Tận thấy cảnh nhậu đêm tràn lan ở giữa Thủ đô
Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia do Bộ Y tế vừa đưa ra, trong đó có quy định cấm bán rượu, bia sau 22h. Trong khi dự thảo đang gây nhiều tranh luận trong xã hội, các con phố ở thủ đô vẫn nhộn nhịp vì những quán nhậu đêm.
Khu vực phố cổ Hà Nội cứ tối tối đông nghẹt người tập trung tại các quán bia, rượu. Ảnh: L.A.D.
Tình trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam không phải đến nay mới được đề cập mà đã trở thành vẫn nạn nhức nhối trong đời sống xã hội nhiều năm qua.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WTO) năm 2014, ở Việt Nam, 60% số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ sử dụng rượu, bia, 68% dẫn đến bạo lực gia đình và 38% gây rối trật tự an toàn xã hội. Các bệnh lý nguy hiểm do sử dụng rượu, bia cũng gia tăng chóng mặt.
Theo số liệu của WTO năm 2010, dù thu nhập bình quân của người Việt Nam chỉ đứng thứ 8 trong số 10 nước khu vực ASEAN nhưng lượng tiêu thụ rượu, bia lại cao, đứng hàng thứ 3 châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản.
Tối tối, các quán bán rượu, bia ở Hà Nội luôn nhộn nhịp đến tận khuya, hàng quán tràn xuống cả vỉa hè, lòng đường cản trở giao thông.
Hầu hết vỉa hè các phố Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến… đều được “trưng dụng” làm nơi bán bia, rượu. Ảnh: L.A.D.
Trong khi giá trung bình ở Hà Nội là 10.000 đồng/cốc bia Hà Nội, tại khu vực phố cổ nhiều quán chỉ bán với giá bằng nửa. Ảnh: L.A.D.
Video đang HOT
Khách hàng đa phần ở lứa tuổi thanh niên. Ảnh: L.A.D.
Cũng như những quán bia ở Hà Nội, quán bia trên đường ven Hồ Tây này cũng “trưng dụng” vỉa hè làm nơi kinh doanh. Ảnh: L.A.D.
Phải đến chừng 23h30, khách mới thưa dần. Ảnh: L.A.D.
Theo VietNamNet
Bọ xít hút máu người có thể gây tử vong
Theo PGS.TS. Trương Xuân Lam (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật), ở Hà Nội đã từng có gia đình phát hiện gần 8.000 con bọ xít hút máu người trong nhà. Điều đáng nói là cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị loại côn trùng này.
Một ổ bọ xít hút máu người có thể lên tới hàng nghìn con
Nếu như trước đây, phải đến tháng 7, tháng 8 bọ xít hút máu người mới xuất hiện, thì năm nay, ngay từ đầu tháng 5, rất nhiều địa phương đã ghi nhận sự xuất hiện của chúng. Theo PGS.TS. Trương Xuân Lam (Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) cho biết, ở Hà Nội đã từng có gia đình phát hiện gần 8.000 con bọ xít hút máu người trong nhà.
Một ổ bọ xít hút máu người có thể lên tới hàng nghìn con.
Bọ xít hút máu có chiều dài từ khoảng 1-3,5 cm tùy thuộc vào còn non hay trưởng thành; phần bụng rộng và dẹp, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn. Ở rìa thân có sọc màu vàng, thân có màu nâu đặc trưng, khác với các loại bọ xít khác có đủ màu xanh, đen, nâu... Loại bọ xít này thường đẻ trứng trên thành của giường, tủ hoặc dướic các đống gỗ ngoài nhà; trứng có kích thước khoảng 1-1,5 mm và màu trắng ngà.
Trứng bọ xít hút máu người.
"Nếu đã hút máu người, chỉ 1-2 ngày sau, cá thể cái sẽ đẻ trứng. Mỗi đợt đẻ khoảng 150-200 quả. Trứng bọ xít hút máu nhỏ, rất khó phát hiện và khoảng 16-18 ngày sau sẽ nở thành cá thể bọ xít non" - ông Lam nói.
Chưa có thuốc đặc trị
"Bọ xít hút máu người thường tấn công lúc nửa đêm (1-3h sáng) và chỉ hút máu đang chảy trong huyết quản của người. Khi đốt, chúng tiết ra một loại chất gây tê, nên chúng ta thường không cảm nhận được gì. Thời gian hút máu kéo dài 14-15 phút.
