Tân Thủ tướng, bộ trưởng và ưu tiên hành động
Tân Thủ tướng và các bộ trưởng, thành viên Chính phủ ngay khi nhậm chức đã có những ưu tiên, kế hoạch hành động rõ ràng theo lĩnh vực phụ trách.
Xem chi tiết tiểu sử các thành viên Chính phủ TẠI ĐÂY
Ngay sau khi được QH bầu, phê chuẩn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã xúc tiến hành phiên họp đầu tiên với các thành viên Chính phủ mới, trong đó nêu cao tinh thần làm việc kiến tạo, không trì trệ, nói mà không đi đôi với làm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng nêu ngay những việc cấp bách cần tập trung giải quyết như hạn hán, xâm nhập mặn, mưa đá; giải quyết vấn đề xã hội nhức nhối như an toàn thực phẩm, các vướng mắc của doanh nghiệp, tăng cường cải cách hành chính, thu ngân sách gặp khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế do thiên tai khắc nghiệt…
Ông cũng nhanh chóng phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm xác định kế thừa những kinh nghiệm quý báu của các bộ trưởng tiền nhiệm; chỉ đạo lực lượng CAND hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, tạo môi trường an toàn, lành mạnh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong khi đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũngtự nhận vị trí mới của mình không khác nào “từ ngòi ra biển”, khi vừa thôi chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng (phải)
Người đứng đầu mới của VPCP đã xác định cơ quan này phải là một bộ máy hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, gắn với công nghệ thông tin. Cải cách hành chính là việc “không thể chần chừ”, cũng như ghi nhận các đề xuất về lập đường dây nóng hay tạo Facebook cho Thủ tướng.
Video đang HOT
Tân Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng thừa nhận chịu áp lực từ người tiền nhiệm mạnh mẽ, quyết liệt, được xã hội ghi nhận Bùi Quang Vinh, coi đây là động lực để ông phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
Bộ trưởng chia sẻ nhiệm kỳ của người tiền nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và những thành quả này được Đảng, Quốc hội, nhân dân ghi nhận. Và để vượt qua được là nhiệm vụ quá lớn với ông.
Dù được nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bàn giao lại công việc mà ông mô tả sự tin tưởng về người kế nhiệm là đã không ngừng nỗ lực, trưởng thành từ chính ngành thông tin và truyền thông, song tân Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấnnhìn rõ những thách thức.
Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn tiếp nhận nhiệm vụ từ người tiền nhiệm
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã vạch rõ tiếp tục những nhiệm vụ và chiến lượcngành thông tin – truyền thông đã đề ra của lãnh đạo ngành. Đặc biệt hai mục tiêu quan trọng khác, trong đó có việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để luật Báo chí (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sớm được đi vào đời sống. Bên cạnh đó nghiên cứu để xây dựng luật Quản lý mạng xã hội dựa trên tinh thần nghị định 72.
Tân Bộ trưởng TT&TT cũng cho biết sẽ ưu tiên một chương trình hành động “Vì một xã hội thông tin lành mạnh” trong thời gian tới.
Đã làm Bộ trưởng, những gì đang gây nguy hiểm, đe dọa đến đời sống người dân… đó là việc cần ưu tiên xử lý trước. Đó là phát ngôn của tân Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà.
Ông không ngần ngại khẳng định ngay ưu tiên hàng đầu của ông là tập trung xử lý những vấn đề cấp bách liên quan hạn hán ở Tây Nguyên, khô hạn ở ĐBSCL, khủng hoảng tài nguyên nước… Bên cạnh đó là xử lý những tồn đọng về sổ đỏ với 0,5 – 0,6% tồn đọng. Ông cũng lo lắng và muốn hành động gắn tăng trưởng kinh tế đúng mức đến môi trường.
Tân Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa kế thừa người tiền nhiệm Đinh La Thăng với nhiều thành quả nổi bật của ngành song ông không ngần ngại chỉ ra những vấn đề nóng, dư luận bức xúc cần phải hành động.
Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa (phải, hàng trên)
Đó là các dự án BOT trong lĩnh vực hạ tầng giao thông; tai nạn giao thông tuy đã giảm nhiều năm liên tiếp nhưng vẫn cao, đe doạ trực tiếp tài sản và tính mạng của người dân; hạ tầng giao thông một số nơi yếu kém…
Ông còn cam kết, trong công tác đầu tư sẽ giữ nguyên tắc là chi tiêu một đồng tiền của nhân dân đều phải cân nhắc, có trách nhiệm, phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả của việc đầu tư.
Trong khi đó, tân Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh tự hào vì được kế nhiệm trong bối cảnh ngành đã hoạch định sẵn những chiến lược phát triển nên ưu tiên của ông trong nhiệm kỳ chính là thúc đẩy thực hiện những chiến lược phát triển đã được thông qua.
