Tân thế giới “đòi nợ” cựu lục địa

Theo dõi VGT trên

“Món nợ” hàng trăm năm qua mà nhiều thế hệ người châu Phi bị đưa sang châu Mỹ trên những chuyến tàu buôn nô lệ thế kỷ 18 và 19 đang được hậu duệ của những nô lệ năm xưa đòi các cựu thực dân châu Âu phải “thanh toán” một cách sòng phẳng, nhưng xem ra việc này còn cần phải có sự can thiệp của Tòa án công lý của Liên hợp quốc.

Dòng chảy nô lệ châu Phi

“Món nợ” nô lệ thời kỳ thực dân châu Âu đi chiếm đóng những vùng đất mới trên khắp thế giới, đặc biệt là các thuộc địa ở châu Phi và châu Mỹ đang được các hậu duệ của cả hai bên đặt lại trong nhiều tình huống khác nhau. Các cựu thực dân đi chiếm đóng các vùng đất mới mang danh nghĩa “khai phá”, hay “thám hiểm” các vùng đất hoang sơ năm xưa và họ tự hào xưng danh là “nhà thám hiểm”, nhà khai phá vùng đất và lấy tên mình đặt cho các vùng đất ấy, dù người bản xứ đã có cách đặt tên riêng của họ rồi.

Tân thế giới đòi nợ cựu lục địa - Hình 1
Thủ tướng Ralph Gonsalves của St Vincent và Grenadines, lãnh đạo CELAC

Khi người châu Âu mang những thứ vật chất văn minh của cựu lục địa đến các vùng đất ở châu Mỹ mà họ gọi tên là “tân thế giới”, họ tự hào chiếm đóng và rao giảng rằng chính mình đã khai sáng nền văn minh mới cho vùng đất mới đó. Đó là cách châu Mỹ bị người châu Âu “khai phá” và chiếm đóng suốt hàng trăm năm qua.

Trong công cuộc khai phá vùng đất mới thời đó, người châu Âu cần công nhân lao động trên các đồn điền và nhà máy của họ. Vì thế, cuộc mua bán nô lệ bắt đầu. Những đế quốc, thực dân xâm chiếm thuộc địa ở châu Phi đã nhìn thấy nguồn cung cấp sức lao động dồi dào từ những vùng đất nghèo khó ở lục địa đen. Những con người tại các quốc gia bị đô hộ phải làm nô dịch cho bọn thực dân da trắng thời đó đã trở thành món hàng mua bán công khai tại các phiên đấu giá nô lệ do bọn thực dân tổ chức. Nô lệ sau khi được các ông chủ nô giao cho các lái buôn nô lệ để đưa xuống tàu vượt Đại Tây Dương sang châu Âu, nhưng đa phần là sang “tân thế giới”.

Những người châu Phi đầu tiên bị buộc phải làm việc ở “tân thế giới” đã rời khỏi châu Âu vào đầu thế kỷ XVI, không phải từ châu Phi. Chuyến tàu đầu tiên chở những người nô lệ trực tiếp từ châu Phi đến châu Mỹ có lẽ khởi hành vào năm 1526.

Nói một cách tổng quát, trong thời kỳ buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương, từ khoảng năm 1526 đến năm 1867, khoảng 12,5 triệu đàn ông, phụ nữ và tr.ẻ e.m bị bắt đã được đưa lên tàu ở châu Phi và 10,7 triệu người đã đến châu Mỹ.

Số người bị mang đi khỏi châu Phi lên tới 30.000 người mỗi năm vào những năm 1690 và 85.000 người mỗi năm một thế kỷ sau đó. Hơn tám trong số mười người châu Phi bị bán làm nô lệ đã vượt Đại Tây Dương trong khoảng thời gian từ 1700 đến 1850. Thập kỷ 1821 đến 1830 chứng kiến hơn 80.000 người mỗi năm rời châu Phi trên các con tàu chở nô lệ. Hơn một triệu người nữa – tức 1/10 số người bị mang đi trong thời kỳ buôn bán nô lệ – theo sau trong vòng 20 năm tiếp theo.

Đến năm 1820, cứ một người châu Âu thì có gần bốn người châu Phi đã vượt Đại Tây Dương; cứ năm phụ nữ vượt Đại Tây Dương thì có khoảng bốn người đến từ châu Phi.

