Tận thấy đường dây buôn sữa cỏ “đại náo” vùng nông thôn
PV Dân Việt đã phát hiện đường dây tuồn thực phẩm dinh dưỡng nhưng ghi nhãn mác là sữa về các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa để bán cho người dân. Bao nhiêu trẻ em đã phải sử dụng loại “sữa cỏ” này?
Quảng cáo “sữa” cho trẻ dưới 36 tháng tuổi
Từ phản ánh của bạn đọc, chúng tôi đã vào website nct3.net của Công ty NCT3 (Đại diện Công ty NCT3 đã xác nhận web này là của mình) để tìm hiểu. Hàng loạt các sản phẩm sữa trên website của công ty này, trong đó có cả sữa cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi được quảng cáo rầm rộ.
Phần chữ to trên nhãn sản phẩm in chữ “Milk” được hiểu là sữa, nhưng phần chữ nhỏ lại ghi là “thực phẩm dinh dưỡng” hoặc “thực phẩm bổ sung”. Loại sản phẩm này được giới buôn sữa, thực phẩm trẻ em gọi là “sữa cỏ” – nghĩa là dù cách gọi là “sữa” nhưng thực chất không phải phải là sản phẩm sữa dành cho trẻ em.
Một địa điểm bán hàng có treo biển là shop của Công ty NCT3 (Ảnh: TX)
Trong vai một người đi mua sữa, chúng tôi tìm tới 2 địa chỉ được giới thiệu là Trung tâm phân phối của Công ty NCT3. Qua tìm hiểu, hầu hết các sản phẩm “sữa cỏ” ở đây bán về các tỉnh vùng sâu, vùng xa và khu vực nông thôn.
Tại “Tổng đại lý” Shop T.H ở đường Nguyễn Xiển (Thanh Xuân – Hà Nội), chúng tôi đặt vấn đề mua vài sản phẩm, bà H chủ cửa hàng nói: “Dạo này đông khách quá, các chú cứ ngồi ở đây chờ chị tí nhé”.
Quan sát của chúng tôi cho thấy, tại Shop của bà H có 2 người liên tục đóng hàng vào các kiện sau đó ghi rõ tên và nơi nhận tận Hà Giang, Cao Bằng để giao cho khách. Như đã nhắc đến ở trên, các sản phẩm đa phần trên mác đều ghi “thực phẩm dinh dưỡng” nhưng quảng cáo trên website của công ty này lại là sữa. Tuyệt nhiên không thấy có khách mua lẻ hay người dân tìm đến mua sữa hay các sản ph ẩm thực phẩm ở địa điểm này.
Một sản phẩm của Công ty NTC3 được quảng cáo trên website của công ty này là sữa dành cho trẻ 0-12 tháng tuổi (Ảnh: chụp màn hình)
Tại một địa chỉ khác ở số ngõ 58 phố Việt Hưng quận Long Biên (TP. Hà Nội) chúng tôi cũng thấy hoạt động tấp nập, chủ yếu vẫn là chuyển hàng đến và đóng gói để đưa hàng đi, không hề thấy có bán lẻ.
Video đang HOT
Khi thấy chúng tôi hỏi mua lẻ 2 sản phẩm, nhân viên nhìn chúng tôi như người “trên trời xuống” và gọi điện hỏi khắp nơi xem có bán không. Khi được đồng ý, nhân viên của cửa hàng mới bán cho chúng tôi 1 hộp Suremilk 400gr cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi, còn 1 sản phẩm nữa nhân viên cho biết phải chiều mới có hàng vì đang “cháy” hàng.
Sản phẩm “sữa cỏ” này có giá niêm yết 299.000 đồng nhưng chúng tôi chỉ phải trả số tiền 198.000 đồng.
Tại sao những hộp “thực phẩm dinh dưỡng” lại được dán mác “Milk”, quảng cáo rầm rộ là sữa? Chất lượng của loại “sữa cỏ” này ra sao? Đây có phải cách “đánh lận con đen” để lừa người tiêu dùng giữa một loại thực phẩm nào đó thành sữa trẻ em? PV Dân Việt đã mang sản phẩm mua được đến cơ quan chức năng để tìm hiểu cụ thể.
3 sản phẩm không được cấp phép
Chiều ngày 5.12, PV đã mang 8 sản phẩm được mua trực tiếp qua đại lý bán hàng online và cả trực tiếp ở kho của NCT3 lên Cục ATTP (Bộ Y tế) nhờ xác minh. Đây là 8 sản phẩm mà các đại lý bán hàng online của Công ty NCT3 cho biết là đang bán tốt nhất.
Ông Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục ATTP đã yêu cầu 3 phòng chuyên môn của Cục cùng vào cuộc để tra cứu các sản phẩm này.
Cán bộ của Cục ATTP đã tra cứu nhưng không tìm thấy 3 sản phẩm của CNT3 theo công bố trên nhãn hàng (Ảnh: TX)
Trong số 8 sản phẩm thì có 4 sản phẩm được Công ty NTC3 ghi nhãn Cục ATTP cấp xác nhận, còn lại CNT3 ghi nhãn do Chi Cục ATTP của tỉnh cấp.
Do đó, các phòng chuyên môn của Cục ATTP chỉ tiến hành tra cứu 4 sản phẩm mà Công ty NCT3 ghi trên nhãn là do Cục ATTP cấp. Nhưng qua tra cứu, chỉ có 1 sản phẩm Gcalcium Nano Plus, số đăng ký 5232/2018/ĐKSP của Cục ATPT cấp xác nhận công bố. 3 sản phẩm còn lại, đại diện Cục ATTP cho biết, tra cứu trên hệ thống của Cục ATTP không hề có, tức là cả 3 sản phẩm này chưa được cục ATTP cấp xác nhận công bố.
Cụ thể, sản phẩm “Sâm nhung bổ thận” sản xuất theo bản quyền và công nghệ của Công ty NCT3 ghi số XNCB 3537/2017/ATTP-XNCB; sản phẩm “Tinh chất mầm đậu nành yến mạnh Dumi Soy”, sản xuất theo bản quyền và công nghệ của Công ty NCT3 ghi số đăng ký XNCB 000322/2017/ATTP-CNĐK; sản phẩm thực phẩm bổ sung Sucamilk 400g, dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Công nghệ thực phẩm Vinanusoy số 226/2018/ATTP-XNCB đều được Cục ATTP khẳng định chưa được cấp xác nhận công bố.
Trao đổi nhanh với Báo Dân Việt, Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong cho biết: “Nếu trên website đều ghi các sản phẩm “thực phẩm dinh dưỡng” là sữa thì như vậy là quảng cáo sai. Đặc biệt, sữa cho trẻ dưới 24 tháng tuổi không được phép quảng cáo, chỉ có thực phẩm dinh dưỡng được quảng cáo”, ông Phong nói.
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin vụ việc tới bạn đọc!
Theo Khoảng 4 Điều 7 của Luật Quảng cáo 2012 các sản phẩm hàng hóa không được quảng cáo gồm: Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo… Theo quy định này, hàng loạt sản phẩm ghi là sữa quảng cáo trên website của Công ty CNT3 có dấu hiệu vi phạm. Ngoài ra, website này cũng không thấy có đăng logo đã thông báo hoạt động thương mại với Bộ Công Thương.
Theo Danviet
'Bỏ quên' ý thức, tai nạn rình rập đường vành đai 3 trên cao ở Hà Nội
Nhiều năm nay, người tham gia giao thông và người dân sống gần khu vực đường Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân, Hà Nội) không khỏi "nóng mắt" về tình trạng người đi bộ, xe máy hồn nhiên đi lên đường vành đai 3 trên cao, xe khách "vô tư" dừng đón, trả khách tại đây, bất chấp nguy cơ gây tai nạn giao thông và coi thường quy định của pháp luật.
Nhiều người vẫn chờ bắt xe khách ở đường trên cao.
Càng cấm, càng làm
Đường vành đai 3 là đường cao tốc trên cao dành riêng cho ôtô. Tại hai đầu của tuyến đường này, cũng như các đầu đường dẫn lên cầu, các cơ quan chức năng đã lắp đặt hệ thống biển báo phân làn, biển cấm môtô, xe máy và người đi bộ.
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân khu vực Khuất Duy Tiến, tình trạng vi phạm đã diễn ra từ lâu, gây mất an toàn giao thông cũng như mỹ quan đô thị nhưng chưa được xử lý dứt điểm. Cũng có thời điểm tình trạng này được giảm bớt khi mà cơ quan chức năng tiến hành xử lý. Nhưng khi cơ quan chức năng rời đi thì mọi chuyện đâu lại vào đấy.
Tại thời điểm phóng viên ghi nhận hình ảnh phía trên đường trên cao tại nút giao của đường dẫn từ đường Nguyễn Xiển đi lên có đến khoảng trên 40 người thoải mái tựa lưng vào thành cầu đứng đợi xe.
