Tận thấy trăn vàng to như “cột đình” giữa Sài Gòn
Những con trăn “khủng” to như “cột đình” khiến nhiều người xem có cảm giác sợ hãi xen lẫn thích thú.
Trăn vàng trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1, TP.HCM) có một khu nuôi bò sát được du khách tìm đến tham quan, chụp ảnh dịp cuối tuần. Nhiều người khi đến Thảo Cầm Viên không thể bỏ qua “vương quốc trăn” ngay lối cổng vào ở đường Nguyễn Thị Minh Khai. Tại đây, có nhiều loại trăn như: trăn đất, trăn vàng, trăn gấm… và đang được nuôi dưỡng, bảo tồn. Những con trăn vàng thuộc loại trăn đất có kích thước rất lớn, thu hút nhiều người xem.
Dù nằm bên trong chuồng kín nhưng khi thấy con trăn vàng “khủng”, nhiều du khách đến tham quan tại đây không khỏi giật mình. Một số khác tỏ vẻ thích thú đứng chụp ảnh.
“Con trăn gì mà nhìn to như “cột đình” vậy. Từ hồi giờ tôi mới tận thấy con trăn lớn như thế này. Hồi ở quê cũng có thấy một số người bắt trăn nhưng chỉ to như cổ tay chứ đâu mà to dữ như thế”, chị Nguyễn Thị Giang (quê Quảng Bình nói).
Nhiều người đến Thảo Cầm Viên tham quan không thể bỏ qua khu bò sát có nhiều loài trăn “khủng”.
Anh Nguyễn Văn Toàn ngụ Đồng Nai cùng bạn gái đến đây tham quan cho biết: “Ở nhà tôi cũng nuôi 2 con trăn vàng nhưng kích thước không to như những con trăn tại đây. Loài trăn này không có độc và rất dễ gần. Nhìn những con trăn “khủng” này tôi thích lắm”.
Theo ước tính, những con trăn vàng đang được nuôi tại đây dài hơn 3m và nặng hàng chục kg. Ngoài trăn vàng, trong khu vực nuôi bò sát còn có những loại khác như kỳ đà nước, kỳ nhông, rùa đồng, rùa núi vàng… cũng thu hút nhiều người tìm đến tham quan.
Phòng Xí nghiệp Động vật Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho biết, trăn vàng là loại trăn đất. Từ khi sinh ra đã có màu vàng do đột biến. Nhiều người thấy lạ vì trăn có màu vàng nên nghĩ là quý. Tuy nhiên, nó là trăn đất, không quý hiếm”.
Video đang HOT
Con trăn vàng có trọng lường hàng chục kg và dài hơn 3m
Nhiều người đến tham quan nhận xét con trăn vàng to “như cột đình”
Mỗi khi con trăn dựng đầu lên, nhiều người thích thú đứng theo dõi và chụp ảnh nhưng cũng không ít người hoảng sợ bỏ chạy
Tuổi thọ của loài trăn có thể lên tới trên 20 năm. Thức ăn của chúng là các loài động vật như thú, chim, các loài bò sát và có thể nuốt các loài động vật có kích cỡ lớn hơn cả đường kính cơ thể của nó do có cấu tạo xương hàm không dính liền nhau.
Loài trăn đất có thể đẻ tới 100 trứng/lần, còn trăn gấm đẻ từ 15-80 trứng và trăn cái có tập tính ấp trứng, trứng nở sau khoảng 3 tháng.
Trên thế giới, trăn này hiện diện nhiều ở vùng rừng núi của Châu Á trong đó có Việt Nam.
Một con trăn khổng lồ được làm nhân tạo trong khu vực khu bò sát.
Ngoài ra, trong khu bò sát còn có kỳ nhông xanh, kỳ đà đà nước…
Và rùa đồng, rùa núi vàng thu hút nhiều người đến tham quan, chụp ảnh
Theo Đông Thịnh (Dân Việt)
Bãi xe ngầm hơn 3.000 chiếc ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Với diện tích một hecta tại góc đường Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Bình Khiêm, bãi xe ngầm Thảo Cầm Viên có thể chứa 3.000 xe máy, 100 ôtô.
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1) vừa được phê duyệt, chính quyền TP HCM chấp thuận chủ trương xây bãi xe ngầm tại trục đường Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bãi xe ngầm rộng một hecta có thể chứa khoảng 3.000 xe máy và 100 ôtô. Phần hầm ngầm phía dưới các khu chuồng thú có giải pháp thi công đồng bộ, chống tiếng ồn để tránh làm ảnh hưởng đến các loại thú phía trên.
Thảo cầm viên được người dân lựa chọn đến vui chơi vào các dịp lễ. Ảnh: Duy Trần
Cũng theo đồ án, với diện tích dự kiến quy hoạch gần 17 hecta, toàn bộ cây lớn hiện hữu trong Thảo cầm viên được giữ lại. Đồng thời, sẽ trồng mới thêm hệ thống cây bụi (tre, trúc) dọc theo các trục đường hoặc vị trí tiếp giáp giữa khu chuồng thú với nơi phát sinh tiếng ồn (bãi xe, khu vui chơi thiếu nhi, sân khấu, nhà hàng, khu dã ngoại...).
Khu chuồng trại nuôi thú có quy mô hơn 1,5 hecta được phân loại theo môi trường sống và lớp động vật bao gồm các khu: gấu, thú họ mèo (cọp trắng, cọp Đông dương); voi (voi, bò, trâu); thú châu Phi (hươu cao cổ, đà điểu, ngựa vằn, dê rừng, tê giác, hà mã, chim cánh cụt châu Phi...); thú ban đêm; thú móng guốc...
Trong Thảo Cầm Viên cũng sẽ có "Khu vườn thú thiếu nhi" bao gồm một chuỗi các loài thú thân thiện tạo sự gần gũi và dễ tiếp xúc như: heo, gà, dê, ngựa, trâu nước... Ngoài ra còn có nhà kiếng, vườn thực vật, trang trại Việt Nam, đồng lúa... kết hợp với nhà bảo tàng động thực vật được cải tạo từ khu nhà hành chính hiện trạng.
Khu hội nghị giáo dục sẽ được cải tạo từ khu vực trưng bày cũ nhằm phục vụ cho các hoạt động giáo dục, hội nghị liên quan đến hệ thống động thực vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Hữu Công
Theo VNE
Sư thầy từ miền Tây lên Sài Gòn xin nhận lại chim khổng tước Một vị sư thầy vượt hàng trăm km lên Sài Gòn mong nhận lại chim khổng tước, sau khi nghe tin Thảo Cầm Viên giữ và chăm sóc chim quý bị trộm 2 hôm trước. Chiều 27/10, sư thầy với vẻ mặt đầy lo lắng vì mất chim quý 2 hôm nay đã tức tốc đón xe từ Vĩnh Long lên TP.HCM mong...