Phần lớn nô lệ châu Phi được đưa tới Bắc Mỹ thuộc Anh vào khoảng thời gian từ 1720 đến 1780. Những người châu Phi được đưa đến Brazil phần lớn đến từ Angola. Người châu Phi được đưa đến Bắc Mỹ, bao gồm cả vùng Caribe, chủ yếu từ Tây Phi. Hơn 90% nô lệ châu Phi đã được đưa đến vùng Caribe và Nam Mỹ. Chỉ có khoảng 6% nô lệ châu Phi được đưa thẳng đến Bắc Mỹ thuộc Anh. Tuy nhiên, đến năm 1825, dân số Mỹ bao gồm khoảng một phần tư số người gốc Phi ở Tây bán cầu.

Những lời xin lỗi muộn

Ngày 25/8, hậu duệ của Thủ tướng Anh trong thế kỷ XIX William Gladstone đưa ra lời xin lỗi chính thức đối với hậu duệ của những người từng bị bắt làm nô lệ làm nô dịch trong đồn điền đường và cà phê Scotland thế kỷ 19, ông John Gladstone, cha của Thủ tướng Gladstone – người từng 4 nhiệm kỳ làm Thủ tướng và 2 nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Tài chính Anh trong thế kỷ 19. Ông John Gladstone vốn là một trong những chủ sở hữu nô lệ lớn nhất ở vùng Caribe do Anh đô hộ. Ông cũng được cho là sở hữu hai con tàu chở hàng nghìn người châu Á từ Ấn Độ và những nơi khác đến làm thuê sau khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ vào năm 1834.

Charles Gladstone, cháu chắt của Thủ tướng Gladstone, cho biết tại buổi ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Di cư và Người di cư Quốc tế (ICMDS) của Đại học Guyana nói: “Chế độ nô lệ là một tội ác chống lại loài người và tác động tai hại của nó vẫn tiếp tục được cảm nhận trên toàn thế giới ngày nay. Thật xấu hổ và hối tiếc sâu sắc khi chúng tôi thừa nhận tổ tiên của chúng tôi có liên quan đến tội ác này và với sự chân thành, chúng tôi xin lỗi con cháu của những người bị bắt làm nô lệ ở Guyana. Chúng tôi cũng kêu gọi những hậu duệ khác của những người được hưởng lợi từ chế độ nô lệ hãy công khai nói về tội ác của tổ tiên họ và những gì họ có thể làm để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn”.

Video đang HOT

Tân thế giới đòi nợ cựu lục địa - Hình 2
Hậu duệ Thủ tướng Anh William Gladstone đưa ra lời xin lỗi muộn

Theo sau con cháu nhà Gladstone, cựu nữ nghị sĩ Anh Antoinette Sandbach cũng đã lên tiếng xin lỗi hậu duệ những nạ.n nhâ.n chế độ nô lệ ở châu Mỹ do sự dính líu của tổ tiên bà với chế độ nô lệ. Bà Sandbach biết đến sự dính líu của tổ tiên bà với chế độ nô lệ sau khi một nghiên cứu của nghiên cứu sinh tiến sĩ Malik Al Nasir tại Đại học St Catharine được công bố trên chương trình tọa đàm trực tuyến TED Talk. Ông Al Nasir vừa là nhà thơ vừa là nhà nghiên cứu, đồng thời cũng là hậu duệ của người châu Phi làm nô lệ trong các đồn điền ở Guiana thuộc Anh (nay là Guyana).

Trước đó, vào tháng 7/2023, Vua Hà Lan Willem-Alexander đã chính thức xin lỗi các hậu duệ nô lệ ở Suriname do sự tham gia của Hà Lan trong chế độ nô lệ vào thế kỷ 18, thế kỷ 19. Lời xin lỗi được Vua Willem-Alexander công bố tại buổi lễ kỷ niệm 160 năm ngày bãi bỏ chế độ nô lệ. Chế độ nô lệ bị bãi bỏ ở Suriname và các thuộc địa của Hà Lan ở Caribe vào ngày 1/7/1863, nhưng nhiều lao động nô lệ bị buộc phải tiếp tục làm việc trên các đồn điền trong một thập kỷ nữa.

