Tân Thủ tướng Nhật Bản có thể học gì từ chính sách kinh tế của Hàn Quốc?
Việc tân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có củng cố được quyền lực trong một năm điều hành đất nước hay không phụ thuộc vào khả năng phục hồi tăng trưởng kinh tế của nhà lãnh đạo này.
Tân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. (Nguồn: AFP)
Ngày 14/10, Nhật Bản giải tán quốc hội để mở đường cho cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào ngày 31/10 tới đây. Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của tân Thủ tướng Kishida Fumio và đảng liên minh Komeito đang phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế và địa chính trị chắc chắn sẽ gia tăng từ bây giờ cho tới thời điểm tổng tuyển cử.
Các ưu tiên trước mắt của ông Kishida là chặn đà suy thoái kinh tế và thắt chặt mối quan hệ Nhật-Mỹ. Nền kinh tế và chính trường Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng đáng kể từ cuộc chiến thương mại dưới thời Tổng thống Donald Trump, vì vậy mục tiêu quan trọng nhất của chính quyền Thủ tướng Kishida là đưa mối quan hệ thương mại song phương về đúng quỹ đạo.
Việc tân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có củng cố được quyền lực hay không phụ thuộc vào khả năng phục hồi tăng trưởng kinh tế của nhà lãnh đạo này.
Bài học từ Hàn Quốc
Vài tuần sau khi người tiền nhiệm Suga Yoshihide tuyên bố từ chức, chỉ số Nikkei tăng lên mức cao nhất trong 31 năm qua với nhiều kỳ vọng vào những cải cách lớn sắp tới dưới thời ông Kishida.
Phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc bầu cử, ông Kishida nhấn mạnh: “Không có tăng trưởng thì không thể có phân phối lại. Nhưng không có phân phối lại, chúng ta không thể kích thích tiêu dùng và nhu cầu mới”.
Tuy nhiên, thách thức thực sự đối với chính quyền của ông Kishida là mục tiêu xây dựng “một mô hình chủ nghĩa tư bản mới” đơn thuần là sự lặp lại của chiến lược hiện đang gặp thất bại tại Hàn Quốc.
Tháng 5/2017, khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhậm chức, ông đã cam kết cải thiện tốc độ “tăng trưởng nhỏ giọt” của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Ý tưởng của ông Moon khi đó là thay đổi các ưu đãi về thuế và cải tổ các tập đoàn gia đình chaebol.
Theo ông Moon, việc chuyển dịch quyền lực từ các tập đoàn chaebol sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo ra năng lượng kinh tế từ cơ sở chứ không phải từ trên xuống. Tổng thống Hàn Quốc cho rằng, lợi nhuận doanh nghiệp gia tăng nên để chi trả cho các mạng lưới an sinh xã hội và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Tuy vậy, sau đó ông Moon không thể tiếp tục theo đuổi khi nhận thấy quy mô cải cách quá sâu rộng và bỏ cuộc trước quyết tâm của phe lợi ích nhằm bảo vệ hiện trạng nền kinh tế.
Video đang HOT
Những cải cách này dường như đang được ông Kishida tiếp tục lựa chọn theo đuổi tại Nhật Bản, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang vươn lên phía trước.
Kế hoạch tăng thuế thu nhập ban đầu của ông Kishida hiện là điều không còn bàn cãi. Các thay đổi chính sách hướng tới tăng khả năng cạnh tranh và tạo niềm tin cho ban lãnh đạo các doanh nghiệp để khuyến khích tăng lương và chấp nhận những rủi ro mới. Ưu tiên của chính quyền ông Kishida đã chuyển sang tăng cường kích thích để thúc đẩy tăng trưởng.
Nhà kinh tế học Michael Pettis tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) nhận định: “Nền kinh tế Nhật Bản đã bị suy yếu trong nhiều thập niên do mức tiêu thụ tương đối thấp. Trong những năm 1970 và 1980, điều này được bù đắp bởi đầu tư cao và thặng dư thương mại lớn, nhưng kể từ đó nền kinh tế đã khó khăn hơn rất nhiều”.
Các chuyên gia cho rằng, thế giới có thể học được nhiều điều từ phản ứng của Seoul trong cuộc chiến chống Covid-19. Phản ứng về chính sách kinh tế của chính phủ Hàn Quốc cũng đáng được khen ngợi – và nhận được sự chú ý từ Tokyo.
