Tân thí sinh Học viện HAGL Arsenal JMG ngây ngất khi gặp Công Phượng
Hôm nay, các thí sinh đăng ký thi bổ sung vào Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG đã ngây ngất khi cầm trong tay chiếc áo đấu có chữ ký của tuyển thủ U.19 Việt Nam Công Phượng.
Ngày 16.10, đợt sơ tuyển bổ sung thứ 2 của năm 2014 đã diễn ra với sự tham dự của 28 thí sinh với kết quả vỏn vẹn 4 em vượt qua vòng đầu tiên. Dẫu vậy, đây đã là kết quả khả quan bởi nó vẫn hơn rất nhiều tỷ lệ khủng khiếp “1 chọi 20″ của ngày 13.10, thời điểm bắt đầu tuyển bổ sung.
Phụ huynh chụp ảnh cho con trai cùng thần tượng Công Phượng
Theo lịch trình, 5 em vượt qua vòng sơ loại sẽ được tập tiếp cùng các đàn anh khóa 3, khóa 4 trước khi dự vòng đấu loại tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 18.10, dưới sự đánh giá của HLV Graechen Guillaume.
Cho đến bây giờ, Học viện HAGL Arsenal JMG đã nhận được đơn đăng ký của 673 em có năm sinh từ năm 2000 đến 2004 từ các tỉnh thành khắp nơi trên cả nước, xa nhất ở Lào Cai, Hải Phòng, Bắc Giang, Bình Phước, Sóc Trăng.
Sau mỗi ngày tuyển chọn HLV Otta Cyriaquy Bienvenu Harrison đều tập trung các em lại và nói lời cảm ơn cũng như khuyên các em (bị loại) về nhà nên tập trung việc học văn hóa và hãy cứ giữ niềm đam mê với bóng đá.
“Đến ngày 18.10, em nào được HLV Guillaume Graechen chọn để tham dự vòng chung kết mới có hy vọng. Các em nên nhớ đến vòng chung kết mới thật sự cuộc đua khốc liệt với nhiều bài kiểm tra và nhiều gương mặt xuất sắc.
Và đến lúc ấy những em nào vượt qua được, có trong tay bản hợp đồng đào tạo trong thời gian 7 năm mới được là người chiến thắng”, HLV Otta Cyriaquy Bienvenu Harrison nhấn mạnh.
Một số hình ảnh buổi tuyển sinh của Học viện HAGL Arsenal JMG ngày 16.10
Video đang HOT
HLV Otta thông báo nội dung thi
Các thí sinh trong màn 3 đấu 3
Các thí sinh đến tận phòng để chụp ảnh cùng thần tượng Công Phượng
Xem áo đấu có chữ ký anh Công Phượng
Nụ cười khoái chí của các em
Theo Thanhnien
Thể chất cầu thủ bóng đá Việt Nam nhìn từ đội tuyển U.19: Bữa ăn 3 triệu/ngày vẫn... yếu
Đội tuyển U.19 Việt Nam thi đấu ở VCK U.19 Châu Á có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, so với những cầu thủ của khu vực và châu lục, những cầu thủ Việt Nam vẫn thua thiệt về thể lực. Điển hình là việc các cầu thủ U.19 Việt Nam chỉ chơi tốt trong khoảng 60 phút đầu trận đấu, sau đó là... "hết pin", không theo kịp tình huống và để thủng lưới đáng tiếc...
Ăn mức 3 triệu đồng/ngày chưa phải là nhiều
Đội U.19 Việt Nam là đội tuyển mà phần lớn các cầu thủ được chăm lo về chuyên môn từ bé. Các cầu thủ như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường... được đào tạo, sinh hoạt theo chế độ chuyên nghiệp. Bởi thế, nhiều người coi học viện HAGL - Arsenal JMG là "khuôn vàng thước ngọc" trong đào tạo cầu thủ, trong đó có việc đảm bảo thể chất cho mỗi cầu thủ.
Điều gây ngạc nhiên là phải mãi tới đầu 2014, sau khi đã có một số thành công nhất định, các cầu thủ U.19 mới được các chuyên gia dinh dưỡng kiểm tra và đã có kết quả khiến nhiều người ngạc nhiên.
Một bữa ăn của các tuyển thủ U19 Việt Nam.
Dưới sự bảo trợ của một hãng chuyên về dinh dưỡng, "cuộc cách mạng" về ăn uống của U.19 Việt Nam được bắt đầu từ tháng 1.2014. Hầu hết những chuyến thi đấu ở nước ngoài của các cầu thủ đều có đầu bếp riêng. Riêng mức ăn, tiêu chuẩn của mỗi cầu thủ U.19 Việt Nam khiến tất cả các đội tuyển khác phải "thòm thèm". Đó là tiêu chuẩn 3 triệu đồng/ngày - tương đương 150 USD - trong quá trình thi đấu. Ngoài ra, đội còn được chính các bác sĩ - đầu bếp tư vấn và lên thực đơn để đảm bảo lượng calo cần thiết, đáp ứng cường độ vận động cao.
