Tàn tích biệt phủ Tổng đốc Vi Văn Định
Xuất thân trong gia đình quý tộc Tày gốc Việt lâu đời, luôn trấn ải vùng biên giới, Tổng đốc Vi Văn Định nổi tiếng vì nghiêm minh, chính trực. Biệt phủ của ông ở Lạng Sơn rộng hơn một ha, nay chỉ còn lại tàn tích.
Ông Vi Văn Định (1878-1975) tự Ngọc Khuê, thuộc đời thứ 13 của họ Vi, một dòng họ lớn người Tày được triều đình giao trọng trách trấn giữ biên cương tại Lạng Sơn. Ông từng được triều đình cử đảm nhiệm nhiều trọng trách: Tri châu Lộc Bình, trợ tá tỉnh vụ Lạng Sơn, Tuần phủ tỉnh Phúc Yên, Tuần phủ tỉnh Hưng Yên, Tổng đốc tỉnh Thái Bình, Tổng đốc tỉnh Hà Đông, được tấn phong Hiệp tá Đại học sĩ, hàm Thái tử Thiếu Bảo rồi nghỉ hưu năm 1942. Ông nổi tiếng là vị Tổng đốc nghiêm minh, chính trực. Sau này, ông đi theo Cách mạng, là Ủy viên Trung ương Hội Liên Việt. Kháng chiến thành công, ông Vi Văn Định về sống ở Hà Nội, làm Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông cũng là nhạc phụ của 2 trí thức nổi tiếng thời bấy giờ là giáo sư Hồ Đắc Di, Hiệu trưởng Đại Y Hà Nội; tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Giáo dục.
Dòng họ Vi làm thổ ty Lạng Sơn 13 đời, đến đời thứ 8 mới dời đến Bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, lập thái ấp. Trong ảnh là biệt phủ Tổng đốc Vi Văn Định ở thôn Bản Chu.
Tổng đốc Vi Văn Định xây dựng biệt phủ từ đầu thế kỷ XX. Trải qua thăng trầm, hiện nay khu biệt phủ chỉ còn lại hai cổng cách nhau khoảng 30 m.
Cổng chính biệt phủ họ Vi được xây bằng gạch nung, vôi, cát. Theo ông Lộc Văn Chú (nguyên Chủ tịch xã Khuất Xá), sau khi Tổng đốc Vi Văn Định rời khỏi Lạng Sơn, nơi đây không ai coi sóc, từng trở thành căn cứ của bộ đội. Năm 1979, chiến tranh biên giới xảy ra, biệt phủ bị san lấp hoàn toàn bởi đạn pháo đối phương.
Mạch tường làm bằng hỗn hợp tro, đường phên và nhựa dây tơ hồng bền chắc, khó bong tróc theo thời gian.
Video đang HOT
Cửa gỗ đã bị tàn phá nay còn trơ lại trụ sắt.
Kiến trúc mái vòm của cổng chính biệt phủ.
Cổng ngoài của biệt phủ. Theo lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, hiện tỉnh đã xây dựng phương án bảo tồn, gìn giữ dấu tích khu biệt phủ.
Giếng nước cổ Bó Lài nằm cạnh nhánh sông Kỳ Cùng được Tổng đốc Vi Văn Định xây năm 1910 với 42 bậc lên xuống bằng đá cuội.
Thành giếng cao khoảng 2 m, xây bằng gạch nung không có họa tiết cầu kỳ. Giếng mang hình dáng chiếc trống đồng với “đai trống” là 2 vòng tròn đắp nổi.
Theo ông Lộc Văn Chú, nước giếng Bó Lài trăm năm nay chưa bao giờ cạn. Ngày nay, người dân bản Chu vẫn sử dụng nước giếng cho ăn uống, sinh hoạt. Người từ phương xa cũng đến làng mang theo can, thùng xin nước giếng đem về.
Hồng Vân
Theo VNE
Biệt thự cổ 700 tỷ đồng, ba mặt tiền ở trung tâm Sài Gòn
Xây từ thời Pháp, biệt thự rộng hàng nghìn mét vuông có 3 mặt tiền ở trung tâm TP HCM của hai cụ bà vừa được bán hơn 700 tỷ đồng.