“Phản ứng kinh tế vĩ mô của Hàn Quốc là chắc chắn và nhanh chóng, nhưng cũng rất thận trọng”, nhà kinh tế Sangheon Lee của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) bình luận.
Theo đó, Seoul đã tập trung vào mục tiêu cụ thể hơn Tokyo khi tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua trợ cấp tiền lương và huy động tín dụng để duy trì hoạt động kinh doanh.
“Seoul cũng cung cấp hỗ trợ thu nhập trực tiếp cho toàn bộ người dân và đó là chìa khóa để duy trì nhu cầu của người tiêu dùng”, ông Lee phân tích.
Khó có sự cải cách lớn
Ông Pettis cho rằng, việc phân phối lại thu nhập khiến tiêu dùng nội địa tăng lên, từ đó khuyến khích hoạt động đầu tư, kinh doanh. “Trong nhiều năm, Tokyo đã nói nhiều đến việc phục hồi tiêu dùng nội địa. Tôi hy vọng lần này, chính quyền ông Kishida thực sự nghiêm túc”, ông Pettis nói.
Theo chuyên gia Takeshi Yamaguchi của Morgan Stanley, chính quyền của tân Thủ tướng cần đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển ở những lĩnh vực khoa học và công nghệ tiên tiến như kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo (AI), lượng tử, công nghệ sinh học, cũng như chi tiêu nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở các khu vực bao gồm 5G, chất bán dẫn và trung tâm dữ liệu. Ông Yamaguchi cho hay: “Chúng tôi cho rằng đây sẽ là những lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế trong tương lai”.
Nhật Bản trải qua thời kỳ tăng trưởng kinh tế chậm chạp trong nhiều năm. (Nguồn: Reuters)
Nếu không thực hiện được những điều này, ông Kishida sẽ rơi vào vết xe đổ của vở kịch “Moononomics” (kế hoạch cải cách kinh tế của Tổng thống Moon Jae-in). Nói một cách khác, đây là một “trò chơi lớn” về cải cách nhưng thực thi bất thành.
Ông Kishida có thể gây ấn tượng với cử tri bằng cách thực hiện tốt cam kết tạo ra mức thuế cố định 20% đối với thu nhập tài chính, áp dụng chủ yếu đối với tầng lớp giàu có. “Thành quả của sự phát triển tập trung vào tay một số ít người. Tôi muốn phổ biến những lợi ích rộng rãi nhất có thể để mọi người cùng hưởng lợi”, ông Kishida tuyên bố.
Thời điểm trước đại dịch, giảm phát dai dẳng, tăng trưởng chậm chạp, sự gia tăng số lượng lao động tạm thời đã đeo bám nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong nhiều năm. Mặc dù Nhật Bản tự hào là một trong những nền kinh tế có khoảng cách thu nhập thấp nhất trong số các quốc gia công nghiệp, nhưng trải qua hàng thập kỷ giảm phát, doanh nghiệp nước này vẫn đang phải trả giá.
Dù vậy, ông Masaki Kuwahara đến từ Nomura Securities cũng không kỳ vọng nhiều vào sự cải cách từ chính quyền tân Thủ tướng Kishida.
Ông nói: “Với nền kinh tế yếu kém, không có nhiều dư địa để ông Kishida đi chệch hướng khỏi Abenomics. Ông ấy dường như muốn tập trung vào việc phân phối lại của cải, nhưng chính sách thiên tả như vậy không nhất thiết phải phù hợp với tăng trưởng kinh tế. Ông Kishida rất giỏi trong việc xây dựng sự đồng thuận và điều này sẽ mang lại sự ổn định cho nền chính trị cần thiết để định hướng kinh tế xã hội”.
Moody’s Investors Service cũng không mong đợi những điều lớn lao từ chính quyền của ông Kishida. Nhà phân tích Christian De Guzman của Moody cho biết: “Chúng tôi không kỳ vọng nhiều về sự rời bỏ các chính sách tài chính và tiền tệ hiện đang phù hợp”.
Thế giới tuần qua: Mỹ-Trung Quốc nỗ lực phá băng quan hệ; Nhật Bản có thủ tướng mới
Mỹ, Trung Quốc tăng cường tiếp xúc, trao đổi cấp cao nhằm cải thiện quan hệ song phương cùng với sự kiện Nhật Bản có tân thủ tướng là hai vấn đề thế giới nổi bật trong tuần.