Chính sự tăng cường dinh dưỡng này, thể hình và thể lực các cầu thủ U.19 đã có những cải thiện khá bất ngờ. Chẳng hạn Tuấn Anh tăng thêm 1,2cm, nặng thêm 4kg; Xuân Trường thêm 2cm và tăng tới 5kg...
Thế nhưng, khi ra sân chơi châu lục, sự thiết hụt về thể hình, thể lực là rất rõ ở những cầu thủ Việt Nam.
Cầu thủ Việt Nam yếu không phải do tố chất bẩm sinh
Lâu nay khi đối đầu với những đội bóng tầm châu lục (và ở cả tầm khu vực như Myanmar, Thái Lan) các đội bóng Việt Nam đều bị gán một "căn bệnh" là yếu thể lực. Thậm chí điều này dẫn đến quan điểm là người Việt yếu hơn là do... gene và mọi nỗ lực đều không thể biến một cầu thủ Việt chạy khỏe như một cầu thủ Hàn Quốc, Nhật Bản!
Tiến sĩ Dương Nghiệp Chí - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học TDTT - cho biết: "Đúng là tố chất và thể lực của VĐV Việt Nam nói chung còn thua xa nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia chứ chưa nói đến châu lục và thế giới. Thế nhưng đây không phải đặc điểm hay tố chất của mỗi dân tộc mà đến từ nhiều nguyên nhân. Yếu tố gene di truyền chỉ là phần nhỏ, còn lại theo tôi thì do VĐV Việt không được chăm lo dinh dưỡng từ nhỏ, vận động thiếu khoa học... nên hạn chế cả thể hình và thể lực".
Theo TS Chí, việc cải thiện thể lực một đội tuyển không quá khó, nếu đầu tư dinh dưỡng và những bài tập bổ trợ. Nhưng cải thiện thể lực của cả một thế hệ thì ngành thể thao không làm được, vì còn bị chi phối bởi những yếu tố xã hội khác.
Bởi thế, ngay sau VCK U.19, ông bầu Đoàn Nguyên Đức đã đưa ra hai giải pháp cơ bản để khắc phục thể lực cho lứa cầu thủ, là thuê HLV thể lực người Pháp, và tiếp tục cải thiện về dinh dưỡng phối hợp với những bài tập để các cầu thủ phát triển đầy đủ về thể lực và thể hình.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia bóng đá, việc đầu tư dinh dưỡng, thể lực cần bắt đầu từ lứa U.15, U.16, thay vì đợi tới khi các cầu thủ đã trưởng thành thì những cải thiện ấy ngày càng khó hơn.
Cảnh báo "tụt hậu về thể chất" của người Việt
Tiến sĩ Dương Nghiệp Chí cho rằng: "Thể thao phần nào phản ánh nền tảng thể chất của mỗi quốc gia". Ông Dương nghiệp chí cũng chỉ ra rằng, nguy cơ tụt hậu về thể chất là có thật khi mới đây, các chỉ số về chiều cao cân nặng trung bình của Việt Nam đều rất thấp. Người Việt hiện có chiều cao thuộc nhóm thấp nhất Châu Á. Một trong những lý do, theo TS Dương Nghiệp Chí là do người Việt lười vận động từ nhỏ và hệ thống giáo dục của Việt Nam chưa chú trọng việc đầu tư nâng cao thể chất cho học sinh. "Khi nền tảng đã thấp thì rất khó tuyển chọn được ra những VĐV xuất sắc. Một số VĐV giỏi hiện nay mà thể thao Việt Nam có được là do may mắn bởi nền tảng thể lực của VĐV ấy là thiên phú"- ông Chí cho biết.
Với bóng đá, ngay cả V.League, các con số thống kê cho thấy cầu thủ Việt có nền tảng thể lực thấp. Theo con số thống kê mà trưởng BTC giải V.League đưa ra là mỗi trận đấu cầu thủ Việt chỉ chạy hơn 5km trong khi con số này ở các cầu thủ dự World Cup là từ 10km đến 12km. Thời gian bóng sống của mỗi trận đấu V.League chỉ là 51 phút, thấp hơn chuẩn của AFC là 60 phút. Điều này càng minh chứng cho việc cầu thủ Việt không có thể lực tốt. Đây cũng là lý do khiến VFF phải thuê chuyên gia thể lực cho các cầu thủ ĐTVN chuẩn bị dự AFF Cup sắp tới.A.K
Theo Laodong
Fan nữ quây kín cầu thủ U19 Việt Nam khi trở về Nội Bài 17 thành viên còn lại của đoàn U19 Việt Nam đã trở về sân bay Nội Bài, Hà Nội lúc 22h tối qua (15/10). Rất đông người hâm mộ tới sân bay động viên các cầu thủ trẻ. Có mặt tại sân bay Nội Bài đón các cầu thủ U19 Việt Nam có Phó Chủ tịch LĐBĐ Việt Nam Nguyễn Xuân Gụ và...