Căn biệt thự cổ tọa lạc tại vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn với ba mặt đường ở quận 3 gồm Bà Huyện Thanh Quan, Võ Văn Tần và Nguyễn Thị Diệu. Theo tài liệu, hơn trăm năm trước, biệt thự được xây dựng bởi đại gia Sài Gòn. Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện, nó được bán cho một đại phú hộ rồi có tên "Biệt thự Phương Nam". Sau này phú hộ tặng căn nhà cho con gái làm của hồi môn.
Sau khi lấy chồng, cô gái sinh được 7 người con. Theo quyền thừa kế, biệt thự này thuộc quyền sở hữu của cả 7 người, trong đó hai người đứng tên trên giấy tờ là cụ bà Đặng Kim Chi (77 tuổi) và Nguyễn Kim Sa Dang (81 tuổi).
Biệt thự có kiến trúc độc đáo, cổng vòm, bao lơn, trụ, cửa sổ, cửa chính đều được chế tác tỉ mỉ và được đánh giá là tinh xảo. Phần mái được lợp bằng ngói đỏ, qua thời gian đã nhuốm màu rêu phong càng làm ngôi biệt thự thêm cổ kính.
Căn biệt thự cao 2 tầng, tọa lạc trên khu đất rộng 2.820 m2, thuộc loại nhà ở cấp 2-3, tường gạch, mái ngói. Trải qua hơn 100 tuổi nhưng từng cánh cửa, bản lề, cột nhà vẫn còn nguyên vẹn.
Kiến trúc của căn nhà được thiết kế theo phong cách biệt thự Pháp cổ. Vật liệu xây dựng được chuyển từ Pháp sang sau đó được hàng chục nhân công xây hơn một năm mới hoàn thành. Các chuyên gia đánh giá, biệt thự này có thể sánh ngang Nhà hát thành phố, TAND TP, Bảo tàng Mỹ thuật... về kiến trúc lẫn giá trị lịch sử của nó. Trước đây, trong thời gian bất động sản lên cơn "sốt", ngôi nhà này được rao bán với giá 47 triệu USD (khoảng 1.000 tỷ đồng).
Biệt thự cổ được niêm phong sau khi chủ cũ rời đi, hiện có đội bảo vệ 4-5 người canh giữ. Chủ nhân mới của căn biệt thự là Công ty cổ phần Minerva có trụ sở tại TP HCM. Đơn vị này đã bỏ 35 triệu đôla (hơn 700 tỷ đồng) mua lại căn nhà.
Nhiều đồ đạc trong khuôn viên biệt thự đã được chủ cũ di dời. Trước sân hiện còn vài gốc cây chờ di dời.
Cổng biệt thự trên đường Võ Văn Tần bị người bán hàng rong tận dụng làm nơi bán đồ ăn, thức uống. Trước đây, khuôn viên căn biệt được cho thuê một phần mặt trước để mở quán nhậu, bãi giữ xe. Một số đoàn phim từng mượn căn biệt thự để làm bối cảnh trong phim.
Nhiều chuyên gia bất động sản đánh giá, căn biệt thự là khu đất vàng ở TP HCM. Nếu đơn vị mua lại đập bỏ xây trung tâm thương mại sẽ thu lợi nhuận khủng.
Một lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM cho biết, căn biệt thự nằm trong danh mục kiểm kê các biệt thự cổ cần bảo tồn của thành phố nên chắc chắn sẽ không có chuyện đập bỏ để xây trung tâm thương mại.
"Các giao dịch, chuyển nhượng là quyền của chủ sở hữu nhưng nếu thay đổi thiết kế, kết cấu thì phải xin phép và được sự đồng ý của UBND TP HCM", ông này nói.
Sơn Hòa
Theo VNE
Tàn tích cung điện tráng lệ của Bảo Đại Trong lịch sử tồn tại ngắn ngủi (1923-1946), Điện Kiến Trung - cung điện tráng lệ của Bảo Đại đã ghi lại nhiều dấu ấn của hai vị vua cuối cùng nhà Nguyễn. Trong các công trình kiến trúc đã bị hủy hoại ở Tử Cấm thành Huế, Điện Kiến Trung - cung điện tráng lệ của Bảo Đại là một công trình...