Vào tháng 12/2022, Thủ tướng Hà lan Mark Rutte thừa nhận rằng nhà nước Hà Lan phải chịu trách nhiệm trong hoạt động buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương và đã thu lợi từ việc đó, đồng thời cũng đã xin lỗi. Tuy nhiên, ông Rutte cho biết chính phủ Hà Lan sẽ không trả tiề.n bồi thường, trái với khuyến nghị của một hội đồng cố vấn vào năm 2021.

Năm ngoái, Vua Willem-Alexander đã thực hiện một nghiên cứu về vai trò của hoàng gia Nhà Orange-Nassau trong chế độ nô lệ ở Hà Lan, trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 16 đến ngày nay. Kết quả dự kiến sẽ được công bố vào năm 2025.

Tuy nhiên, những lời xin lỗi muộn đó không làm thỏa mãn cơn phẫn nộ của hậu duệ của những nô lệ năm xưa. Ngay tại buổi lễ ra mắt ICMDS, lời xin lỗi của gia đình con cháu nhà Gladstone đã vấp phải sự phản đối của hàng trăm người là hậu duệ của những nô lệ năm xưa. Họ không chấp nhận lời xin lỗi suông và giương cao biểu ngữ ghi dòng chữ: “Tội lỗi của các ông là có thật, Charlie. Hãy nhanh chóng tiến hành bồi thường ngay bây giờ”.

“Món nợ” phải thanh toán

Vào ngày 24/8/2023, ngay trước khi con cháu nhà Gladstone đưa ra lời xin lỗi, Tổng thống Guyana Irfaan Ali đã kêu gọi con cháu của những người buôn bán nô lệ ở châu Âu đưa ra đề nghị bồi thường cho những sai lầm lịch sử. Bên cạnh đó, ông Ali cũng yêu cầu những người liên quan đến buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương và nô lệ châu Phi phải bị truy tố về tội ác chống lại loài người. Ông cho rằng việc bồi thường là “một cam kết sửa chữa những sai lầm lịch sử”. Ông nói thêm: “Việc buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương và chế độ nô lệ ở châu Phi là một sự sỉ nhục đối với chính nhân loại. Sự tà.n á.c của tội ác chống lại loài người này đòi hỏi chúng ta phải tìm cách sửa chữa những điều sai trái”.

15 quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia vùng Caribe (CARICOM), bao gồm Guyana, đã thuê một công ty luật của Anh để xem xét trường hợp của họ để đòi bồi thường tài chính từ Anh và các quốc gia châu Âu khác. Đồng thời, các quốc gia CARICOM cũng đang xem xét tiếp cận Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) của Liên hợp quốc để tham vấn pháp lý về việc yêu cầu 10 quốc gia châu Âu bồi thường về chế độ nô lệ, khi cuộc đấu tranh đòi công lý được đẩy mạnh.

Bên cạnh “lời xin lỗi chính thức”, quyền hồi hương cho con cháu của những người bị bắt làm nô lệ và xóa nợ để dọn dẹp “mớ hỗn độn thuộc địa cũ”, CARICOM còn đang tìm kiếm một chương trình phát triển cho cộng đồng bản địa của các quốc gia thành viên và tài trợ cho các tổ chức văn hóa, chẳng hạn như bảo tàng nô lệ. Eric Phillips, thành viên của ủy ban bồi thường CARICOM, cho biết nghiên cứu cho thấy “món nợ” của nước Anh đối với con cháu của những người châu Phi ở Guyana quy ra tiề.n tương đương hơn 1,2 nghìn tỷ USD.

Ông Ralph Gonsalves, lãnh đạo hiện tại của Cộng đồng các nhà nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC), cho biết ông cũng đang mong đợi một lời xin lỗi từ chính phủ Anh và bày tỏ sự thất vọng trước việc Thủ tướng Anh Rishi Sunak không tham gia vào vấn đề này. Ông Gonsalves, từng giữ chức Thủ tướng St Vincent và Grenadines trong 22 năm.

Ông cho biết công lý đền bù không chỉ là một tính toán thô thiển về việc bồi thường bằng tiề.n cho con cháu của những người bị bắt làm nô lệ mà còn là sự thừa nhận rộng rãi hơn về những tác động liên tục của chế độ nô lệ và thuộc địa đối với sức khỏe cộng đồng, sự phát triển kinh tế và di sản văn hóa. Tuy nhiên, ông đã không thuyết phục được các nhà lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo CELAC ở Brussels để đưa một đoạn vào thông cáo chính thức công nhận nạn diệt chủng bản địa, việc loại bỏ người bản địa thông qua quá trình thuộc địa hóa. Bởi vì, không phải tất cả các nước châu Âu đều tham gia vào quá trình thuộc địa hóa.