Thậm chí còn có những bậc cha mẹ thản nhiên đẩy xe nôi cùng đứa con băng qua làn xe đang lao vun vút để đi xuống dưới khiến không ít người chứng kiến phải lo lắng. Tất cả những hình ảnh trên tạo nên một cảnh tượng đầy nhốn nháo, làm xấu đi hình ảnh của một Thủ đô hiện đại và văn minh.
Đứng quan sát tại đây trong vòng chưa đầy 20 phút, phóng viên đã ghi nhận hàng loạt xe khách dừng đón, trả khách. Chủ yếu là các nhà xe chạy tuyến Hà Nội - Lạng Sơn, Thái Bình, Nam Định... Cùng với tình trạng nhốn nháo của xe khách, xe ôm, người đi bộ trên cầu là việc các xe máy bất kể dung tích lớn bé, xe 2 bánh hay xe 3 bánh "vô tư" đi lên cầu.
Theo phản ánh của rất nhiều lái xe, gần đây tình trạng các xe mô tô phân khối lớn thay vì đi đường phía dưới cũng ngang nhiên đi lên đường trên cao. Những chiếc xe này nẹt pô, chạy tốc độ cao khiến các bác tài giật mình và phải "lép vế nhường đường".
Vào những khung giờ cao điểm, mật độ giao thông của đường Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng lên cao thì hình ảnh những chiếc xe máy, xe ba gác len lỏi, luồn lách ở đường trên cao lại xuất hiện gây ức chế tâm lý cho những người điều khiển phương tiện khác.
Cái giá đắt cho sự vô ý thức
Với vận tốc tối đa cho phép lên tới 90km/h nên chỉ cần một va chạm, sự cố rất nhỏ cũng sẽ xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng ở đường vành đai 3 trên cao. Điển hình, vào ngày 7/10/2017, một nam thanh niên điều khiển chiếc xe máy mang BKS 36B5-832.12 chạy lên tuyến đường vành đai 3 trên cao, theo hướng đi từ Trần Duy Hưng tới cầu vượt Mai Dịch, khi đến gần tòa nhà Keangnam thì đâm vào một chiếc xe bán tải, BKS 29C-80xx bị hỏng đỗ bên làn dừng khẩn cấp.
Sau cú va chạm mạnh, nam thanh niên bị văng, đập vào thành lan can đường và tử vong tại chỗ. Một vụ việc tương tự xảy ra vào khoảng 12 giờ trưa 9/11/2018, 2 nam thanh niên điều khiển xe máy di chuyển trên đường vành đai 3, hướng Nguyễn Trãi - Mai Dịch, đến đoạn đối diện tòa nhà Viglacera thì va chạm với xe tải lưu thông cùng chiều. Cú va chạm mạnh khiến 2 người ngồi trên xe máy văng xuống đường, bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu ngay sau đó.
Mặc dù đã có chế tài xử phạt rất rõ ràng được quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, thế nhưng dường như người tham gia giao thông vẫn "phớt lờ" và cố tình vi phạm, bất chấp việc gây nguy hiểm đến các phương tiện khác đang lưu thông.
Để chấm dứt tình trạng vi phạm, ngăn ngừa hiểm họa chết người rình rập ở đường vành đai 3 trên cao, thiết nghĩ lực lượng cảnh sát giao thông cần tiếp tục mạnh tay hơn nữa trong việc xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
Bên cạnh đó, cần lập danh sách các trường hợp người điều khiển xe mô tô hành nghề xe ôm đã bị lực lượng cảnh sát giao thông lập biên bản và xử lý vi phạm cung cấp cho công an các quận để có biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm chấm dứt tình trạng trên. Tổ chức lực lượng chốt chặn tại những điểm lên xuống để ngăn những người đi bộ lên trên cầu.
Các đơn vị chức năng như Thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông... thường xuyên tuần tra, xử lí nghiêm các nhà xe vận chuyển hành khách có hành vi dừng đón trả khách trên tuyến đường.
Sinh Nguyễn - Tuấn Anh
Theo PLO
Ôtô 4 chỗ tông trụ điện gãy 3 đoạn rồi lộn nhiều vòng Sau khi tông gãy trụ điện, chiếc Lexus 4 chỗ bị bẹp dúm lộn nhiều vòng trên quốc lộ 1 nhưng những người bên trong may mắn thoát chết. Sáng 28/11, Công an TP Cà Mau (Cà Mau) truy tìm tài xế lái chiếc Lexus 4 chỗ tông gãy trụ điện ven quốc lộ 1, đoạn qua ấp 1, xã Tắc Vân. Bước...