Mỹ-Trung Quốc nỗ lưc phá băng quan hệ
Quang cảnh cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung tại Zurich, Thụy Sĩ ngày 6/10. Ảnh: Xinhua
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Ngoại vụ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 6/10 đã có cuộc gặp trực tiếp tại một khách sạn ở Zurich, Thụy Sĩ. Đây là lần đầu tiên hai cố vấn hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc gặp gỡ trực tiếp kể từ sau vòng đối thoại căng thẳng ở Alaska (Mỹ) hồi tháng 3 vừa qua.
Hai bên mô tả cuộc gặp trực tiếp lần này là "thẳng thắn", "xây dựng", khác hẳn với không khí căng thẳng, đối đầu không khoan nhượng ở Alaska. Tại buổi tham vấn kéo dài 6 tiếng này, ông Sullivan đề cập đến một số lĩnh vực Mỹ và Trung Quốc cùng quan tâm, phối hợp cùng nhau để xử lý những thách thức xuyên quốc gia.
Phía Mỹ bày tỏ quan ngại về một số diễn biến gần đây liên quan đến chính sách, hành động của Trung Quốc trong vấn đề Tân Cương, Hong Kong, Biển Đông, Đài Loan. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ khẳng định Washington vẫn sẽ theo đuổi can dự cấp cao với Bắc Kinh để bảo đảm cạnh tranh có trách nhiệm. Ông cũng gợi mở một số biện pháp để quản trị nguy cơ trong quan hệ song phương Mỹ-Trung.
Về phần mình, Trung Quốc cũng đưa ra những đánh giá tích cực về cuộc gặp. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo cho biết hai bên nhất trí nỗ lực hơn nữa nhằm tăng cường trao đổi chiến lược, quản lý hài hòa những điểm còn khác biệt, tránh xung đột, đối đầu, hướng đến hợp tác cùng thắng. Thông cáo mô tả đây là "vòng tham vấn toàn diện, thẳng thắn, mà ở đó hai bên trao đổi có chiều sâu về quan hệ Mỹ-Trung, các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm".
Ông Dương Khiết Trì cho rằng Mỹ cần có sự hiểu biết sâu sắc về tính chất lợi ích song hành trong quan hệ song phương, sửa đổi những nhận thức sai lệch về chính sách đối nội, đối ngoại cũng như những ý định chiến lược Trung Quốc. Ông cũng nhắc lại quan điểm nhất quán về tình hình Đài Loan, Hong Kong, Tân Cương, Biển Đông, hồ sơ nhân quyền, yêu cầu phía Mỹ tôn trọng chủ quyền, lợi ích an ninh và phát triển của Trung Quốc.
Tiếp đó, rạng sáng 9/10 (giờ Việt Nam), Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đã có cuộc điện đàm trực tuyến với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, trao đổi về quan hệ thương mại Mỹ - Trung. Phía Mỹ cho biết tại cuộc điện đàm, quan chức hai nước đã đánh giá việc thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 và nhất trí rằng sẽ tiếp tục tham vấn về các vấn đề còn tồn tại. Hai bên thừa nhận tầm quan trọng của quan hệ thương mại song phương và tác động không chỉ đối với Mỹ, Trung Quốc mà cả kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó Tân Hoa xã đưa tin ông Lưu Hạc lưu ý yêu cầu Mỹ hủy bỏ thuế quan và các biện pháp trừng phạt, đồng thời nêu rõ lập trường của mình về mô hình phát triển kinh tế và các chính sách công nghiệp của Trung Quốc. Hai bên bày tỏ quan ngại của từng nước với quan hệ thương mại và nhất trí giải quyết qua tham vấn.
Dù được đánh giá là tích cực, nhưng các vòng tiếp xúc, trao đổi cấp cao này chưa tạo ra bất kỳ bước cải thiện đột phá nào. Kết quả nổi bật nhất tại trong cuộc gặp tại Zurich là việc Mỹ, Trung Quốc đạt đồng thuận về nguyên tắc thúc đẩy cuộc gặp thượng đỉnh theo hình thức trực tuyến giữa ông Joe Biden và Tập Cận Bình trước cuối năm nay. Quan hệ Mỹ-Trung gần như không có bước tiến đáng kể nào trong gần một năm qua và mọi chuyện sẽ phải chờ tới kỳ thượng đỉnh trực tuyến tới đây.