Riêng CARICOM đã phát triển một kế hoạch 10 điểm cho công lý đền bù, bao gồm từ yêu cầu các quốc gia chiếm hữu nô lệ xin lỗi chính thức đầy đủ cho đến việc công nhận nạn diệt chủng bản địa và xóa nợ. Họ cũng muốn được công nhận rằng dân số gốc Phi “có tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính cao nhất thế giới”, bao gồm tăng huyết áp và tiểu đường loại 2, điều mà họ tin là “có một phần liên quan đến chế độ nô lệ”.

Thẩm phán Patrick Robinson của ICJ, từng chủ tọa phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Miloevi, cho biết làn sóng quốc tế về việc bồi thường cho chế độ nô lệ đang nhanh chóng thay đổi và kêu gọi Vương quốc Anh thay đổi quan điểm hiện tại về vấn đề này. Thẩm phán Robinson cho rằng Vương quốc Anh “không thể tiếp tục phớt lờ sự tàn bạo, sự vô nhân đạo của con người đối với con người”, và cần phải tính đến việc bồi thường.

Phát ngôn của Thẩm phán Robinson được đưa ra nhân dịp “Ngày tưởng nhớ nạn buôn bán nô lệ và bãi bỏ chế độ nô lệ xuyên Đại Tây Dương” của UNESCO. Sự kiện này tiếp nối vai trò quan trọng của Robinson trong việc biên soạn Báo cáo của Nhóm Brattle về các khoản bồi thường cho chế độ nô lệ xuyên Đại Tây Dương Chattel, được xuất bản vào tháng 6 vừa qua. Báo cáo xác định các khoản bồi thường phải trả đối với 31 quốc gia nơi thực hiện chế độ nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Nghiên cứu ước tính rằng hàng nghìn tỷ USD phải bồi thường cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chế độ nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Báo cáo kết luận rằng chỉ riêng Vương quốc Anh phải trả số tiề.n 24 nghìn tỷ USD để bồi thường cho chế độ nô lệ xuyên Đại Tây Dương ở 14 quốc gia. Trong số tiề.n đó, khoảng 9,6 nghìn tỷ USD là dành cho Jamaica.

Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng và cháy rừng bùng phát ở châu Âu

Châu Âu một lần nữa phải chống chọi với cái nóng thiêu đốt trong mùa hè này và những đám cháy rừng bùng phát khắp lục địa từ Địa Trung Hải đến Tây Ban Nha.

Các đợt nóng với nhiệt độ cao hơn

Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng và cháy rừng bùng phát ở châu Âu - Hình 1
Lính cứu hỏa nỗ lực dập tắt ngọn lửa tại một nhà máy tái chế ở làng Sesklo, Hy Lạp, ngày 26/7/2023. Ảnh: Reuters

Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng lên và khiến các đợt nóng xuất hiện thường xuyên hơn. Hội đồng Nhà khoa học Khí hậu Toàn cầu của Liên hợp quốc (LHQ) và Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) xác nhận hầu hết các vùng đất liền đều gặp phải tình trạng này.

Khí thải nhà kính từ những hoạt động của con người đã làm nhiệt độ Trái đất tăng đến 1,2 độ C kể từ thời kỳ tiề.n công nghiệp. Và mức nhiệt trên càng ấm hơn sẽ dẫn tới nhiệt độ đỉnh càng cao hơn khi xảy ra những sự kiện nhiệt độ cực đoan.

Trả lời hãng tin Reuters, bà Friederike Otto, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Hoàng gia London (Anh), người đồng lãnh đạo tổ chức Nghiên cứu Giới hạn Khí hậu Thế giới (WWA) cho biết các đợt nắng nóng hiện tại có nhiệt độ tăng cao với tần suất lớn hơn do biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến các đợt nóng. Như ở châu Âu, hoàn lưu khí quyển cũng là một tác nhân quan trọng.

