Tân Thủ tướng Ấn Độ muốn thân thiện hơn với Trung Quốc
Thời báo Phố Wall (WSJ) đưa tin, hôm 29/5, vị Thủ tướng Ấn Độ vừa nhậm chức có động thái trấn an Trung Quốc về mối quan hệ giữa hai nước và thể hiện mong muốn hợp tác chặt chẽ về các vấn đề nổi bật với Bắc Kinh.
Theo WSJ, một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, trong cuộc điện đàm đầu tiên với cương vị là Thủ tướng Ấn Độ, hôm thứ Năm (29/5), ông Narendra Modi đã nói với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường rằng Bắc Kinh “luôn là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của New Delhi”. Đáp lại, ông Lý cũng khẳng định chính phủ Trung Quốc muốn có mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với Ấn Độ.
Tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Theo WSJ, trước đây, ông Modi từng thể hiện lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh. Tại chương trình tranh cử hồi tháng Hai ở khu vực sát biên giới đang có tranh chấp giữa Trung Quốc – Ấn Độ, ông Modi từng nói người Trung Quốc hãy từ bỏ tham vọng lãnh thổ. Ông cho biết Trung Quốc sẽ phải “từ bỏ quyết tâm mở rộng (lãnh thổ)” của mình và tập trung vào “phát triển và thịnh vượng”.
Video đang HOT
WSJ cho rằng, mối quan hệ giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới, đã từng xảy ra chiến tranh năm 1962, vốn có những căng thẳng, gần đây nhất là sự cố dọc biên giới giữa hai nước. Hồi tháng 4/2013, Ấn Độ đã cáo buộc quân đội Trung Quốc xâm nhập sâu 19km vào khu vực Depsang Bulge thuộc vùng Ladakh. Trong khi đó, Trung Quốc phủ nhận cáo buộc trên.
Ông Modi dự kiến sẽ áp dụng chính sách đối ngoại chủ động hơn so với chính quyền trước, tập trung vào việc thúc đẩy kinh tế của Ấn Độ. Theo WSJ, một trong những thách thức khó khăn nhất của ông là đối phó với một Trung Quốc ngày càng hung hăng.
Gần đây, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc dẫn lời ông Liu Zongyi, một nhà phân tích từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải cho biết: “Ông Modi có khả năng sẽ không hành động kịch liệt như (Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe), vì điều đó sẽ không có lợi gì cho nền kinh tế của Ấn Độ”.
Cũng theo nhiều chuyên gia, ông Modi có thể sẽ tăng cường mối quan hệ với các nước khác ở châu Á, đặc biệt là Nhật Bản. Họ cho rằng ông Modi và ông Abe sẽ tiến hành các cuộc đàm phàn về hợp tác quốc phòng và kí kết một hiệp ước hạt nhân dân sự, cho phép các công ty Nhật Bản xuất khẩu các lò phản ứng và công nghệ hạt nhân sang Ấn Độ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới.
Theo Infonet
Tân Thủ tướng Ấn Độ tổ chức lễ nhậm chức hoành tráng với hơn 4.000 khách mời
Ngày 26-5, ông Narendra Modi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Ấn Độ trong một buổi lễ long trọng được tổ chức tại phủ tổng thống ở New Dehli sau khi đảng Dân tộc chủ nghĩa Bharatiya Janata (BJP) của ông giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử vừa qua.
An ninh đã được thắt chặt, lệnh cấm đường đã được ban bố ở Dehli và toàn bộ các văn phòng xung quanh phủ tổng thống đã bị đóng cửa trong vòng năm tiếng trước buổi lễ nhậm chức.
Trong thông điệp gửi tới người dân Ấn Độ và trên thế giới, tân Thủ tướng Modi nói: "Chúng ta hãy cùng nhau vẽ ra một tương lai huy hoàng cho Ấn Độ. Chúng ta hãy cùng mơ ước về một Ấn Độ mạnh mẽ, toàn diện và phát triển, tham dự tích cực với cộng đồng quốc tế để tăng cường sự nghiệp hòa bình và phát triển thế giới".
Lễ tuyên thệ nhập chức của ông Modi diễn ra tại sân trước của phủ tổng thống ở trung tâm thủ đô New Delhi. Tham dự buổi lễ có khoảng 4.000 quan khách, trong đó có 8 vị nguyên thủ quốc gia, các vị lãnh đạo đứng đầu chính phủ các nước, chủ yếu thuộc Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á, trong đó có Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, cùng nhiều nhà tư bản công nghiệp, diễn viên Bollywood, và các tu sĩ Hindu.
Ông Narendra Modi tại lễ nhậm chức
Trong buổi lễ long trọng này, Hội đồng bộ trưởng mới của Ấn Độ gồm 45 bộ trưởng, trong đó có 24 thành viên nội các, 10 quốc vụ khanh chịu trách nhiệm về các vấn đề độc lập và 11 quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề khác, cũng đã tuyên thệ nhậm chức. Số lượng thành viên chính phủ mới giảm nhiều so với mức 71 thành viên trong chính phủ liên minh của Thủ tướng mãn nhiệm Manmohan Singh.
Các vị trí chủ chốt trong nội các mới đều thuộc về các nhà lãnh đạo cao cấp của BJP, trong đó Chủ tịch BJP Rajnath Singh giữ chức Bộ trưởng Nội vụ, ông Arun Jaitley giữ chức Bộ trưởng Tài chính kiêm Bộ trưởng Quốc phòng và bà Sushma Swaraj giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao. Đây cũng là những nhân vật cùng với Thủ tướng hình thành Hội đồng an ninh Nội các của Ấn Độ.
Chính trị gia có quan điểm cứng rắn Modi, 63 tuổi, trở thành Thủ tướng thứ 15 của nước Cộng hòa Ấn Độ sau khi dẫn dắt thành công chiến dịch tranh cử của BJP, giúp đảng này giành đa số tuyệt đối 272/543 ghế được bầu trực tiếp tại Hạ nghị viện khóa 16, đủ điều kiện để tự đứng ra thành lập chính phủ mới mà không phải liên kết với đảng nào khác.
Theo ANTD
Mỹ, Hàn Quốc tìm kiếm hợp tác trong vấn đề Triều Tiên Theo Tân Hoa xã, Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí củng cố hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề liên quan tới Triều Tiên. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin (phải) và người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel tại một trạm quan sát trong chuyến thăm khu phi quân sự...