Trong đó, có việc thực thi chính sách để phát triển bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng ngành công nghiệp, thương mại. Tập trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn để nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN, nền kinh tế, ưu tiên thực thi các cam kết hội nhập, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường…
Bộ trưởng VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiệnđề ra rất nhiều hành động cụ thể trên tất cả 3 lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Đặc biệt, trong lĩnh vực thể thao, ông đặt mục tiêu VN phấn đấu là 1 trong 3 nước có thành tích cao dẫn đầu ở các kỳ Sea Games, từng bước tiếp cận thành tích của châu Á và thế giới ở một số nội dung Olympic, ASIAD mà VN có thế mạnh.
Trong lĩnh vực du lịch, ông xác định phấn đấu đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11-12% và đến năm 2020 đạt 12-13 triệu lượt khách quốc tế, 48-50 triệu lượt khách nội địa…
Xuân Linh – Hồng Nhì – Minh Thư – Hiền Anh
Theo_VietNamNet
Nhiều giải pháp giảm quá tải bệnh viện
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về việc tăng cường các giải pháp giảm quá tải bệnh viện, mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh.
Chỉ thị nêu rõ, giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện là một trong các nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của ngành Y tế, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo. Những năm gần đây, Bộ Y tế và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai nhiều giải pháp như cải tạo, đầu tư xây mới nhiều bệnh viện; thành lập mạng lưới bệnh viện vệ tinh; đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; thực hiện luân phiên bác sỹ...
Tuy nhiên, tình trạng quá tải ở không ít bệnh viện tuyến trên vẫn khá căng thẳng. Một trong những nguyên nhân quan trọng là còn những địa phương chưa tham gia Đề án bệnh viện vệ tinh và không ít bệnh viện đã tham gia Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2015 nhưng chưa được cấp đủ kinh phí, đầu tư trang thiết bị, bố trí đủ nhân lực để bảo đảm điều kiện tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện tuyến trên.
Ưu tiên đầu tư cho các bệnh viện vệ tinh
Để các giải pháp giảm quá tải bệnh viện được thực hiện mạnh mẽ, hiệu quả, bền vững hơn ở các tuyến, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh, ưu tiên đầu tư cho các bệnh viện vệ tinh đảm bảo có đủ điều kiện tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện tuyến trên tăng cường chuyển giao kỹ thuật và chuyên môn cho tuyến dưới, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng, một tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của các bệnh viện; công bố danh sách các bệnh viện đủ tiêu chuẩn làm bệnh viện hạt nhân để các bệnh viện vệ tinh lựa chọn đề xuất hỗ trợ chuyên môn; khẩn trương ban hành quy định để các chuyên gia, bác sỹ giỏi ở các bệnh viện hạt nhân có trách nhiệm tham gia khám, chữa bệnh ở các bệnh viện vệ tinh. Không phân biệt bệnh viện nhà nước hay bệnh viện tư nhân trong lựa chọn bệnh viện hạt nhân, bệnh viện vệ tinh.
Ảnh minh họa
Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng mới bệnh viện
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng mới bệnh viện ngoài công lập, hợp tác với các bệnh viện nhà nước.
Đồng thời thực hiện chế độ cơ sở y tế tuyến trên định kỳ cử chuyên gia, bác sỹ đến khám, chữa bệnh tại cơ sở tuyến dưới, nhất là các vùng khó khăn; chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống hỗ trợ y tế từ xa trong việc hội chẩn, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, tư vấn, hội thảo, đào tạo giữa các bệnh viện; hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở trên cơ sở gắn với mô hình bác sỹ gia đình bảo đảm phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng vùng, miền. Triển khai nhân rộng kết quả thực hiện thí điểm mô hình bác sỹ gia đình.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư và các nguồn vốn ODA cho việc đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị cho các bệnh viện thực hiện mục tiêu giảm giá tải. Bộ Tài chính bố trí đủ, kịp thời kinh phí để triển khai các giải pháp giảm quá tải bệnh viện theo quy định.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn tham gia Đề án bệnh viện vệ tinh; ưu tiên bố trí ngân sách địa phương để các bệnh viện vệ tinh trên địa bàn đủ điều kiện tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện hạt nhân; có chính sách ưu tiên thu hút nguồn nhân lực y tế chất lượng làm việc lâu dài tại các cơ sở khám, chữa bệnh của địa phương.
Mỹ Hạnh
Theo_VnMedia
Phát triển công nghiệp dược, giảm hàng tỷ USD nhập khẩu thuốc Mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra hàng tỷ USD để nhập khẩu thuốc chữa bệnh và nguyên liệu sản xuất thuốc bởi thuốc thành phẩm sản xuất trong nước mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu, trong đó 90% nguyên liệu để sản xuất thuốc phải nhập khẩu. Bà Phạm Khánh Phong Lan, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội...