Tận thấy kho quạt cổ quý giá của ‘thần gió’ Hà thành
“Bảo tàng quạt cổ” là từ mà nhiều người dùng để gọi căn nhà 27 m2 nằm ở số 2 phố Tạ Hiện (Hà Nội) của kỷ lục gia Trần Công Phúc – Người sở hữu bộ sưu tập quạt cổ lớn nhất Việt Nam.
Đã có thâm niên trên 40 năm trong nghề phục chế quạt cổ và sở hữu kho quạt cổ “đồ sộ” nhất Việt Nam, ông Trần Công Phúc được nhiều người gọi bằng những cái tên rất “kêu” như “thần gió” hay “vua quạt cổ đất Hà Thành”.
Bằng xác lập kỷ lục của Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam có ghi: “Ông Trần Công Phúc – Người có bộ sưu tập quạt cổ nhiều nhất.”
“Bảo tàng quạt cổ” của ông nằm ở số 2 phố Tạ Hiện với diện tích 27 m2 khiêm tốn trên “con phố Tây” sầm uất.
Ông Phúc vốn là một sinh viên khoa Văn, nhưng bỏ dở sự nghiệp học hành vì chiến tranh. Ông vẫn thường nói đùa rằng do “cơm áo không đùa với khách thơ” nên phải lao vào kiếm tiền nuôi con. Nhưng cũng chính vì thế mà ông nên duyên với quạt cổ suốt 40, 50 năm qua.
Trước đây, ông làm công nhân hàn áp lực Xí nghiệp Đầu máy xe lửa Hà Nội suốt 15 năm, chuyên sửa chữa băng đa, phụ tùng đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước. Thời ấy, ông thường nhận sửa chữa quạt con cóc, tai voi, điện cơ, quấn mô tơ điện.
Sau đó, khi Khách sạn Metropole Hà Nội, Nhà hát Lớn, Thư viện Quốc gia, Bách hóa Tổng hợp… tháo bỏ quạt cũ để lắp điều hòa thì ông góp nhặt về, thay thế, chỉnh sửa phụ tùng rồi treo lên, ai ưng ý thì ông bán.
Hiện tại, bộ sưu tập quạt cổ của ông Phúc có khoảng hơn 500 chiếc, nhiều nhất là quạt Marelli (Ý), thứ đến là quạt Emi, Phillips (Hà Lan), Éon, Calor (Pháp), quạt tai voi (Nga)… Nhiều chiếc trong số đó có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm và có giá hàng chục triệu đồng.
Quạt Marelli (Ý) chiếm đa số trong gia tài bạc vạn của “vua quạt”.
Chiếc quạt tai voi hiệu Carlo (Pháp) nằm khiêm tốn trong một góc nhà.
Chiếc quạt trần gần trăm tuổi của Ý này được ông Phúc lặn lội đến tận Cần Thơ mang về. Đây là một trong những chiếc quạt có giá nhất thuộc bộ sưu tập của ông, được một gia đình khá giả sống ở phố Hàng Gai trả 130 triệu đồng nhưng ông Phúc nhất quyết không bán. “Tôi muốn giữ lại vì nó là một thứ dù có tiền cũng không thể mua được” – Ông Phúc chia sẻ.
Ít ai ngờ rằng chiếc quạt trần được ông treo trong nhà này có giá tới 60 triệu đồng.
Video đang HOT
“Cái này trông cũ cũ thế thôi chứ nếu làm lại thì có thể bán với giá 40, 50 triệu” – Ông Phúc cho biết.
Chiếc quạt cây hiệu Marelli của Ý này có tuổi thọ lên đến gần 100 năm, trị giá khoảng 20 triệu đồng.
Sau khi được tân trang, chiếc quạt trăm tuổi này nhìn vẫn như mới.
Những chiếc quạt cũ khi ông Phúc mới mang về sẽ được sửa phần cơ…
… sau đó đánh gỉ.