Những dấu vết của biến đổi khí hậu

Để có thể nghiên cứu chính xác cách biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới một đợt nóng nhất định, các nhà khoa học đã tiến hành những khảo sát giới hạn nhiệt độ. Kể từ năm 2004, đã có tới hơn 400 khảo sát được tiến hành dựa trên những sự kiện thời tiết khắc nghiệt, bao gồm nắng nóng, lũ lụt và hạn hán, nhằm tính toán vai trò của biến đổi khí hậu trong mỗi sự kiện.

Việc nghiên cứu trên cũng đưa vào hàng trăm lần so sánh giữa mô phỏng khí hậu hiện tại với mô phỏng khí hậu khi không có khí thải nhà kính do con người gây nên. Dựa trên cơ sở này, các nhà khoa học của WWA đã nhận định nếu con người không tác động lên khí hậu thì khả năng xảy ra đợt nắng nóng kỷ lục ở Tây Âu vào tháng 6 năm 2019 chỉ còn 1%.

Các đợt nắng nóng sẽ trở nên tồi tệ hơn

Việc nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 1,2 độ C so với thời kỳ tiề.n công nghiệp đã và đang tạo nên nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.

Theo bà Sonia Seneviratne, nhà khoa học của Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, các đợt nắng nóng kỷ lục trên đất liền sẽ chỉ xảy ra trung bình 10 năm một lần nếu con người không tạo ra những ảnh hưởng lên khí hậu, tuy nhiên hiện nay các đợt nóng đó đã xảy ra thường xuyên hơn gấp 3 lần.

Nhiệt độ chỉ ngừng tăng khi con người ngừng tạo ra khí thải nhà kính. Cho tới lúc đó, các đợt nóng chắc chắn sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Thất bại trong việc giải quyết vấn đề khí hậu sẽ làm các đợt nóng cực đoan leo thang, ẩn chứa nhiều nguy hiểm tiềm tàng.

Các quốc gia đã kí kết Thỏa thuận Paris 2015 với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải để Trái đất chỉ ấm lên ở mức 2 độ C và hướng tới 1,5 độ C. Tuy nhiên, những chính sách hiện nay không thể giúp các nước đạt được mục tiêu đó.

IPCC cho biết, trong thời kỳ tiề.n công nghiệp, cứ mỗi một thập kỷ sẽ xuất hiện một đợt nắng nóng, còn với điều kiện nhiệt độ tăng 1,5 độ C, sẽ có 4,1 đợt nắng nóng trong một thập kỷ và 5,6 đợt khi nhiệt độ tăng 2 độ C.

Việc để nhiệt độ tăng quá 1,5 độ C đồng nghĩa với việc hầu hết tất cả các năm, thế giới đều sẽ bị ảnh hưởng bởi các đợt nắng nóng cực đoan.

Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng và cháy rừng bùng phát ở châu Âu - Hình 2
Vụ cháy rừng ở đảo Tenerife, Tây Ban Nha vào ngày 17/8/2023. Ảnh: Reuters

Biến đổi khí hậu gây nên cháy rừng

Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng khô nóng, làm lửa lan nhanh, cháy lâu và mạnh mẽ hơn.

Ở Địa Trung Hải, sự biến đổi này đã khiến mùa cháy rừng bắt đầu sớm và thiêu đốt nhiều vùng đất liền hơn. Lửa bùng phát từ giữa tháng 7 trên đảo Rhodes (Hy Lạp) đã buộc 20.000 người phải đi sơ tán vì ngọn lửa lan đến các khu nghỉ dưỡng và làng ven biển ở phía đông nam hòn đảo. Thời tiết nóng cũng rút hết độ ẩm từ thảm thực vật, đồng thời biến chúng thành nguyên liệu khô giúp đám cháy lan rộng.

Nhà khoa học Mark Parrington tại chương trình Copernicus chia sẻ, điều kiện nóng và khô hơn sẽ làm cho các đám cháy trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Một nghiên cứu của WWA cũng cho biết, nếu không có biến đổi khí hậu do con người gây ra thì khả năng xảy ra hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trong mùa hè này là rất hiếm. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng chính con người đã đóng một vai trò hoàn toàn áp đảo trong việc gây nên những đợt nóng gay gắt toàn Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc vào tháng 7 năm nay.

