Tân thủ tướng Anh và hàng loạt các thách thức phải đương đầu
Tân thủ tướng Anh Boris Johnson lên nắm quyền trong bối c ảnh London đang chìm vào cuộc khủng hoảng với Iran và bế tắc trong tiến trình Brexit.
Cách đây ít giờ, cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson trở thành thủ tướng Anh sau khi giành chiến thắng trong cuộc đua vào chiếc ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ.
Chiều mai, ông sẽ đặt chân vào số 10 phố Downing, gánh vác những trọng trách nặng nề mà người tiền nhiệm Theresa May để lại.
Khó khăn trước tiên mà cựu Ngoại trưởng Anh phải đối mặt là sự ra đi của hàng loạt các quan chức cấp cao trong chính phủ để phản đối việc ông lên nắm quyền.
Theo Telegraph, khoảng 12 bộ trưởng khác của Anh sẽ từ chức từ ngày 22 đến 24/7.
Tân thủ tướng Anh Boris Johnson. (Ảnh: Irish Times)
Mới đây nhất, Quốc phụ khanh phụ trách vấn đề châu Âu và châu Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Anh – Alan Duncan tuyên bố sẽ rời bỏ vị trí hiện tại. Trong đơn từ chức, ông Duncan bày tỏ tiếc nuối về thực trạng xứ sở sương mù đang bị bóng đen Brexit bao trùm.
Người đầu tiên phát động “làn sóng từ chức” là Quốc vụ khanh phụ trách Doanh nghiệp nhỏ, người tiêu dùng và hợp tác thuộc Bộ Văn hóa, người thông báo rời văn phòng vào tuần trước.
Trong tuần này, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond khẳng định ông sẽ nối gót ông Duncan nếu ông Johnson trở thành thủ tướng Anh.
Video đang HOT
Trong bài diễn văn ăn mừng chiến thắng cách đây ít giờ, ông Johnson bày tỏ vinh dự khi được phục vụ trong nội các Anh, sau khi bà May rời nhiệm sở. Tuy nhiên, những xáo động không nhỏ trong chính quyền với hàng loạt những cái tên đã và đang đe dọa từ chức sẽ là bài toán không đơn giản với ông Johnson khi lên nắm quyền.
Khi tranh cử chạy đua vào chiếc ghế quyền lực ở số 10 phố Downing, cựu Ngoại trưởng Anh từng nhiều lần bày tỏ quan điểm về Brexit.
Hôm 8/6, ông tuyên bố sẽ từ chối thanh toán khoản phí Anh “chia tay” EU cho đến khi khối này đồng ý những điều khoản tốt hơn đưa London rời liên minh châu Âu. Các quan chức châu Âu cũng không dưới một lần nói rằng họ rất ngại phải đàm phán với cựu thị trưởng London, người ủng hộ Brexit ngay từ đầu.
Tuy nhiên, thực tế, giới chức EU nhiều lần bày tỏ quan điểm cứng rắn rằng họ không chấp nhận bất cứ kịch bản đàm phán lại Brexit trong bối cảnh khối này vẫn chưa đóng khung được “bộ sậu” lãnh đạo mới dưới thời tân Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen.
Ở Anh, chính trường nước này cũng tan đàn xẻ nghé vì những bất đồng liên quan tới thỏa thuận dứt áo rời châu Âu. Nhiều người ủng hộ quyết tâm dứt áo rời ngôi nhà chung của ông Johnson, nhưng không ít ý kiến kêu gọi tân thủ tướng Anh ngừng ngay ý định rời EU mà không có thoả thuận.
Thậm chí một nhóm gồm 42 nghị sĩ đảng Bảo thủ còn đe dọa sẽ mở cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ non trẻ nếu ông Johnson có ý định theo đuổi chính sách mạo hiểm với Brexit.
Với việc thời hạn Brexit (31/10/2019) chỉ còn hơn 3 tháng, các nhà quan sát tin rằng thỏa thuân này nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục tạm hoãn sau hạn chót này.
Bên cạnh vấn đề trong nước, tân thủ tướng Anh phải đau đầu giải quyết bài toán khủng hoảng hiện tại với Iran. Quan hệ giữa Tehran và London đang rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua sau các vụ bắt giữ qua lại trên Vùng Vịnh.
Hôm 21/7, Đại sứ Iran tại Anh cảnh báo London không nên gia tăng căng thẳng khi giới chức Anh đánh tiếng đang cân nhắc áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran, sau khi nước này bắt giữ tàu chở dầu của Anh cuối tuần trước.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ông Johnson trong những ngày tới sẽ là đưa tàu chở dầu nước này bị Tehran bắt giữ và thủy thủ đoàn trở về an toàn. Nhiệm vụ dài hơn sau đó sẽ là cùng Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran vốn đang đứng trước nguy cơ đổ bể, sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận này vào tháng 5/2018.