… rồi dùng xi Cana lau cho mới, bóng.
Căn nhà ông đang sống cùng vợ rất nhỏ nên mọi chỗ trống đều được tận dụng để xếp các bộ phận của quạt.
Ông Phúc nói: “Đáng ra nếu nhà rộng thì tôi sẽ trưng bày những chiếc quạt này theo từng thời kì sản xuất. Nhưng khổ nỗi nhà chật quá nên phải để linh tinh, chỉ dùng trí nhớ để nhớ vị trí của chúng.”
Ông Phúc gọi vui gia tài của mình là “đồng nát”. Bởi vì khi ông mua về chúng vẫn còn rất cũ và hỏng hóc. Chính bàn tay tài hoa của “thần gió” đã thổi hồn và làm “sống” lại những chiếc quạt tưởng chừng bỏ đi này.
Đã có thâm niên trên 40 năm trong nghề phục chế quạt cổ và sở hữu kho quạt cổ “đồ sộ” nhất Việt Nam, ông Trần Công Phúc được nhiều người gọi bằng những cái tên rất “kêu” như “thần gió” hay “vua quạt cổ đất Hà Thành”.
Bằng xác lập kỷ lục của Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam có ghi: “Ông Trần Công Phúc – Người có bộ sưu tập quạt cổ nhiều nhất.”
“Bảo tàng quạt cổ” của ông nằm ở số 2 phố Tạ Hiện với diện tích 27m vuông khiêm tốn trên “con phố Tây” sầm uất.
Ông Phúc vốn là một sinh viên khoa Văn, nhưng bỏ dở sự nghiệp học hành vì chiến tranh. Ông vẫn thường nói đùa rằng do “cơm áo không đùa với khách thơ” nên phải lao vào kiếm tiền nuôi con. Nhưng cũng chính vì thế mà ông nên duyên với quạt cổ suốt 40, 50 năm qua.
Bằng xác lập kỷ lục của Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam có ghi: “Ông Trần Công Phúc – Người có bộ sưu tập quạt cổ nhiều nhất.”
“Bảo tàng quạt cổ” của ông nằm ở số 2 phố Tạ Hiện với diện tích 27m vuông khiêm tốn trên “con phố Tây” sầm uất.
Bằng xác lập kỷ lục của Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam có ghi: “Ông Trần Công Phúc – Người có bộ sưu tập quạt cổ nhiều nhất.”
Trước đây, ông làm công nhân hàn áp lực Xí nghiệp đầu máy xe lửa Hà Nội suốt 15 năm, chuyên sửa chữa băng đa, phụ tùng đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước. Thời ấy, ông thường nhận sửa chữa quạt con cóc, tai voi, điện cơ, quấn mô tơ điện.
Sau đó, khi Khách sạn Metropole Hà Nội, Nhà hát lớn, Thư viện quốc gia, Bách hóa tổng hợp… tháo bỏ quạt cũ để lắp điều hòa thì ông góp nhặt về, thay thế, chỉnh sửa phụ tùng rồi treo lên, ai ưng ý thì mua.
Hiện tại, bộ sưu tập quạt cổ tại ngôi nhà số 2 phố Tạ Hiện của ông Phúc có tổng cộng khoảng hơn 500 chiếc, nhiều nhất là quạt Marelli (Ý), thứ đến là quạt Emi, Phillips (Hà Lan), Éon, Calor (Pháp), quạt tai voi (Nga)… Nhiều chiếc trong số đó có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm và có giá hàng chục triệu đồng.
Quạt Marelli (Ý) chiếm đa số trong gia tài bạc vạn của “vua quạt”.
Chiếc quạt tai voi hiệu Carlo (Pháp) nằm khiêm tốn trong một góc nhà.