Tân Thủ tướng Nhật Bản với điểm nhấn trong chính sách đối nội, đối ngoại
Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu tại cuộc họp báo ở Tokyo ngày 4/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Sau khi được bầu làm thủ tướng Nhật Bản, ông Kishida Fumio đã phác thảo định hướng chiến lược đối nội và đối ngoại cho Nhật Bản trong thời gian tới, nổi bật là qua bài phát biểu chính sách đầu tiên tại Hạ viện ngày 8/10.
Xử lý đại dịch COVID-19 và khôi phục các hoạt động kinh tế, xã hội là những nhiệm vụ cấp bách và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội của Nhật Bản. Thủ tướng Kishida khẳng định chính phủ sẽ tăng cường tiềm lực đối phó dịch bệnh này, cam kết sẵn sàng tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 thứ 3 cho người dân và có đủ thuốc để chữa trị cho các bệnh nhân mắc bệnh.
Ông đồng thời khẳng định chính phủ sẽ đi trước một bước trong khâu hoạch định, sẵn sàng cho kịch bản tồi tệ nhất. Ông cũng Kishida cũng cam kết sẽ hỗ trợ tiền mặt cho những người gặp khó khăn như không có việc làm thường xuyên hay đang nuôi con nhỏ, cũng như cho những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Về kinh tế, ông Kishida theo đuổi chính sách kinh tế Abenomics của cựu Thủ tướng Shinzo Abe, thông qua ngăn chặn thiểu phát bằng cách nới lỏng tiền tệ quyết liệt và tăng chi tiêu công. Tuy nhiên, ông điều chỉnh, bổ sung một số điểm cho phù hợp với đặc điểm xã hội hiện tại bằng luận điểm mới về "chủ nghĩa tư bản mới". Mục đích là để để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng và tái phân phối các thành quả của quá trình tăng trưởng, xây dựng tầng lớp trung lưu lớn mạnh hơn.
Như một phần trong chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Nhật Bản, Thủ tướng Kishida cho biết chính phủ sẽ đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, giàu chất xám như trí tuệ nhân tạo, đồng thời xây dựng các văn bản pháp luật để ngăn chặn sự rò rỉ công nghệ sang các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Trên lĩnh vực đối ngoại-an ninh, Thủ tướng Kishida tiếp tục coi trọng hợp tác với Mỹ, coi liên minh Mỹ-Nhật là "hòn đá tảng" giúp Nhật Bản đối phó với các thách thức về quốc phòng, an ninh tại khu vực. Tổng thống Biden là nhà lãnh đạo đầu tiên ông Kishida điện đàm ngay sau khi lên nhậm chức. Trong trao đổi, hai bên nhất trí tăng cường quan hệ đồng minh giữa hai nước và hợp tác để hiện thực hóa khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở. Thủ tướng Kishida cho biết ông Biden tái khẳng định rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi áp dụng của Điều 5 trong Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ.
Để đối phó với các mối đe dọa, trong đó có việc Triều Tiên gần đây đã nối lại các vụ thử tên lửa đạn đạo, Thủ tướng Kishida cho biết chính phủ sẽ sửa đổi Chiến lược An ninh quốc gia, vốn được soạn thảo vào năm 2013, cũng như các Đường lối chỉ đạo chương trình quốc phòng và Chương trình Quốc phòng trung hạn. Mặc dù vậy, Thủ tướng Kishida cũng nhắc lại rằng ông sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un "vô điều kiện" để giải quyết vấn đề Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản vào những năm 1970 và 1980.
Ông cũng để ngỏ khả năng đẩy nhanh tiến trình sửa đổi Hiến pháp của Nhật Bản thông qua tranh luận tại Quốc hội lấy ý kiến công chúng, với điểm mấu chốt là điều chỉnh Điều 9 theo hướng bổ sung thêm chức năng, quyền hạn cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF).
Tân Thủ tướng Nhật Bản quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải Tân Thủ tướng Fumio Kishida cam kết sẽ làm hết sức mình để đưa Nhật Bản thoát khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19, đồng thời quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải trong môi trường an ninh phức tạp hiện nay. Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida có bài phát biểu đầu tiên tại Quốc hội ngày 8/10 (Ảnh: Reuters). Sau khi...