Biến đổi khí hậu không phải nguyên nhân duy nhất gây cháy

Việc quản lý rừng và nguồn phát lửa cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Tổng hợp dữ liệu của Liên minh châu Âu (EU) cho thấy, hơn 9 trên 10 vụ cháy ở châu lục này xảy ra do những hoạt động đố.t ph.á, các khay nướng dùng một lần, dây điện hoặc mảnh thuỷ tinh bị vứt bừa bãi.

Tây Ban Nha và các quốc gia khác đang phải đối mặt với vấn đề suy giảm dân số trầm trọng tại các vùng nông thôn khi người dân đều chuyển lên thành phố, để lại một lực lượng vô cùng nhỏ ở lại dọn dẹp những thảm thực vật và nhiên liệu có nguy cơ gây nên cháy rừng.

Một vài giải pháp để giảm các đám cháy đã được đề ra như những đám cháy nhân tạo có thể kiểm soát được nhằm mô phỏng lại các đám cháy cường độ thấp trong vòng tuần hoàn hệ sinh thái, hay tạo nên những khoảng trống trong rừng nhằm ngăn chặn đám cháy lan nhanh. Nhưng các nhà khoa học đều đồng tình rằng, nếu không cắt giảm khí thải nhà kính, các vấn đề biến đổi khí hậu, cháy rừng, lũ lụt và hạn hán sẽ chỉ càng trở nên tồi tệ hơn.

Một hoặc hai thập kỷ nữa, khi con người nhìn lại hiện tại, họ sẽ thấy những mùa cháy rừng trong thời điểm này vẫn còn khá "nhẹ nhàng", giáo sư kỹ thuật lâm nghiệp Victor Resco de Dios tại Đại học Lleida (Tây Ban Nha) chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão "thần tốc nhất lịch sử" đã đổ bộ, diễn biến trùng khớp với dự đoán bà Vanga?
21:55:03 27/09/2024
Tử tù chờ thi hành án lâu nhất thế giới được tuyên trắng án
06:27:20 27/09/2024
Xung đột ở Ukraine: Bà Harris chính thức lên tiếng về công thức đổi lãnh thổ lấy hoà bình
09:13:59 27/09/2024
Ông Trump đồng ý gặp ông Zelensky
13:30:14 27/09/2024
Bão mạnh Helene đổ bộ Mỹ, nguy cơ gây thiệt hại lớn
14:26:57 27/09/2024
Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường
10:54:59 28/09/2024
Mỹ: Ít nhất 44 người t.ử von.g do bão Helene
15:08:01 28/09/2024
Tổng thống Mỹ Biden lên tiếng về kế hoạch chiến thắng của Ukraine
16:30:30 27/09/2024

Tin đang nóng

Ca sĩ Tô Thanh Phương "Đất Phương Nam": Nằm 1 chỗ, vợ xin cơm từ thiện
15:49:21 28/09/2024
Hoa hậu Vbiz đeo vàng trĩu cổ, hôn tình tứ chồng đại gia hơn 16 tuổ.i trong lễ ăn hỏi
16:23:32 28/09/2024
Hoa hậu Khánh Vân tươi hết cỡ chụp ảnh cưới, hé lộ ý nghĩa đặc biệt của hoa cưới
15:02:23 28/09/2024
Sau mỗi lần gần gũi được chồng cho 10 triệu, vợ sung sướng hưởng thụ rồi ngỡ ngàng khi biết sự thật đằng sau
17:23:01 28/09/2024
Cô bé 13 tuổ.i thừa kế gần 30 tỷ, bố mẹ ruột bất ngờ tìm đến hé lộ sự thật gây xôn xao
18:54:37 28/09/2024
Em trai của bà Trương Mỹ Lan "năn nỉ" toà xin lại 10 tỷ để trị bệnh
18:38:35 28/09/2024
Trần Kiều Ân khóc nức nở, phát biểu trước chồng kém 9 tuổ.i ở đám cưới 73 tỷ
15:37:39 28/09/2024
Hồ Việt Trung bỏ đam mê đá bóng, nhậu cũng phải rén, Saka Trương Tuyền cấm tiệt
17:44:42 28/09/2024

Tin mới nhất

Trung Quốc lần đầu tiên phóng vệ tinh thử nghiệm có thể tái sử dụng và thu hồi

19:55:05 28/09/2024
Vệ tinh Thực Tiễn-19 đã đạt được nhiều đột phá về công nghệ và được kỳ vọng sẽ nâng cao đáng kể trình độ kỹ thuật, cũng như hiệu quả ứng dụng của các vệ tinh có thể thu hồi của Trung Quốc.

