhiều tầng, phần nổi là những cụm lô cốt kiên cố với lỗ châu mai nhô lên trên đỉnh đồi, trong khi phần chìm là một hệ thống tầng hầm gồm nhiều phòng chức năng như phòng họp, phòng ngủ, nhà bếp, nhà kho…
Trong thời gian chống thực dân Pháp, pháo đài Đồng Đăng là một cứ điểm bất khả xâm phạm. Nhiều lần quân dân ta đánh chiếm pháo đài nhưng đều không thành. Mãi đến năm 1944 – 1945, lợi dụng Nhật đảo chính Pháp, quân dân ta được lệnh khởi nghĩa mới chiếm được pháo đài. Tuy nhiên, sau khi Pháp quay trở lại đô hộ nước ta năm 1946, chúng đã chiếm lại pháo đài.
Trong chiến dịch Biên giới 1950, quân Pháp thua trận phải rút chạy về xuôi theo đường đường số 4. Đến thị trấn Đồng Đăng, chúng đã dùng thuốc nổ để phá hoại pháo đài nhằm không cho quân ta chiếm giữ một cứ điểm quan trọng. Tuy nhiên, do được thiết kế rất kiên cố nên pháo đài chỉ bị hư hỏng nhẹ.
Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, khu vực pháo đài Đồng Đăng được giao cho một đơn vị Công an vũ trang (C5) của Công an tỉnh Lạng Sơn bảo vệ (đơn vị này ngày nay được gọi là đại đội C1 thuộc phòng cảnh sát bảo vệ Công an tỉnh Lạng Sơn).
Vào thời điểm trước khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, có trên 100 chiến sĩ thuộc Đại đội 5 Công an vũ trang Lạng Sơn được bố trí tại đây.
Ngày 17/2/1979, khi quân Trung Quốc đồng loạt nổ súng xâm lược, hàng trăm người dân Đồng Đăng chạy lên đây trú ẩn và cùng các chiến sĩ C5 chiến đấu, lo công tác hậu cần.
Video đang HOT
Trong những ngày đầu cuộc chiến, nhờ vị thế hiểm yếu của pháo đài, quân ta đã đánh bật hàng chục đợt tấn công của địch hòng chiếm lấy cao điểm, tiêu diệt hàng trăm tên địch.
Sau hơn một tuần giáo chiến, do lực lượng bị tổn thất, các chiến sĩ C5 phải rút dần vào trong pháo đài. Địch đã tiếp cận đường hầm, đặt thuốc nổ giật sập cửa vào hầm ngầm, dùng lựu đạn cay thả xuống hầm qua các lỗ thông hơi, dùng cả súng phun lửa phun vào các ngách hầm.
Trong hàng trăm người dân và chiến sĩ cố thủ trong pháo đài, chỉ có 6 người sống sót thoát ra được sau đó. Những người còn lại đều chết ngay trong lòng pháo đài.
Dù kết thúc trong đau đớn, cuộc chiến ở pháo đài Đồng Đăng đã giúp cầm chân quân Trung Quốc khi tiến về thị xã Lạng Sơn, gây nên những tổn thất to lớn cho đội quân xâm lược.
Sau khi chiếm được pháo đài Đồng Đăng, quân Trung Quốc đã dùng 10 tấn thuốc nổ để phá hệ thống lô cốt này. Tuy nhiên, số thuốc nổ này chỉ làm sập được phần trên cùng của lô cốt, còn hệ thống hầm gầm vẫn nguyên vẹn.
Sau gần 4 thập niên, thị trấn Đồng Đăng đã hồi sinh, nhưng đống đồ nát của pháo đài Đồng Đăng vẫn nằm lại trên đỉnh đồi hoang vu như lời nhắc nhở về một giai đoạn đau thương trong lịch sử.
Theo Kiến Thức
Chiến tranh biên giới 1979 qua góc nhìn của cư dân mạng TQ
Mới đây trên mạng Sina quân sự của Trung Quốc xuất hiện một chùm ảnh về chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 trong đó đáng chú ý có bức ảnh một lính Trung Quốc bị bắt sống, quỳ gối trước bộ đội ta.
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất thần huy động hàng chục sư đoàn tấn công vào Việt Nam trên khắp tuyến biên giới với Việt Nam. Ở Trung Quốc, giới cầm quyền gọi đây là cuộc "phản kích tự vệ" hoặc nói theo câu của Đặng Tiểu Bình là để "dạy cho Việt Nam một bài học". Tuy nhiên, lẽ phải không thuộc về Trung Quốc bởi họ không có lý do nào chính đáng để giải thích cho hành động phiêu lưu quân sự này.