Điều đáng nói là hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị loại côn trùng này" - ông Lam nhấn mạnh.
Cận cảnh bọ xít hút máu người.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, bọ xít hút máu người là trung gian truyền bệnh Chagas và bệnh ngủ do kí sinh trùng T. brucei gây ra. Đây là hai căn bệnh nguy hiểm, có khả năng tử vong cao.
Bệnh nhân mắc bệnh Chagas có thời gian ủ bệnh lâu. Các triệu chứng có thể gặp phải như: loạn nhịp tim, viêm cơ tim và nghẽn tắc mạch máu. Một số bệnh nhân có nghẽn tắc mạch não, viêm não, màng não lan tỏa có hoại tử và xuất huyết. Bệnh nhân đau ngực, khó nuốt và nôn, thực quản thường bị giãn to, đau. Bệnh nhân thường khó thở khi hít vào, nhất là trong khi ngủ. Nhiều trường hợp bị viêm phổi, gầy yếu suy nhược, sút cân, có thể tử vong.
Bệnh nhân mắc bệnh ngủ thường gầy yếu, suy kiệt, phù, hay mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn tâm thần, hay ngủ gật ban ngày. Thời gian ngủ tăng dần khiến bệnh nhân thiếu sức sống, nói ngắc ngứ... Cuối cùng, bệnh nhân hôn mê và tử vong.
"Tuy nhiên, bọ xít hút máu người chỉ gây bệnh khi hút máu ở người có mang mầm bệnh. Ở Việt Nam hiện tại không có mầm bệnh. Giả sử nếu có thì cũng cực kỳ ít, vì thế, bọ xít bị nhiễm bệnh rất nhỏ. Nguy cơ lây bệnh sang người cũng không đáng kể" - PGS.TS Trương Xuân Lam cho biết.
Chủ động phòng bệnh
"Tuy nói ở Việt Nam chưa có mầm bệnh, nhưng hiện nay, sự giao lưu toàn cầu là rất phổ biến nên việc mầm bệnh lây lan đến nước ta không thể nói là không có. Vì vậy, việc phòng tránh không để bị bọ xít đốt hút máu là rất quan trọng" - PGS.TS Trương Xuân Lam nói.
PGS.TS Trương Xuân Lam đang nghiên cứu về bọ xít hút máu người.
Ông Lam cũng cho biết, có thể ngăn cản sự sinh sôi, phát triển của bọ xít hút máu người bằng cách vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, thường xuyên vệ sinh các nơi ẩm thấp như khe giường, gầm tủ, gầm giường, dưới đệm... Ở vùng đã phát hiện có bọ xít đốt hút máu thì nên ngủ màn và giắt màn cẩn thận để bọ xít không thể chui vào đốt người.
Nếu thấy chúng xuất hiện trong nhà, tốt nhất là dùng vải ẩm chụp lên, giữ chặt cho côn trùng chết hẳn rồi bỏ vào thùng rác. Đồng thời, nên tìm kỹ quanh nhà xem chúng đã đẻ chưa, nếu thấy trứng, chúng ta nên thu nên lại cho vào túi và đốt.
Để diệt loại bọ xít hút máu người, chúng ta cũng có thể sử dụng các hóa chất dùng trong y tế như: Fendona 10SC, ICON 10 WP (các loại hóa chất diệt côn trùng thuộc nhóm pyrethroid), phun trong nhà và xung quanh nhà.
Nếu bị bọ xít hút máu người đốt, người dân nên rửa ngay vết đốt bằng xà phòng, không gãi tại chỗ vết đốt để tránh gây xước, viêm nhiễm và đến ngay cơ sở y tế chuyên về da liễu để được khám, điều trị chống dị ứng và chống viêm nhiễm tại chỗ. Không nên gãi hay đánh chết bọ xít ngay trên tay mình, vì sẽ làm vết đốt trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo Phụ nữ Today
Xem nội dung chuyên gia tư vấn về dịch sởi Xem nội dung giao lưu trực tuyến "Làm gì để phòng, chống dịch sởi hiệu quả" với sự tham gia của các chuyên gia thuộc Bộ Y tế và các Bệnh viện đầu ngành về truyền nhiễm, hô hấp. Vũ Thị Dung , Nữ - 31 Tuổi Con tôi đã tiêm phòng mũi Sởi Quai bị rubbela loại MMR lúc 12 tháng tuổi....