Tân Thủ tướng Fumio Kishida giải tán Hạ viện
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 14/10, tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã giải tán Hạ viện trước khi nhiệm kỳ hiện nay của các hạ nghị sĩ kết thúc vào ngày 21/10, để tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn.
Toàn cảnh một phiên họp của Hạ viện ở Tokyo, ngày 8/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự kiến, nội các sẽ nhóm họp trong chiều 14/10 để ấn định thời gian tổ chức tổng tuyển cử. Nhiều khả năng cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 31/10 và chiến dịch tranh cử sẽ bắt đầu vào ngày 19/10. Nếu cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 31/10, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử thời hậu chiến Nhật Bản tổ chức bầu cử Hạ viện sau khi nhiệm kỳ của các hạ nghị sĩ đã kết thúc. Đây cũng sẽ là cuộc bầu cử toàn quốc đầu tiên được tổ chức trong bối cảnh đại dịch.
Giới phân tích nhận định nguyên nhân chủ yếu khiến Thủ tướng Kishida giải tán Hạ viện chỉ 10 ngày sau khi nhậm chức là do ông muốn tận dụng sự gia tăng tỷ lệ ủng hộ nội các sau sự thay đổi trong chính quyền và sự lắng dịu của dịch COVID-19 ở nước này.
Video đang HOT
Kết quả thăm dò dư luận do hãng tin Kyodo thực hiện vào đầu tuần trước cho thấy tỷ lệ ủng hộ nội các của Thủ tướng Kishida là 55,7%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ ủng hộ nội các của người tiền nhiệm Yoshihide Suga vào thời điểm đầu tháng 9 (30,1%). Trong khi đó, dịch COVID-19 đang có dấu hiệu lắng dịu ở Nhật Bản khi số ca mắc mới liên tục giảm từ mức đỉnh 25.892 ca vào ngày 20/8 xuống còn 369 ca vào ngày 11/10, mức thấp nhất trong năm nay.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử Hạ viện sắp tới là phép thử lớn đầu tiên đối với Thủ tướng Kishida trong vai trò người đứng đầu đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Hiện nay, LDP đang giữ 276 trong số 465 ghế ở Hạ viện, trong khi đảng Công minh – đối tác của LDP trong liên minh cầm quyền hiện nay ở Nhật Bản – có 29 ghế. LDP đặt mục tiêu duy trì đa số ghế ở Hạ viện trong cuộc bầu cử này.
Trước đó, hôm 12/10, LDP đã công bố cương lĩnh tranh cử cho cuộc bầu cử Hạ viện sắp tới, trong đó cam kết hỗ trợ tầng lớp trung lưu thông qua việc thực hiện “chủ nghĩa tư bản mới” với trọng tâm là tăng trưởng kinh tế và tái phân phối của cải. Bên cạnh đó, LDP cũng cam kết tăng cường an ninh kinh tế, một vấn đề mà Thủ tướng Kishida đang nỗ lực thúc đẩy trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ ngày càng trở nên quyết liệt.
Liên quan tới vấn đề sửa đổi Hiến pháp, LDP cam kết thúc đẩy các cuộc tranh luận về việc sửa đổi Hiến pháp, trong đó Điều 9, để làm rõ vị trí của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF).
Các cam kết tranh cử quan trọng khác của LDP bao gồm: tăng cường các biện pháp ứng phó với dịch bệnh COVID-19 bằng cách thúc đẩy chương trình tiêm chủng và hỗ trợ tài chính cho những người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch, bao gồm cả những người không có việc làm thường xuyên và những người đang nuôi con nhỏ.
Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida công bố thành phần nội các mới
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, chiều 4/10, tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố thành phần Nội các mới, trong đó giữ lại 2 vị trí trong Nội các của người tiền nhiệm Yoshihide Suga, điều chuyển 1 vị trí khác và bổ nhiệm mới các vị trí còn lại.
Đáng chú ý, có 3 trong số 21 thành viên Nội các là nữ giới.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Nhật Bản ở Tokyo. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Các vị trí được giữ nguyên gồm: Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi. Vị trí được điều chuyển là ông Koichi Hagiuda, người đã giữ chức Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ trong Nội các của cựu Thủ tướng Suga, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp.
Trong số các gương mặt mới, đáng chú ý, tân Thủ tướng Kishida bổ nhiệm ông Hirokazu Matsuno, người đã từng giữ chức Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ trong chính quyền của cựu Thủ tướng Shinzo Abe, làm Chánh Văn phòng Nội các. Đây là vị trí quan trọng thứ 2 trong nội các, có nhiệm vụ điều phối chính sách giữa các bộ, ngành và là người phát ngôn cao nhất của chính phủ.
Bên cạnh đó, ông Kishida cũng bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Môi trường Shunichi Suzuki, con trai của cựu Thủ tướng Zenko Suzuki và cũng là em rể của tân Phó Chủ tịch LDP Taro Aso, làm Bộ trưởng Tài chính thay cho chính ông Aso; và bổ nhiệm ông Tetsuo Saito, Tổng Thư ký Đảng Công minh - đối tác của LDP trong liên minh cầm quyền, làm Bộ trưởng Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch.
Các vị trí được bổ nhiệm mới khác gồm: Bộ trưởng An ninh Kinh tế Takayuki Kobayashi; Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Yasushi Kaneko; Bộ trưởng Nông, Lâm, Ngư nghiệp Genjiro Kaneko; Bộ trưởng Tư pháp Yoshihisa Furukawa; Bộ trưởng phụ trách các biện pháp về tỷ lệ sinh giảm Seiko Noda; Bộ trưởng phụ trách cải cách kỹ thuật số Karen Makishima; Bộ trưởng Tái thiết Kosaburo Nishime; Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Shigeyuki Goto; Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao và Khoa học Công nghệ Shinsuke Suematsu; Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Daishiro Yamagiwa; Bộ trưởng phụ trách việc tổ chức Hội chợ Triển lãm Thế giới 2025 Kenji Wakamiya; Chủ tịch Ủy ban An ninh Công cộng Quốc gia Satoshi Ninoyu; Bộ trưởng phụ trách chương trình tiêm vaccine COVID-19 Noriko Horiuchi; Bộ trưởng Môi trường Tsuyoshi Yamaguchi.
Trước đó, hai viện của Quốc hội Nhật Bản đã chính thức bầu ông Fumio Kishida, tân Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng thứ 100 ở nước này. Theo dự kiến, Thủ tướng Kishida và Nội các mới sẽ tuyên thệ nhậm chức vào chiều cùng ngày.
Tân Thủ tướng Nhật Bản chỉ thị nội các soạn thảo gói kích thích kinh tế mới Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, sáng 8/10, tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã chỉ thị cho các bộ trưởng phụ trách kinh tế và tài chính trong nội các soạn thảo gói kích thích kinh tế mà ông đã cam kết thực hiện để giúp nền kinh tế nước này vượt qua khó khăn vì dịch COVID-19. Tân Thủ tướng...