Chiếc quạt trần gần trăm tuổi của Ý này được ông Phúc lặn lội đến tận Cần Thơ mang về. Đây là một trong những chiếc quạt có giá nhất thuộc bộ sưu tập của ông, được một gia đình khá giả sống ở phố Hàng Gai trả 130 triệu đồng nhưng ông Phúc nhất quyết không bán. “Tôi muốn giữ lại vì nó là một thứ dù có tiền cũng không thể mua được”, ông Phúc chia sẻ.
Ít ai ngờ rằng chiếc quạt trần được ông treo trong nhà này có giá tới 60 triệu đồng.
“Cái này trông cũ cũ thế thôi chứ nếu làm lại thì có thể bán với giá 40, 50 triệu”, ông Phúc cho biết.
Chiếc quạt cây hiệu Marelli của Ý này có tuổi thọ lên đến gần 100 năm, trị giá khoảng 20 triệu đồng.
Sau khi được tân trang, chiếc quạt trăm tuổi này nhìn vẫn như mới.
Những chiếc quạt cũ khi ông Phúc mới mang về sẽ được sửa phần cơ…
… rồi dùng xi Cana lau cho mới, bóng.
Căn nhà ông đang sống cùng vợ rất nhỏ nên mọi chỗ trống đều được tận dụng để xếp các bộ phận của quạt. Ông Phúc nói: “Đáng ra nếu nhà rộng thì tôi sẽ trưng bày những chiếc quạt này theo từng thời kì sản xuất. Nhưng khổ nỗi nhà chật quá nên phải để linh tinh, chỉ dùng trí nhớ để nhớ vị trí của chúng.”
Ông Phúc gọi vui gia tài của mình là “đồng nát”. Bởi vì khi ông mua về chúng vẫn còn rất cũ và hỏng hóc. Chính bàn tay tài hoa của “thần gió” đã thổi hồn và làm “sống” lại những chiếc quạt tưởng chừng bỏ đi này.
Theotienphong.vn
Hàng loạt cửa hàng ở phố cổ bán đồ hiệu giả cho "tây balo"
Nhiều cửa hàng kinh doanh chuyên bán hàng cho khách tây bị phát hiện bán đồ giả thương hiệu "The North face".
Lực lượng quản lý thị trường bắt giữ các sản phẩm giả mạo thương hiệu "The North face"
Ngày 27/11, thực hiện chuyên đề về kiểm tra hàng giả, hàng nhái trên các tuyến phố trọng điểm của Hà Nội, Đội QLTT số 14 tiến hành kiểm tra một số cơ sở kinh doanh trên các phố: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bông, Hàng Đào, Mã Mây, Lý Quốc Sư, Tạ Hiện, Lương Văn Can.
Qua đó, Đội QLTT số 14 đã phát hiện và thu giữ 1.071 sản phẩm bao gồm: Ba lô, túi, cặp, quần áo giả mạo nhãn hiệu "The North face". Đây là nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ cho các sản phẩm dùng trong thời trang, du lịch...Các cửa hàng trên phần lớn bán cho khách du lịch nước ngoài đặc biệt là "tây balo".
Ông Hoàng Đại Nghĩa - Đội Trưởng đội quản lý thị trường số 14 cho biết: Việc kiểm tra tại các tuyến phố tập trung cao khách du lịch, nhằm ngăn chặn hàng giả bày bán công khai, bảo vệ hình ảnh đẹp của Thủ Đô Hà Nội trước cái nhìn của du khách nước ngoài. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục cho lực lượng kiểm tra các cơ sở kinh doanh trong khu vực phố cổ để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái trong dịp cuối năm sắp tới.
Lê Tú
Theo Dantri
Đâm container, tàu hỏa văng đầu máy, nghiêng toa Vào khoảng 2h20 rạng sáng nay 19/9, tại khu vực xã Tân Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, thuộc km 90- 367 lý trình đường sắt đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng giữa tàu hỏa và xe container. Đầu máy xe lửa văng khỏi đường ray, 1 toa tàu bị nghiêng. Hiện trường vụ tai nạn. Chiếc xe container mang...