Tận thấy phong lá đỏ lãng mạn ở Đà Lạt
Không cần phải sang tận Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản hay châu Âu để ngắm cây lá đỏ bởi các “phượt thủ” đã phát hiện những quần thể phong lá đỏ thơ mộng giữa rừng Đà Lạt (Lâm Đồng).
Đang là mùa lạnh ở Đà lạt nên những tán lá phong chuyển dần từ xanh sang vàng rồi đổi sắc đỏ rực rỡ trong nắng tạo nên những bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ, hiếm thấy.
Loài cây này có nguồn gốc từ châu Á, sau đó được di thực sang một số vùng có khí hậu ôn đới ở các châu lục khác. Ở Việt Nam, cây phong lá đỏ chỉ xuất hiện ở một vài khu vực thuộc các tỉnh thành như Huế, Đà Lạt, Lào Cai, Yên Bái, Hải Dương, Vĩnh Phúc… Lá phong khá mảnh, hình dáng đẹp với mũi sắc nhọn rất đặc biệt.
Với những người không có điều kiện đi xa thì Khu du lịch Lá phong ở phường 3, TP Đà Lạt là điểm đến thích hợp bởi chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 3km. Đây là khu “Rừng Lá phong tự trồng lớn nhất Việt Nam” do Hội Kỷ lục Việt Nam công nhận khoảng giữa năm 2017.
Khu rừng này có trên 2.000 cây lá phong được trồng thành nhiều đợt trong vòng 10 năm qua. Những cây lá phong được trồng dưới những tán thông xanh mướt, bên cạnh rừng mai anh đào đang nở hoa hồng rực. Tại đây còn có ngôi nhà 132 mái lạ mắt gắn biểu tượng là những chiếc lá phong. Trong ảnh: Ngôi nhà 132 mái với biểu tượng là những lá phong.
Video đang HOT
Các bạn trẻ thì thích thú khám phá quần thể phong khoảng 20 cây trong Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm. Từ cuối hồ, khách lãng du sẽ mất khoảng 1 giờ đồng hồ chèo thuyền kayak để vào quần thể cây phong đang thay “áo”. Cây cao từ 5-15m, sắc đỏ và vàng của những cây phong nổi bật giữa rừng già xanh thẫm. Trong ảnh: Leo núi khám phá rừng phong.
Những chiếc lá lìa cành rơi theo làn gió nhẹ thật lãng mạn. khi rơi rụng, lá phong vẫn giữ được màu đỏ tươi, nổi bật giữa màu xanh của cây lá rừng nguyên sinh. Một quần thể cây phong khác đã được các “phượt thủ” phát hiện tại Vườn quốc gia Bidoup – Búi Bà, cách thành phố Đà Lạt khoảng 50km. Phong ở đây “già” hơn bên hồ Tuyền Lâm, một số cây cao tới 20m, trên cây có nhiều loài hoa và địa y sống cộng sinh rất độc đáo. Trong ảnh: Nhành phong lá đỏ duyên dáng: ..
Theo Kim Anh (Tiền phong)
Ngắm rừng săng lẻ nguyên sinh đẹp như tranh giữa đại ngàn xứ Nghệ
Ngược Quốc lộ 7 (QL7) đi lên miền Tây xứ Nghệ, qua khu vực rừng săng lẻ tại xã Tam Đình, huyện Tương Dương (Nghệ An), ai cũng muốn dừng chân để được tận mắt chứng kiến hàng trăm ngàn cây săng lẻ cao thẳng tắp cao 30-40m.
Nguyên bí thư huyện dựng lán giữ rừng
Rừng săng lẻ nguyên sinh ở xã Tam Đình, huyện Tương Dương (Nghệ An) rộng hơn 70 ha, nằm trên QL7 nối tỉnh Nghệ An với nước bạn Lào. Đây là khu rừng nguyên sinh với hàng nghìn cây săng lẻ lớn cao 30-40m có tuổi đời hàng trăm năm. Hiện nay, ở tỉnh Nghệ An, nhiều nơi rừng bị xâm hại. Thật may, ngay trên QL7, nơi người dân thường xuyên qua lại và là nơi định cư của nhiều hộ dân, một cách rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ tuổi đời hàng trăm năm vẫn tồn tại và phát triển.
Khu rừng săng lẻ nguyên sinh ở xã Tam Đình, huyện Tương Dương (Nghệ An), mỗi khi du khách đi qua đây đều dừng chân để tận hưởng không khí trong lành.
Lên bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện thú vị về rừng săng lẻ, trong đó có câu chuyện về cụ Vi Chính Nghĩa, nguyên Bí thư Huyện ủy Tương Dương (Nghệ An), Phó Ban Dân tộc của tỉnh Nghệ An, người dành mấy chục năm về hưu nghỉ dưỡng để chăm sóc bảo vệ cánh rừng nguyên sinh này. Người dân bản nơi đây vẫn thường gọi ông với cái tên thân thương là "thần hộ vệ rừng săng lẻ" nguyên sinh này.