Song song với đó, ông Johnson cũng phải tìm cách hàn gắn quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Anh. Mối quan hệ đặc biệt này bị sứt mẻ nghiêm trọng vụ rò rỉ các bức điện tiên với nhiều nhận xét chê bai Tổng thống Trump và chính quyền Washington của đại sứ Anh tại Washington, người từ chức cách đây hơn chục ngày.
(Tổng hợp )
SONG HY
Theo VTC
Anh, Mỹ 'nổi đóa' vì Iran bắt giữ tàu chở dầu Anh
Ngày 19.7, Iran tuyên bố bắt giữ một tàu chở dầu Anh, cho rằng con tàu Stena Impero của Anh ở eo biển Hormuz, phớt lờ các cảnh báo của lực lượng tuần tra Iran và "đi lạc" vào hải phận nước này.
Tàu Stena Impero và hành trình tới cảng Iran sau khi bị bắt - Ảnh: Internet
Vụ việc Iran bắt giữ tàu Stena Impero của Anh ở eo biển Hormuz, tuyến hàng hải quan trọng nơi khoảng một phần ba lượng dầu được chuyển qua đường biển của thế giới phải đi qua, khiến căng thẳng trong khu vực Trung Đông lại tăng thêm.
Theo ông Allahmorad Afifipour, người đứng đầu Tổ chức Cảng và Hàng hải ở phía nam tỉnh Hormozgan nói với Telegraph, tàu Stena Impero thuộc sở hữu của Thụy Điển đã gặp tai nạn với một tàu đánh cá Iran, sau đó phớt lờ những người bị nạn và tiếp tục hành trình tới Saudi Arabia, trước khi bị Iran bắt giữ lại.
Theo mô tả từ Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), tàu Stena Impero có trọng tải 30.000 tấn, thuộc sở hữu của Stena Bulk và đang hướng đến cảng Al Jubail của Saudi Arabia nhưng không đi theo hải trình quốc tế. Hiện, tàu này hướng về phía Bắc tới đảo Qeshm của Iran. Các nguồn tin Iran mô tả tàu dầu này đã tắt thiết bị định vị và phớt lờ cảnh báo của lực lượng Iran.
Iran tuyên bố rằng con tàu đã được đưa đến cảng Bander Abbas, nơi các thuyền viên có quốc tịch Nga, Ukraine, Ấn Độ, Latvia và Philippines đang bị thẩm vấn.
"Lý do bắt giữ tàu dầu Anh là tàu không tuân thủ các tuyến đường biển ở Eo Hormuz, tắt hệ thống nhận dạng tự động (AIS), làm nguy hiểm hải phận quốc tế và không chú ý đến cảnh báo của Iran", một nguồn tin Iran cho biết.
Trong khi đó, công ty Stena ra thông cáo xác nhận Stena Impero "bị trực thăng và các tàu nhỏ không xác định danh tính tiếp cận trong quá trình đi qua Eo Hormuz trong khi tàu đang ở hải phận quốc tế" và "hiện không thể liên lạc với con tàu vốn đang hướng về phía bắc tới Iran".
Ngay lập tức, phía Anh và Mỹ lên tiếng chỉ trích hành động của Iran. Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt sáng 20.7 (giờ Anh) nói rằng ông lo lắng rằng Iran đã đi một "con đường nguy hiểm".
"Hành động hôm qua ở vùng Vịnh cho thấy những dấu hiệu đáng lo ngại Iran có thể đang chọn con đường nguy hiểm là hành vi bất hợp pháp và gây mất ổn định sau khi Gibraltar bắt giữ tàu chở dầu Syria", ông Hunt nói.
"Phản ứng của chúng tôi sẽ được xem xét nhưng mạnh mẽ. Chúng tôi đã cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề trong hòa nhã nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn cho việc vận chuyển của chúng tôi", ông Hunt nói thêm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 19.7 (giờ Mỹ) đã chỉ trích Iran là "mớ rắc rối" vì vụ bắt giữ tàu, đồng thời sẽ trao đổi với Anh về việc này.
"Chúng tôi sẽ trao đổi với Anh về vụ tàu dầu bị Iran bắt ở eo biển Hormuz. Điều này cũng thể hiện những gì tôi nói về Iran: một mớ rắc rối, không có gì ngoài rắc rối", ông Trump nói.
Ông Trump không nói liệu hành động này của Iran có dẫn đến hành động đáp trả của Mỹ hay không, nhưng thêm rằng "cứ chờ xem điều gì xảy ra".
Ái Vi (theo Telegraph)
Theo motthegioi
Iran vừa đe dọa, Anh "xuống nước" thả tàu dầu với điều kiện bất ngờ Sau lời đe dọa Iran chuẩn bị tung "cái tát trời giáng" vào Anh của một giáo sĩ hàng đầu Iran, London hôm 13/7 cho biết đồng ý thả tàu dầu nếu Iran chấp nhận điều kiện liên quan đến Syria. Căng thẳng Iran và Anh bị thổi bùng sau vụ việc quân đội Anh bắt giữ tàu dầu Iran hôm 4/7 (ảnh...