Tận thế: Con người tự rước họa diệt vong
Để thỏa mãn những nhu cầu ích kỷ, con người sẵn sàng tàn sát lẫn nhau và phá hủy thế giới. Một số nhà khoa học cho rằng, chính loài người đang tự dồn mình dần tới bờ vực đại tuyệt chủng.
Suy cho cùng, những lời tiên đoán trước đây về ngày tận thế trong lịch sử đều không trở thành hiện thực. Con người vẫn tồn tại, Trái đất vẫn hoạt động qua hàng tỷ năm. Điều đó cho thấy, sự “nổi giận” của thiên nhiên không phải là do Thần linh trừng phạt như niềm tin trong các truyền thuyết.
Vậy đâu mới là nguyên nhân thực sự?
Chắc hẳn những ai là “tín đồ” của phim hành động đều đã từng xem bộ phim “Tôi là người máy”, trong đó nhân vật người máy Sony đã nói một câu rất đáng phải suy ngẫm: “Con người sinh ra để tự hủy diệt”.
Cùng quan điểm này, trước những nỗi sợ hãi về ngày tận thế 21/12 tới đây của người dân toàn thế giới, ông Mitzi Adams, một nhà khoa học thuộc NASA khẳng định: “Mối đe dọa lớn nhất đối với Trái đất năm 2012 hay trong tương lai, chỉ có thể là từ chính loài người”.
Nếu nhìn lại những điều đã và đang diễn ra trên Trái đất, sẽ chẳng có gì khó khăn để có thể thấy rằng nhận định trên hoàn toàn có cơ sở, sức tàn phá của con người khủng khiếp hơn bất kỳ yếu tố nào.
1. Sự khốc hại của vũ khí hạt nhân
Vũ khí hạt nhân là một trong những loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt đáng sợ nhất do loài người nghiên cứu chế tạo ra. Vụ nổ bom nguyên tử tại thành phố Hiroshima, Nagasaki của Nhật Bản và sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, Ukraine là 2 minh chứng tàn khốc nhất về hậu quả mà chúng để lại cho chính con người.
Quang cảnh vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ngày 26/4/1986. (Ảnh: Memorywiki)
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng người dân Nhật vẫn chưa hết nỗi kinh hoàng về ngày định mệnh 6/8/1945. Ước tính có khoảng 140.000 người dân Hiroshima và 74.000 người dân Nagasaki thiệt mạng, chưa kể những nạn nhân tử vong sau này do các bệnh về phóng xạ. Theo thống kê, chỉ riêng con số người chết do phóng xạ tại cả hai thành phố từ năm 1950 đến năm 1990 đã là hàng trăm nghìn người.
41 năm sau, vào ngày 26/4/1986, thế giới lại thêm lần nữa rúng động trước sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, Ukraine. Đây được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử ngành năng lượng hạt nhân.
Một bản báo cáo năm 2005 cho biết tuy chỉ thống kê được 56 người chết ngay tại thời điểm sự cố xảy ra nhưng hơn 336.000 người đã phải sơ tán do ô nhiễm trầm trọng, ước tính khoảng 9.000 trong số gần 6,6 triệu người sẽ chết vì bệnh ung thư do phóng xạ.
Theo Hội đồng Thông tin An ninh Anh-Mỹ (BASIC), thế giới đang bước vào giai đoạn chạy đua vũ trang hạt nhân quyết liệt. Tuy đã có rất nhiều cảnh báo vê nguy cơ và môi hiêm họa của vũ khí hạt nhân nhưng hơn nửa thê kỉ qua, nó vân là môi đe dọa nghiêm trọng đên nên hòa bình và an ninh của nhân loại. Cứ đà này, ai mà biết được sẽ có bao nhiêu Hiroshima, Nagasaki hay Chernobyl khác nữa.
2. Rừng – “lá phổi xanh” bị tàn phá
Video đang HOT
Lâu nay, nạn phá rừng và hậu quả của nó luôn được liệt vào hàng những câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức. Những trận Đại hồng thủy quét sạch địa cầu như niềm tin trong truyền thuyết hoàn toàn có thể trở thành sự thật nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn. Chỉ có điều người tạo ra nó chẳng phải vị thần đầy quyền năng nào mà chính là loài người.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn CO2 vào môi trường, chiếm đến 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái đất nóng lên.
Với đà phá rừng như hiện tại, các nhà khoa học ước tính tới năm 2050, có tới 2 tỷ người (khoảng 20% dân số thế giới) sẽ bị thiếu nước. Ngoài ra nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu trở nên khan hiếm. Nguy hiểm hơn, khoảng 100 năm nữa, toàn bộ rừng trên Trái đất sẽ biến mất.
Không còn rừng cũng đồng nghĩa với việc mất đi hàng rào che chắn và bảo vệ, là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi sinh, trái đất ấm dần lên, đói kém, mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh.
Những thảm họa thiên tai xảy ra ngày càng có sự gia tăng cả về tần suất và sự nguy hại như hiện nay là minh chứng rõ ràng nhất.