Về phía Việt Nam, cuôc chiến là chính nghĩa để bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, thời điểm đó, quân đội chủ lực của Việt Nam phần lớn đang chiến đấu ở Campuchia cho nên những người giáp mặt với quân Trung Quốc trên biên giới phía Bắclà lực lượng bộ đội địa phương của quân khu 1, 2 và một số lớn dân quân du kích địa phương.
Mặc dù với số lượng áp đảo, quân Trung Quốc đã không thể vượt qua dân quân và bộ đội địa phương Việt Nam một cách dễ dàng. Chỉ trong gần 1 tháng, họ phải chịu thương vong rất lớn. Như rất nhiều cuộc chiến tranh khác, số liệu thiệt hại của hai bên đưa ra bao giờ cũng không đáng tin cậy. Người ta luôn có xu hướng giảm nhẹ thiệt hại của mình và nói tăng lên thiệt hại của đối phương. Tuy nhiên, năm 1979, theo phần lớn các nhà quan sát nước ngoài, Trung Quốc chịu thiệt hại về nhân mạng nhiều hơn Việt Nam.
Chỉ nói riêng tại khu vực Đồng Đăng, một đơn vị nhỏ của Việt Nam đã chặn đứng hàng sư đoàn quân Trung Quốc trong nhiều tuần. Đầu tháng 3/1979, quân Trung Quốc vào được Thị xã Lạng Sơn sau những trận giao tranh ác liệt với sư đoàn 3 và sư 337 của Việt Nam và chịu nhiều tổn thất.
Tuy nhiên, vào lúc này, Việt Nam đã đưa Quân đoàn 1 áp sát mặt trận. Quân đoàn 2 cũng được cấp tốc di chuyển bằng trực thăng trong một chiến dịch không vận đại quy mô từ Campuchia về. Ngày 5/3, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên. Việt Nam đã sẵn sàng cho một chiến dịch phản công đánh lớn với các đơn vị chủ lực Trung Quốc.
Nhưng vào lúc đó, quân Trung Quốc đã thấm đòn. Những tổn thất do dân quân và bộ đội địa phương Việt Nam gây cho họ đã giúp Trung Quốc nhìn rõ những yếu kém của quân đội nước họ. Cũng ngày 5/3, Trung Quốc bắt đầu rút quân.
Ở Bắc Kinh, người Trung Quốc rầm rộ tuyên truyền chiến thắng nhưng theo các nguồn tin không chính thức, các tướng lĩnh tham gia cuộc chiến này nhiều người bị phê phán và không có cơ hội thăng tiến nữa.
Ngày 18/3, quân Trung Quốc rút hết khỏi lãnh thổ Việt Nam nhưng vẫn duy trì áp lực quân sự trên toàn tuyến biên giới với Việt Nam trong 1 thập kỷ nữa. 10 năm sau đó, hai bên vẫn pháo kích lẫn nhau và thỉnh thoảng có những trận giao tranh lớn như ở Vị Xuyên tháng 7/1984 và Bình độ 400 ở Lạng Sơn 5/1981.
Dưới đây là các hình ảnh về chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 mới đây đăng trên mạng Sina quân sự của Trung Quốc. Các hình ảnh này đều lấy từ báo chí Việt Nam. Về thời gian, các bức ảnh có cả thời điểm 1979 lẫn những năm sau đó. Về một góc độ nào đó, có thể thấy đây là một góc nhìn của cư dân mạng Trung Quốc về quân đội Việt Nam, người lính Việt Nam thời đó:
Trận địa cối của Việt Nam.
Bộ đội Việt Nam trinh sát tình hình quân Trung Quốc.
Dân quân du kích Việt Nam ở trên cao quan sát tình hình quân Trung Quốc.
Bộ đội vượt sông.
Một chiến sĩ mang theo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đi chiến đấu.
Một lính trinh sát Trung Quốc bị bắt sống.
Nữ chiến sỹ quân đội Việt Nam.
Khung cảnh ở Hà Nội ngày 5/3/1979 với không khí chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh dữ dội.
Bộ đội đi trên đường phố Hà Nội.
Ngày 5/3 Việt Nam tổng động viên chuẩn bị cho cuộc chiến vệ quốc.
Bộ đội biên phòng Việt Nam.
Tại mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang năm 1988.
Xem thêm loạt bài về góc nhìn của Trung Quốc đối với sức mạnh quân sự Việt Nam:
Trần Vũ
Theo_Người Đưa Tin