Mỹ trao trả Iran hơn 1.000 phiến đất sét cổ

19:49:29 28/09/2024
Ông Ali Darabi - Thứ trưởng Bộ Di sản Văn hóa Iran - nhấn mạnh những phiến đất sét này là tài liệu ghi chép về nghi lễ và lối sống của tổ tiên người Iran.

CH Séc bầu cử thượng viện vòng hai

19:47:32 28/09/2024
Truyền thông Séc nhận định phong trào ANO đối lập của cựu Thủ tướng Andrej Babis có khả năng giành chiến thắng và lần đầu tiên trong lịch sử có một vị trí lãnh đạo tại cơ quan lập pháp này.

Mở rộng cơ hội đầu tư, hợp tác của doanh nghiệp Việt Nam tại Cộng hòa Tatarstan (LB Nga)

19:34:11 28/09/2024
Về phần mình, Đại sứ quán Việt Nam luôn sẵn sàng là cầu nối để góp phần tăng cường, phát triển hơn nữa hợp tác giữa các địa phương hai nước nói chung và giữa Tatarstan với các địa phương của Việt Nam nói riêng.

Lễ hội Cá voi 2024 - Điểm nhấn du lịch của thành phố cảng Ulsan, Hàn Quốc

19:28:25 28/09/2024
Cuộc diễu hành ban đêm càng thêm đặc sắc khi lần đầu tiên có hiệu ứng chiếu sáng lên đoàn người tham gia làm tăng độ phấn khích của sự kiện.

Mỹ phác thảo kế hoạch rút quân khỏi Iraq

18:30:30 28/09/2024
Mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Iraq sau đó sẽ chuyển từ liên minh sang mối quan hệ an ninh song phương mở rộng. Giai đoạn này sẽ diễn ra trong 12 tháng tới, kết thúc muộn nhất là vào tháng 9/2025.

Đại sứ quán Afghanistan tại Anh chính thức đóng cửa

18:30:19 28/09/2024
Theo thông báo trên trang web chính thức, bộ phận lãnh sự của đại sứ quán Afghanistan ở London đã đóng cửa vào ngày 20/9. Về phần mình, chính phủ Anh phủ nhận có liên quan đến quyết định này.

Israel không kích thị trấn Đông Nam Liban; hàng chục nghìn người ở Liban vượt biên vào Syria

18:28:19 28/09/2024
Theo Bộ Y tế Liban, các cuộc không kích của Israel vào các thị trấn và làng mạc ở miền Nam Liban trong 24 giờ qua đã làm 49 người thiệ.t mạn.g và 80 người khác bị thương.

Các nghiệp đoàn quốc tế yêu cầu Israel hoàn trả tiề.n lương cho lao động Palestine

18:25:14 28/09/2024
Trong số các nghiệp đoàn trên có Tổng công đoàn quốc tế (ITUC); Nghiệp đoàn Lương thực, Nông nghiệp, Khách sạn, Nhà hàng, Ăn uống, Thuố.c l.á Quốc tế và Nghiệp đoàn Công nhân khai thác gỗ và xây dựng (BWI).

Mỹ không loại trừ khả năng Ukraine phải nhượng lãnh thổ đổi lấy hòa bình với Nga

18:23:41 28/09/2024
Điện Kremlin cho biết những điều khoản này sẽ không được đưa ra thảo luận nữa, sau khi Ukraine tiến hành cuộc tấ.n côn.g vào khu vực Kursk của Nga vào đầu tháng 8 vừa qua.

ISW: Bất cập khi lực lượng tinh nhuệ nhất của an ninh Nga chiến đấu tại Kursk

18:22:13 28/09/2024
Theo nguồn tin trên, một quân nhân Spetsnaz của FSB đã được xác định là đã tử trận khi chiến đấu trong khu vực vào tháng 8/2024, xác nhận sự hiện diện của lực lượng đặc nhiệm FSB trong khu vực.