3. Bùng nổ dân số
Bùng nổ dân số chính là “cội nguồn của mọi vấn đề” và liên quan mật thiết với đói nghèo, hủy hoại môi trường, nhưng lại bị bỏ qua một cách có tính toán, ông Alex Ezeh, phụ trách nghiên cứu dân số châu Phi, cho biết.
Trong một bản tóm tắt về nhân loại, nhà vật lý Stephen Hawking tuyên bố: “Ít nhất trong 200 năm nữa, dân số sẽ tăng theo cấp số mũ… Cứ 40 năm, dân số thế giới lại tăng gấp đôi”. Thật vậy, chỉ trong vòng 40 năm, dân số thế giới đã tăng từ 3 tỷ lên gần 7 tỷ người. Mỗi năm lại có thêm 75 triệu người – tương đương dân số của nước Đức – được sinh ra. Ước tính đến năm 2050, dân số thế giới có thể lên tới hơn 9 tỷ người.
Hình ảnh thường thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới. (Ảnh: Đất Việt)
Cung cấp dịch vụ nhà ở, nước, điện, hệ thống nước thải, bệnh viện và giáo dục cho số người tăng thêm này là thách thức vô cùng to lớn. Dân số tăng đồng nghĩa với nhu cầu về thực phẩm tăng, lượng rác thải cũng theo đó tăng lên, tài nguyên thì dần kiệt quệ…
Đó là chưa kể tới việc chúng ta không thể biết chích xác Trái Đất có thể chịu đựng được sức ép dân số cao nhất là bao nhiêu. Có người cho rằng mức cao nhất là khoảng 20 tỷ đến 30 tỷ. Những cũng có người cho rằng dân số hiện nay đã mấp mé bên bờ quá tải. Dù có thế nào đi chăng nữa thì với tốc độ như vậy, nếu không có sự kìm hãm đà phát triển dân số thì thêm nhiều vấn đề phức tạp hơn nữa sẽ phát sinh.
4. Tài nguyên bị khai thác quá mức
Mới đây, Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) đã một lần nữa lên tiếng cảnh báo về sự cạn kiệt tài nguyên của Trái Đất do chính con người gây nên. Theo đó, với thực trạng sử dụng nguồn tài nguyên như hiện nay, nhân loại phải cần thêm 1 Trái đất nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người. Thậm chí, nếu thế giới không nhanh chóng thay đổi cách thức sử dụng tài nguyên thì vào năm 2030, ngay cả 2 Trái Đất như hiện nay cũng không đủ.
Theo WWF, nhân loại hiện đang sử dụng vượt quá 50% nguồn tài nguyên thiên nhiên mà Trái Đất có thể cung cấp. Chẳng hạn, từ năm 2008, nhân loại đã cần tới 18,2 tỷ héc ta đất nhưng Trái Đất chỉ có 12 tỷ héc ta đất có thể canh tác.
Ngoài ra, chỉ từ năm 1970 đến 2008, đã có 28% đa dạng sinh học của Trái Đất đã biến mất. Số lượng và mật độ của 2.688 loài động vật ở các khu vực khác nhau trên thế giới, đa dạng sinh học ở các khu vực nhiệt đới đã giảm tới 61% và ở các khu vực ôn đới giảm 31%.
Cũng theo WWF, nhu cầu về hải sản của con người đã cao gấp 2,5 lần so với khả năng cung ứng của biển. Các chuyên gia dự đoán rằng, nếu không có biện pháp can thiệp, nhiều loài hải sản quen thuộc sẽ biến mất khỏi đại dương trong 40 năm tới.
Mỗi tác động của con người, dù lớn hay nhỏ đều tạo nên một chuỗi các hiệu ứng không thể đoán trước.
65 triệu năm trước, lịch sử Trái đất ghi nhận vụ tuyệt chủng hàng loạt dẫn đến sự biến mất của một nửa số sinh vật khi một tảng thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái Đất. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, nếu cứ theo đà như trên, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy chúng ta đang dần bước vào lần đại tuyệt chủng tiếp theo và con người là thủ phạm chính gây nên sự tuyệt chủng lần này.
Theo 24h
Ngày tận thế: Mặt trời hủy diệt trái đất
Mặt trời ngày càng nóng lên, đến một lúc nào đó nó sẽ hủy diệt trái đất.
Theo GS.TS Nguyễn Mộng Giao, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Vật lý TP.HCM, trái đất không tồn tại vĩnh hằng, nhưngngày tận thếsẽ không xảy ra phải vào 21/12/2012 - thời điểm lịch của người Maya kết thúc.
Không có ngày tận thế 2012
Ông Nguyễn Mộng Giao cho rằng lịch của người Maya tính đến 21/12/2012 cũng là điều bình thường. Có thể với hiểu biết của thời ấy, họ mới tính được đến đó. Nhưng cũng hoàn toàn có khả năng sau chu kỳ này họ đã có tính một chu kỳ khác, song khảo cổ chưa tìm thấy được.