Theo người dân địa phương, khu rừng săng lẻ nguyên sinh ở bản Quang Thịnh có từ rất lâu, khi người dân chuyển đến đây sinh sống đã có khu rừng này. Đến năm 1964, Lâm trường Tương Dương xin Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An cho khai thác rừng săng lẻ. Cụ Vi Chính Nghĩa lúc đó là Bí thư Huyện ủy Tương Dương, thấy khu rừng săng lẻ đẹp, có giá trị nên xin giữ lại 100ha rừng ở xã Tam Đình. Năm 1992, sau khi về hưu, để khu rừng tránh bị người dân, lâm tặc chặt phá, cụ Nghĩa đã xin một mảnh đất, dựng cái lán nhỏ trong rừng săng lẻ để hàng ngày tiện việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Từ đó, hàng ngày người dân bản nơi đây thương xuyên bắt gặp hình ảnh một ông lão khỏe mạnh hàng ngày đi bộ kiểm tra, bảo vệ khu rừng.
Rừng săng lẻ nguyên sinh có một không hai ở miền Tây xứ Nghệ.
Thấy cụ Nghĩa là cán bộ tình nguyện đứng ra chăm sóc bảo vệ cánh rừng săng lẻ nên người dân bản ai cũng noi theo. Ông Vi Trường Vĩnh, trú bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, huyện Tương Dương, chia sẻ: "Sau khi cụ Nghĩa mất, dân bản nơi đây ai cũng tiếc thương ông. Để noi gương ông, tôi đã vận động người dân cùng tham gia bảo vệ rừng, nhưng để có cánh rừng săng lẻ đẹp như hôm nay thì người có công lớn nhất là ông Vi Chính Nghĩa, nếu không có ông ấy mấy chục năm canh rừng thì chắc người ta chặt phá hết lâu rồi...".
Rừng săng lẻ nguyên sinh hùng vĩ ở miền Tây xứ Nghệ đang được chính quyền các cấp quan tâm bảo vệ.
Năm 2008, khi sức khỏe yếu, đôi chân của người gác rừng già đã mỏi, cụ Vi Chính Nghĩa đã bàn giao công việc bảo vệ rừng săng lẻ cho anh Vi Văn Tuấn, một người con của bản Quang Thịnh, một người dân bản cũng nặng lòng với cánh rừng xăng lẻ.
Đến năm 2015, cụ Nghĩa mất (87 tuổi), di sản cụ để lại là khu rừng săng lẻ vẫn được bà con dân bản chăm sóc, bảo vệ.
Người dân thành lập tổ giữ rừng
Từ năm 2014, rừng săng lẻ Tam Đình, huyện Tương Dương được chuyển đổi quy hoạch từ rừng sản xuất sang rừng đặc dụng, khu rừng được giao Hạt Kiểm lâm huyện quản lý. Tuy nhiên, trong thực tế việc bảo vệ khu rừng này vẫn chủ yếu do bà con dân bản Quang Thịnh đảm nhận.
Cụ thể từ năm 2015 tới nay, bản thành lập một tổ bảo vệ rừng gồm 11 người, hàng ngày cắt cử người thay phiên nhau đi tuần tra, bảo vệ khu rừng.
Ông Vi Trường Vĩnh (SN 1953), tổ trưởng tổ bảo vệ rừng săng lẻ ở bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, cho biết: "Tổ bảo vệ rừng có 11 người, tất cả đều là con em dân bản. Mỗi ngày chúng tôi cử 2 người thay phiên nhau vào rừng đi kiểm tra, do diện tích rộng nên phải đi cả buổi mới hết. Tôi tham gia bảo vệ khu rừng săng lẻ ở đây từ năm 2012, mình đi làm chủ yếu là vì muốn giữ rừng thôi chứ tiền công ít lắm".
Vẽ đẹp nguyên sinh của khu rừng săng lẻ ở xã Tam Đình, huyện Tương Dương (Nghệ An) khiến ai qua đây cũng thích thú.
Đối với bà con bản Quang Thịnh, khu rừng săng lẻ là tài sản chung mà mọi người hàng ngày đều phải có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ. Người dân ở đây đã đồng tâm tự lập ra hương ước cùng nhau bảo vệ rừng săng lẻ. Ông Vi Võ Tuấn - Trưởng bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, chia sẻ: "Từ nhiều năm nay, người dân bản chúng tôi thống nhất với nhau lập ra hương ước bảo vệ khu rừng, hương ước quy định cụ thể người dân bản được làm, không được làm khi vào rừng săng lẻ. Nếu ai vi phạm, nhẹ thì sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo trước toàn dân bản, nếu vi phạm nặng sẽ báo cấp trên xử lý ngay. Người dân ở đây ai cũng ủng hộ những quy định trong hương ước".
Khi mặt trời lặn xuống phía chân núi, khu rừng săng lẻ nguyên sinh trở nên hùng vĩ hơn bao giờ hết.
Ông Nguyễn Hữu Hiến - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết: "Khu rừng săng lẻ nguyên sinh tại xã Tam Đình là khu rừng đặc dụng đặc biệt quý hiếm, có thể nói đây là khu rừng săng lẻ duy nhất ở Việt Nam còn giữ được nguyên vẹn. Để giữ được khu rừng nguyên sinh ngay trên QL7 có công rất lớn của người dân bản Quang Thịnh, những người dân có truyền thống bảo vệ rừng".
Theo Danviet
Ngắm những "cây thần", tiền tỷ cũng không mua nổi ở SG Nhiều cây xanh ở Sài Gòn có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, trong đó có những cây độc nhất còn sót lại của rừng nguyên sinh xưa và được xem như "cây thần". Trải qua 300 năm lịch sử, TP.HCM vẫn còn lưu giữ những cây cổ thụ hàng trăm tuổi, bằng chứng sống cho một vùng rừng nguyên sinh xưa. Cây...