FAO tái khẳng định cam kết hỗ trợ châu Phi sau năm 2025

18:20:35 28/09/2024
Hơn nữa, lộ trình toàn cầu của FAO, hướng tới đạt được Mục tiêu phát triển bền vững 2 (SDG2) của LHQ mà không vi phạm ngưỡng 1,5C, sẽ đảm bảo rằng các hành động của châu Phi phù hợp và hưởng lợi từ chương trình nghị sự toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

Tạm giữ người phụ nữ lẻn vào bệnh viện bắ.t có.c tr.ẻ e.m

Pháp luật

20:37:54 28/09/2024
Ngày 28/9, Công an huyện Châu Thành (tỉnh Trà Vinh) đã tạm giữ hình sự Thạch Thị Sóc Sô Khone (SN 1986, ngụ ấp Lạc Thạnh B, xã Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang) để làm rõ về hành vi chiếm giữ trái phép người dưới 16 tuổ.i.

Xác định danh tính 3 cô gái dùng mũ bảo hiểm đán.h đậ.p dã man n.ữ sin.h ở TP.HCM

Netizen

20:33:31 28/09/2024
Chiều ngày 28/9, cơ quan chức năng đã ban đầu xác minh danh tính, n.ữ sin.h, thời điểm xảy ra vụ việc n.ữ sin.h bị đán.h hội đồng ở huyện Củ Chi, (TP.HCM).

Ác thần Knull chính thức xuất hiện trong trailer 'Venom: The last dance'

Phim âu mỹ

20:31:24 28/09/2024
Venom là một trong những loạt phim siêu anh hùng thành công nhất của nhà Sony với lượng fan đông đảo trên toàn thế giới.

Nếu không làm người nổi tiếng, Jennie sẽ làm gì?

Sao châu á

20:05:17 28/09/2024
Jennie đã tiết lộ công việc mong muốn của mình trong trường hợp không trở thành Idol K-Pop trên My Name is Gabriel.

Lộ thời điểm nghi Hoa hậu Lê Hoàng Phương và "bà trùm Hoa hậu" trục trặc?

Sao việt

19:52:58 28/09/2024
Mới đây, cư dân mạng chia sẻ mạnh trở lại khoảnh khắc bà trùm Hoa hậu Phạm Kim Dung thể hiện thái độ với Lê Hoàng Phương.

Jennie hạ nhiệt, tạo hình album mới bị netizen Việt so không gây sốt bằng tlinh

Nhạc quốc tế

19:48:49 28/09/2024
Với vị thế là it girl số 1 Hàn Quốc , mặc gì cũng tạo bão thời trang, Jennie đang khá hụt hơi trong những bước quảng bá album đầu tiên. Ở Jennie, công chúng đặt kì vọng cao hơn.

Thủ tướng kể về quyết định sống còn để giữ đậ.p Thác Bà, đê Hoàng Long

Tin nổi bật

18:27:49 28/09/2024
Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đán.h giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9.

Sau loạt phốt phát ngôn tục tĩu, một bộ phận fan của rapper mang tiếng "phông bạt" đồng loạt "quay xe"

Nhạc việt

18:11:40 28/09/2024
Tuy đã chào sân làng giải trí tại cuộc thi King Of Rap, Negav chỉ thực sự chạm tới đỉnh cao sự nghiệp sau khi góp mặt trong chương trình thực tế về anh trai.

Ai Cập thành lập liên minh toàn cầu thúc đẩy giải pháp hai nhà nước

18:10:25 28/09/2024
Liên minh gồm một số quốc gia Arập, Hồi giáo và các đối tác châu Âu. Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell. cho biết các cuộc họp đầu tiên của liên minh này sẽ diễn ra tại Riyadh và Bruss...

Vị bác sĩ bật khóc, ôm mẹ lần cuối khi hiến giác mạc của bà cho y học

Sức khỏe

17:50:30 28/09/2024
Sáng sớm ngày 25/9, Ngân hàng Mô - Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 nhận được điện thoại thông báo, người con trai muốn hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người bệnh mù lòa.

Vợ lấy điện thoại của chồng nhắn cho chị giúp việc định trêu chọc, nào ngờ nhận ngay sự thật sững sờ ngay trước mắt

Góc tâm tình

17:46:04 28/09/2024
Tôi điếng người, lờ mờ đoán ra câu chuyện mờ ám của chồng và người giúp việc. Nhưng tôi quyết phải vạc.h trầ.n đôi gian phu dâm phụ này.