TS Giao nói: "Nên nhớ, hiện nay hiểu về người Maya chủ yếu qua khảo cổ. Việc chưa phát hiện ra lịch sau ngày 21/12/2012 không đồng nghĩa với việc người Maya không có lịch sau ngày này". Ông cũng nhấn mạnh: "Tôi khẳng định không có chuyện tận thế khi lịch người Maya chấm dứt". Ông cho rằng, không thể căn cứ vào ngày cuối cùng trên tờ lịch của một nền văn minh cổ để xác định đó là ngày tận thế.
TS Giao phân tích thêm, trong trường hợp người Maya cho rằng ngày cuối cùng trong chu kỳ lịch của mình là tận thế, thì cần phải xem lại cách tính của họ có đúng hay không. Việc dự đoán phụ thuộc vào hiểu biết, trình độ và cả phương tiện.
GS.TS Nguyễn Mộng Giao: "Không có chuyện tận thế vào ngày 21/12/2012"
Khoa học người Maya không thể bằng ngày nay
Theo TS Giao, không chỉ có ông, mà các nhà khoa học uy tín, những tổ chức khoa học hàng đầu của thế giới đã dùng nhiều phương pháp, phương tiện hiện đại để quan sát, đo đạc và đi đến kết luận không có chuyện tận thế vào ngày cuối cùng của lịch người Maya.
Với trình độ khoa học phát triển, máy móc hiện đại như ngày nay, các nhà khoa học vẫn tính sai chuyện sẽ có thiên thể va vào trái đất vào ngày xác định nào đó, do chưa kiểm soát được hết các thông số liên quan.
Trong quá khứ, người Maya có nền văn minh phát triển, nhưng so với hiện nay vẫn kém hơn rất nhiều. Ngay cả so với nhiều nền văn minh phương Tây, phương Đông ở cùng thời điểm họ cũng không bằng.
"Tận thế vào ngày 21/12/2012 không hề có căn cứ, cơ sở khoa học nào cả. Đến lúc này chưa có nhà khoa học trách nhiệm nào đưa ra kết luận như tin đồn", TS Đỗ Thị Hạnh, Trưởng bộ môn Lịch sử thế giới, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM nói.
Theo TS Hạnh, nền văn minh cổ của người Maya dù có những bước phát triển về thiên văn, xây dựng thì các lĩnh vực này so với ngày nay vẫn kém nhau một trời một vực.
Đối với các nhà lịch sử, tìm thấy những dấu vết văn minh cổ là điều rất lý thú. Chẳng hạn, chất kết dính trong các tháp Chăm là một dấu vết như vậy và việc tìm hiểu đến nay vẫn chưa có kết quả. Kỹ thuật xây dựng của người Chăm rất cao, nhưng không có nghĩa là văn minh cổ hơn ngày nay.
Các bạn trẻ Việt Nam khám phá vũ trụ bằng kính thiên văn chứ không nghe theo tin đồn
Trái đất còn "thọ" hàng chục tỷ năm
Vậy trái đất của chúng ta có tồn tại vĩnh hằng không? TS Giao khẳng định, "Không"! Hệ mặt trời cũng không vĩnh hằng.
Theo TS Giao, trái đất đang quay quanh mặt trời và chúng ta đang ở trong quỹ đạo vàng, nhờ trái đất đang hấp thụ năng lượng mặt trời vừa đủ cho sự sống. Tuy nhiên, nguồn năng lượng mặt trời ngày càng nóng lên và đến một lúc nào đó quỹ đạo vàng không còn nữa do nóng quá. Đến lúc đó trái đất sẽ bị mặt trời tiêu diệt, nuốt chửng và đến ngày nào đó mặt trời cũng bị hủy diệt.
Nhưng phải hàng chục tỷ năm nữa mới đến ngày đó. Ở thế hệ này chưa phải lo lắng gì cả. Và chắc đến lúc đó loài người cũng đã văn minh, nghĩ ra được những giải pháp để mà tồn tại, thích nghi, hoặc chống lại các hiện tượng thiên nhiên này.
Trước vũ trụ, các nhà khoa học quan sát để thiên thạch, hành tinh khác không va vào trái đất. Hiện nay các nhà khoa học, trạm quan trắc không gian đang dự đoán, săn tìm những thiên thạch đó. Và đến nay nhân loại cũng trưởng thành, phương tiện, cách thức để chống lại các hiểm họa đó.
"Tin đồn ở xã hội, thời đại nào cũng có, người tỉnh táo, thông minh phải chắt lọc thông tin để sống bình an. Không thể dựa vào tin đồn tận thế để sống vội, hưởng thụ thái quá, sống thiếu trách nhiệm với bản thân, xã hội", TS Hạnh đưa ra lời khuyên.
Theo 24h
Cư dân mạng lập hội chờ... 'ngày tận thế' Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến... 'Ngày tận thế' theo truyền thuyết nên cư dân mạng gần đây tích cực tham gia các hội nhóm bình luận nhiệt tình về chủ đề này. Hàng loạt các fanpage chủ đề "Ngày tận thế" được lập ra. Càng gần đến ngày 21/12, cư dân mạng "nửa tin nửa ngờ" về " ngày tận...